Kỹ thuật nhân giống chim chào mào
Thực trạng “chảy máu” dòng chim chào mào quý hiếm
Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là về các loài chim. Trong đó, chim chào mào luôn được yêu thích bởi vẻ ngoài bắt mắt và tiếng hót đặc trưng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng săn bắt và buôn bán các dòng chim chào mào quý hiếm ngày càng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
TS.BS Võ Văn Nhân - Giám đốc chuyên môn Nha khoa Nhân Tâm - Người có niềm đam mê bất tận với dòng chim chào mào chia sẻ: “Cách đây vài năm, phong trào nuôi chim sinh sản, chim đột biến chưa phát triển, những nghệ nhân chơi chim tại Việt Nam chưa rõ về kiến thức nhân giống, chưa hiểu rõ được tính quý hiếm của những dòng chim này. Vì thế, tình trạng “chảy máu” chim quý ra nước bạn rất nhiều”.
Tình trạng này khiến các dòng chim chào mào quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Bác sĩ Nhân chia sẻ thêm: “Với một người rất yêu chim cảnh, đặc biệt là chim chào mào, tôi vô cùng xót xa khi chứng kiến cảnh ấy. Tôi đã tìm cách mua lại các dòng chim quý từ giới chơi chim trong và ngoài nước nhằm mục đích bảo tồn, giúp chúng sinh sản và duy trì nòi giống chứ không phải chỉ để thỏa mãn đam mê hay kinh doanh.
Hiện trang trại chim của TS.BS Võ Văn Nhân có gần 100 chú chim chào mào thuộc dạng quý hiếm như: chào mào bông, chào mào bạch tạng, chào mào hắc (còn được gọi là hắc bao công hay hắc công tử)...
Kỹ thuật nhân giống chim chào mào
Bác sĩ Nhân cho biết: “Việc bảo tồn, nhân giống, lai tạo các dòng chim chào mào, đặc biệt là dòng chim đột biến là điều không hề dễ dàng. Có những cá thể sinh sản rất dễ nhưng cũng có những cá thể sinh sản rất khó. Vì thế, việc bắt cặp trong giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn, có khi cả mùa không sinh sản gì cả. Sau đó mình mới nghiên cứu tìm hiểu, tìm ra được công thức, bí quyết để chim sinh sản nhanh và nhiều”.
Theo Bác sĩ Nhân, ông đã dành 4 năm nuôi và nhân giống tạo ra những giống chim chào mào đột biến độc lạ bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại và tìm hiểu kỹ càng về phương pháp di truyền của chào mào đột biến.
Để giúp chào mào khỏi tình trạng ngày càng khan hiếm, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật nuôi, nhân giống chim chào mào dưới đây.
Cách ly chim chào mào bố mẹ để chăm sóc đặc biệt trước khi cho chào mào sinh sản
Chế độ dinh dưỡng
- Chim trống: Vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường, bao gồm trái cây, mồi tươi, cám tổng hợp. Bạn có thể bổ sung thêm nhiều loại côn trùng như dế, sâu gạo, trứng kiến,... sẽ giúp chim khỏe mạnh hơn.
- Chim mái: Chế độ ăn uống của chim mái cũng sẽ gần giống như chim trống, tuy nhiên, bạn nên bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp. Nếu không có thuốc thì phải bổ sung thật nhiều hoa quả và mồi tươi để chim có đủ dưỡng chất nhằm tạo hệ trứng non tốt. Côn trùng cho chim sinh sản cần được tăng cường hơn, bởi vì chúng vừa nuôi trứng và vừa nuôi lông.
Chế độ nghỉ ngơi
Giấc ngủ của chim chào mào bố mẹ cực kỳ quan trọng. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cũng như sức khỏe. Do đó, bạn nên cho chào mào ngủ khi nắng tắt, treo lồng ở nơi yên tĩnh, tránh mèo, chuột gây hại.
Xem thêm: Cách chọn chim chào mào hót đấu hay khỏe
Cho chim chào mào sinh sản nhân tạo
Lồng nuôi chim chào mào sinh sản
Bạn nên chọn những loại lồng được làm bằng thép không gỉ, có thể lựa chọn kích thước nhỏ hoặc kích thước lớn, nhưng tối thiểu phải có chiều dài từ 180cm, chiều rộng 120cm và chiều cao 150cm.
