Đam mê chào mào

Hướng dẫn cách nuôi chim chào mào cho người mới bắt đầu

Chim chào mào là loài chim được nhiều người yêu thích bởi giọng hót hay, vẻ ngoài thu hút. Để chăm sóc loài chim này khỏe mạnh, siêng hót, hót hay, không bị mất lửa, người nuôi chim cần học hỏi một số kinh nghiệm cần thiết. Hãy tham khảo cách nuôi chim chào mào dành cho người mới trong bài viết sau nhé.
Hướng dẫn cách nuôi chim chào mào cho người mới bắt đầu

Cách nuôi chim chào mào căng lửa

Cách thuần hóa chim chào mào

Nếu bạn bắt được chim chào mào hoặc mua chim bổi bên ngoài về nuôi thì việc đầu tiên mà bạn cần làm đó làm cho chim làm quen với môi trường mới. Thông thường, chim bổi phải mất khoảng 3 tháng để thuần hóa cho chúng làm quen với môi trường nuôi nhốt trong lồng.

Ở giai đoạn này, bạn cần phải trùm áo lồng thường xuyên, chỉ nên để một khe hở, hạn chế ánh sáng và hạn chế chim di chuyển trong lồng. Sau đó, bạn sẽ hé dần dần ra. Sau khoảng 3 tháng, bạn cho chim tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng. Khi ăn thì cho chim ăn lượng ít để nó ăn hết, không để thừa cám.

Trùm áo lồng thường xuyên ở giai đoạn thuần hóa chim chào mào
Trùm áo lồng thường xuyên ở giai đoạn thuần hóa chim chào mào

Để chim tập làm quen với cám, ban đầu bạn hãy cho vào cóng một ít chuối rồi rắc một ít cám viên lên đó. Khi đã quen dần thì sẽ chuyển sang ăn cám. Tuy nhiên, nếu chúng đang ăn cám mà bỏ ăn thì có thể do cám không phù hợp. Lúc này bạn nên bổ sung thêm chuối, hoa quả và thay đổi công thức làm cám viên.

Cách chăm chim chào mào căng lửa khi đang thay lông

Mùa thay lông

Chim chào mào thường bắt đầu thay lông vào khoảng tháng 8 - 11. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, cách nuôi chim chào mào, chế độ dinh dưỡng mà có con thay sớm, con thay muộn. Quá trình thay lông hoàn tất sau khoảng 2,5 - 3 tháng.

Chim chào mào thường bắt đầu thay lông vào khoảng tháng 8 - 11
Chim chào mào thường bắt đầu thay lông vào khoảng tháng 8 - 11

Cách chăm sóc chào mào căng lửa khi đang thay lông

Trong giai đoạn thay lông, bạn hãy cho chim tắm nắng định kỳ 2 - 3 ngày/lần để kích thích lông mới mọc nhanh. Chim chào mào sẽ trở nên nhạy cảm hơn nếu đã có trên 1 - 2 mùa thay lông. Lúc này, bạn nên giữ môi trường sống ổn định, tránh những biến đổi bất ngờ khiến chim ngừng thay lông.

Cách chăm chào mào căng lửa

Sau giai đoạn thay lông, bạn hãy bắt đầu chế độ tập dượt cho chim để chim căng lửa. Bạn có thể đem chim đi theo trong các cuộc thi nhưng cần trùm kín áo lồng lại, không cho chim nhìn thấy các con khác mà chỉ cho nghe tiếng hót. Làm như vậy khi về nhà chúng sẽ rất căng lửa, tự tập hót tại nhà.

Cho chim chào mào đến các cuộc thi nhưng cần trùm kín áo lồng lại
Cho chim chào mào đến các cuộc thi nhưng cần trùm kín áo lồng lại

Bạn cũng nên mở áo lồng khoảng 2 lần/tuần trong thời gian này, mỗi lần từ 10 - 15 phút từ khoảng cách xa để nó tự tập dượt. Cứ như vậy chim sẽ rất căng lửa chỉ sau 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, bạn không nên cho chim ra thi ngày vì nó chưa sành sỏi mà chỉ xung xổi.

Chim gọi là chim sành, căng lửa, siêng hót sau 2 - 3 mùa thay lông và tập dượt. Đây cũng là nhàn nhã khi nuôi chim chào mào, chỉ cần tận hưởng giọng hót của nó mà thôi.

Cách tắm cho chim chào mào

Chim chào mào có thể bị mất lửa nếu không được tắm táp đúng cách. Do đó, bạn cần lưu ý đến những điều sau:

  • Với chim chào mào bổi mới bắt về thì nên tắm 2 ngày/lần vào lúc 12h - 12h30. Trước khi tắm thì nên cho chim tắm nắng khoảng 5 - 10 phút. Sau khi tắm với nước thì cho chim phơi khoảng 30 phút.
  • Nên đặt lồng tắm cạnh lồng nuôi, chim sẽ tự mò sang bên. Bạn nên để chim sang lồng tắm rồi mới đổ nước.
  • Nếu chim không tự tắm thì bạn có thể dùng bình xịt để làm ướt lồng chim.
Cách tắm chim chào mào
Cách tắm chim chào mào

Nhiều người thắc mắc rằng nếu như chim chào mào không chịu sang lồng tắm thì sao? Lúc này bạn vẫn đặt 2 lồng cạnh nhau, đồng thời bỏ cóng nước ra khỏi lồng nuôi, chim sẽ tự mò sang lồng tắm khi khát.

Tắm nắng cho chim chào mào như thế nào?

Mỗi ngày, bạn nên cho chim chào mào tắm nắng khoảng 20 phút vào lúc 7h - 9h. Đây là thời điểm ánh sáng mặt trời dịu nhẹ, không nắng quá gắt, giúp cơ thể phát triển chắc khỏe. Bạn cũng có thể kết hợp tắm nắng vào lúc 17h-17h30 để lông gọn, đẹp và loại bỏ được các ký sinh trùng.

Tắm nắng sẽ giúp chim chào mào phát triển chắc khỏe hơn
Tắm nắng sẽ giúp chim chào mào phát triển chắc khỏe hơn

Tập lực cho chim chào mào

Tập lực sẽ giúp chim chào mào dẻo dai, chân khỏe mạnh, thân hình đẹp và bộ lông cũng gọn đẹp. Tập lực cho chim chào mào là cho chim vận động, bay lên bay xuống, bay qua bay lại.

Để tập lực cho chim chào mào, bạn có thể sử dụng lồng tập đứng hoặc lồng tập ngang. Thông thường, lồng đứng sẽ giúp chim tập lực hiệu quả hơn.

Tập lực cho chim chào mào
Tập lực cho chim chào mào

Bạn có thể tập lực cho chim hàng ngày hoặc khoảng 3 lần/tuần vào khoảng 10 - 13 giờ sau khi chim tắm. Lúc đầu tập ít nhưng về sau có thể tăng dần lên, mỗi lần từ 2 - 3 tiếng. Tuy nhiên, khi chim chơi cội về thì không nên cho tập.

Thức ăn nuôi chim chào mào

Để chim căng lửa, siêng hót và có bộ lông đẹp, khỏe mạnh, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Chim chào mào có thể ăn được các loại côn trùng nhỏ và trái cây, quả mọng,...

Thức ăn cho chim thời kỳ thay lông

Trong giai đoạn thay lông, bạn cần cung cấp cho chim chào mào một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp chim thay lông nhanh và bộ lông trở nên mềm mại, dày dặn hơn.

Trong giai đoạn này, bạn có thể cho chim ăn các loại trái cây như chuối, táo, đu đủ, cà chua,... để tạo sắc tố lông cho chim. Ngoài ra, các loại trái cây này còn giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chim nhanh chóng phục hồi trong quá trình thay lông.

Các loại trái cây bổ sung dưỡng chất cho chim chào mào thời kỳ thay lông
Các loại trái cây bổ sung dưỡng chất cho chim chào mào thời kỳ thay lông

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho chim ăn xen kẽ các loại côn trùng như cào cào non, sâu quy, trứng kiến,... Đây là các loại thức ăn giàu đạm và canxi, giúp chim phục hồi lớp lông mới nhanh hơn.

Thức ăn cho chim chuẩn bị vào lửa

Ở giai đoạn này, việc ăn nhiều mồi tươi sẽ giúp kích lửa cho chim. Bởi mồi tươi giúp bổ sung lượng đạm cần thiết cho chim chào mào căng lửa nhanh hơn.

Một số loại mồi tươi mà chim chào mào yêu thích có thể kể đến như: sâu non, sâu gạo, cào cào non, châu chấu, giun đất,... Trong đó, cào cào non bổ sung nhiều dưỡng chất, phù hợp với giai đoạn kích lửa, nên cho chào mào ăn nhiều hơn.

Cào cào non là thức ăn yêu thích của chim chào mào
Cào cào non là thức ăn yêu thích của chim chào mào

Ngoài ra, bạn có thể cho chim chào mào ăn thêm ớt và khoai ráy. 2 loại thức ăn này giúp kích lửa tốt, chim chào mào căng lửa và siêng hót, hót hay hơn. Tuy nhiên, món ăn này có thể gây nóng nên bạn không nên cho chim ăn quá nhiều.

Thức ăn giai đoạn chim căng lửa

Ở giai đoạn chim đang căng lửa, bạn có thể bổ sung đa dạng các loại thức ăn từ mồi tươi, trái cây, cám chim,...

  • Mồi tươi: cào cào non, sâu gạo, sâu quy,... là những món ăn mà bạn có thể cho chim ăn 2 - 3 ngày/tuần.
  • Trái cây: Nên cho chim chào mào ăn chuối và táo, thỉnh thoảng cho ăn thêm ớt để giúp chim căng lửa và sung mãn hơn.
  • Cám chim: Bạn nên cho chim ăn các loại cám chuyên dụng để kích và dưỡng lửa tại các cửa hàng chim cảnh uy tín.
Cám chim giúp kích và dưỡng lửa
Cám chim giúp kích và dưỡng lửa

Chế độ ăn cho chim thi đấu

Chim chào mào ở giai đoạn thi đấu thì bạn vẫn cần bổ sung nhiều trái cây cho chim. Hãy cho chim ăn chuối, xoài, táo, cà rốt hấp,... là những món yêu thích của chào mào.

Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi thức ăn cho chim đỡ ngán. Bên cạnh trái cây, bạn có thể cho chim ăn mồi tươi như cào cào, sâu gạo, trứng kiến,... Đây là những loại thức ăn cung cấp đạm và canxi, giúp chim khỏe hơn, phục vụ tốt cho quá trình thi đấu.

Cách lựa chọn lồng chim chào mào

Cách nuôi chim chào mào quan trọng là lựa chọn được một lồng chim phù hợp. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự an toàn, thoải mái và phát triển tốt nhất cho chim chào mào. Cách lựa chọn lồng chim sẽ tùy theo sở thích và cách chơi chim cảnh của từng cá nhân. Có người thích lồng vuông, nhưng cũng có người thích lồng tròn, lồng nhiều nan.

Bên cạnh đó, mỗi loại lồng sẽ phù hợp với đặc tính của từng chú chim. Bạn có thể lựa chọn lồng dựa trên các tiêu chí sau:

Dựa trên hình dáng của lồng chim

  • Lồng hình chữ nhật: Đây là loại lồng có hình chữ nhật với các cạnh và góc vuộng. Loại lồng này có thiết kế đơn giản và rất dễ sử dụng.
  • Lồng hình vuông: Cũng tương tự như hình chữ nhật nhưng các cạnh có chiều dài bằng nhau. Lồng hình vuông thường gọn nhẹ và vận chuyển dễ dàng.
  • Lồng hình trụ: Là loại lồng có dạng hình trụ, các cách cong và không có các góc vuông. Loại lồng này có thiết kế độc đáo, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
  • Lồng hình cầu: Là loại lồng có dạng hình cầu hoặc hình bán cầu. Loại lồng này thường được làm bằng thép không gỉ hoặc nhựa, tạo nên hình dáng hiện đại, sang trọng.
Các loại lồng chim chào mào
Các loại lồng chim chào mào

Dựa trên chất liệu của lồng chim

  • Lồng gỗ: Được làm từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ thông, gỗ hương,... Lông gỗ thường khá đẹp, tạo cảm giác ấm cúng cho chim chào mào.
  • Lồng nhựa: Được làm từ nhựa ABS hoặc nhựa PP. Lồng nhựa thường nhẹ, dễ vệ sinh và có khả năng chống ẩm tốt.
  • Lồng kim loại: Được làm từ thép không gỉ, sắt hoặc nhôm. Loại lồng này thường rất bền, dễ vệ sinh.
  • Lồng tre: Được làm từ sợi tre tự nhiên hoặc tre nhân tạo. Loại lồng này có thiết kế gọn nhẹ, thông thoáng, mang nét đẹp tự nhiên.
  • Lồng thủy tinh: Đây là loại lồng có các bộ phận bằng thủy tinh như cửa sổ, hoặc bình nước. Loại lồng này có thể quan sát chim rõ ràng từ bên ngoài, tạo cảm giác sang trọng.
Lựa chọn lồng phù hợp sẽ giúp chim thoải mái
Lựa chọn lồng phù hợp sẽ giúp chim thoải mái

Dù lựa chọn loại lồng nào thì bạn cũng cần lưu ý lựa chọn kích thước vừa đủ (không quá nhỏ cũng không quá lớn) để tạo không gian cho chim di chuyển. Hơn nữa, chiều cao tối thiểu của lồng phải đạt 53cm thì mới giúp chim nhảy nhót thoải mái, bung cánh trong lồng. Đặc biệt, các nan lồng cần giữ khoảng cách vừa phải vì chim chào mào khá nhỏ.

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp những người mới biết được cách nuôi chim chào mào đúng đắn. Muốn thành công thì người nuôi phải thật kiên trì, điềm tĩnh thì chim mới căng lửa, giữ lửa và mang đến tiếng hót vui tươi cho cả gia đình.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678