Ngoài ra, lồng chim phải có rãnh để vệ sinh phân chim, bố trí giá thể cho chim làm tổ (thường làm bằng gáo dừa, bình gốm, rọ tre,...). Bạn cũng cần trang bị khay nước và thức ăn trong lồng chim, một máng tắm nhỏ, nhiều cành cây để cho chim non tập chuyền, có mái để che mưa gió.
Mặt tiền lồng tốt nhất nên quay về phía đón nắng sớm. Vào những ngày nắng to, bạn có thể dùng lưới lan để che bớt lại, 2 bên lồng che bằng tôn hoặc gỗ. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho chim, giúp chim giảm stress khi bắt cặp và đẻ trứng.
Cho chim chào mào bắt cặp
Khi chim chào mào trống và mái có các biểu hiện sau thì bạn có thể tiến hành cho chim bắt cặp: chim trống sung mãn, hót nhiều hơn mọi ngày; còn chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình.
Để bắt cặp cho chim, đầu tiên, bạn hãy cho chim trống vào lồng trước, sau đó cho lồng nuôi chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái, và con mái ve cánh, cúi đầu, múa đuôi, miệng kêu liên tục, bạn hãy thả chim mái ra.
Trong trường hợp chim mái không chịu chim trống (hoặc ngược lại), tốt nhất bạn nên đổi bạn tình cho chúng. Tuyệt đối không được thả chung vì chúng có thể cắn nhau tới chết.
Chim chào mào bố mẹ làm tổ
Khi chim mái đã chịu chim trống, chúng sẽ chủ động đi tìm vật liệu để làm tổ. Lúc này, bạn hãy cung cấp các vật liệu như rơm, cành cây khô, giấy báo cắt nhỏ,... Để tránh làm chim hoảng sợ, bạn nên lựa lúc chạng vạng để thả vật liệu vào lồng.
Thông thường, cả chim trống và chim mái sẽ cùng nhau làm tổ. Trung bình, chúng mất khoảng 3 - 4 ngày để làm nên một chiếc tổ. Mỗi lứa, chim sẽ đẻ khoảng 2 - 4 quả trứng, trứng chim chào mào thường có màu đỏ hoặc tím sẫm và có khá nhiều hoa văn.
Bạn cần biết rằng, tổ chim có được tạo nên hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào lượng thức ăn. Chim chào mào sẽ tiến hành làm tổ khi chúng đã có đủ lương thực. Do đó, bạn hãy cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim.
Chim chào mào ấp trứng và nở con
Thời gian ấp trứng khoảng 12 - 14 ngày sẽ nở. Trong thời gian này, bạn cần đảm bảo có đủ lượng thức ăn tươi để tránh tình trạng không đủ nguồn thực phẩm khiến chim trống phá tổ hoặc giết chết chim con của nó.
Để theo dõi chim nở khá đơn giản, khi bạn nghe tiếng “chíp” thì chắc chắn rằng chú chim non đã ra đời. Bên cạnh đó, chim trống thường sẽ rất bồn chồn, lo lắng, bay tới bay lui và phát ra những âm thanh rất lạ.
Khi mới chào đời, chim non chỉ ăn côn trùng và sâu bọ, những loại thức ăn giàu protein sẽ giúp chúng phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo cho chim chào mào ăn uống đầy đủ, đa dạng thực phẩm để chúng khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Giai đoạn chim chào mào con chuyền cành
Khi chim non đã có đầy đủ lông cơ bản, bạn nên để cho chim bố mẹ dạy chim non học cách bay. Đây sẽ là điều tốt nhất, bạn không nên bắt chim con trong giai đoạn này vì dễ khiến chim bị yếu xương. Ở giai đoạn này, chim con đã có thể ăn thêm các loại hoa quả chín và cám tổng hợp.
Sau vài năm nổi tiếng trong giới chơi chim Sài Gòn, nhiều người tìm đến bác sĩ Nhân để hỏi mua nhưng bác sĩ Nhân kiên quyết từ chối, không bán mà chỉ nuôi để bảo tồn. Bác sĩ Nhân chia sẻ “Khi mà mình làm việc mệt mỏi và trở về nhà, chỉ cần với tay là những chú chim đã há miệng ra và chào mình, cất tiếng hót, làm cho tinh thần mình đỡ căng thẳng, cảm thấy cân bằng hơn trong công việc và cuộc sống. Đây cũng là một cách giải trí lành mạnh và thú vị”.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn