Cách chăm sóc chào mào thay lông nhanh và đẹp
Cách nhận biết chim chào mào thay lông
Khi chim chào mào thay lông sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Chim đang bình thường bỗng dưng siêng ché, hót đè những con chim khác, thì có thể đây là lửa cuối của một chu kỳ thay lông. Tùy vào từng chú chim mà bạn có thể khai thác nó trong khoảng 7 - 10 ngày lửa cuối, chim sẽ rất dễ đạt giải.
- Bộ lông cũ bị khô, xơ. Khi tắm hoặc dính nước mưa thì bộ lông này ướt rất nhanh và lâu khô, hay rớt rải rác một vài cọng lông đuôi, lông cánh hoặc lông ức, tùy theo thể trạng và tính chất của từng con chim.
- Chim chào mào rỉa lông, rỉa cánh nhiều hơn bởi lông mới được kích thích mọc lên và lông cũ sắp rụng, khiến chim bị ngứa ngáy, khó chịu.
Cách chăm sóc chào mào thay lông
Cách chăm sóc chim chào mào trong giai đoạn thay lông là rất quan trọng. Để chim chào mào sở hữu bộ lông mới đẹp và khỏe mạnh, bạn cần lưu ý đến những điều sau.
Chế độ dinh dưỡng
Giai đoạn thay lông chính là giai đoạn chim chào mào xuống sức nhiều nhất. Bởi lông chim được hình thành chủ yếu từ đạm và canxi, các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể sẽ tập trung vào quá trình tạo lông.
Để chú chim có độ được bộ lông đẹp ưng ý, điều quan trọng đầu tiên đó là bạn nên bồi bổ nhiều thức ăn như cào cào, dế, trứng kiến và hoa quả. Tuyệt đối không được cho chim ăn sâu tươi hoặc khô trong giai đoạn này. Bởi các thực phẩm này sẽ khiến cho bộ lông ra sẽ xấu.
Hoa quả sẽ bổ sung một lượng vitamin cho cơ thể, giúp chim khỏe mạnh và bộ lông mới sẽ mướt và đẹp hơn. Bạn nên bổ sung các loại hoa quả có màu đỏ để chim giữ được màu đỏ ở vùng má và lông hậu môn của chào mào.
Bạn có thể kết hợp dùng loại cám mát, ít chất kích gây nóng trong giai đoạn chim chào mào thay lông. Cám mát nhưng phải đủ đạm để bộ lông ra đen bóng và mạnh nan lông. Nên mua khoáng vitamin trộn chung với cám để đủ chất giúp chim tạo bộ lông mới đẹp hơn.
Xem thêm: Cách tắm và phơi nắng cho chim chào mào hiệu quả
Môi trường sống
trong quá trình chim chào mào thay lông, bạn nên giữ ổn định môi trường sống cũng như điều kiện sống của chim, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến chim ngừng thay lông. Có một số trường hợp chim chào mào đang thay lông nhưng gặp những biến đổi bất ngờ khiến quá trình thay lông ngừng lại, phải đến 1 - 2 tháng sau mới tiếp tục quá trình này.
Do đó, bạn cần lưu ý giữ ổn định môi trường sống của chim chào mào. Lồng chim phải được vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Đồng thời đảm bảo lồng chim phải có đủ không gian để chim vận động và vỗ cánh.
Cách tắm cho chim
Việc tắm là rất quan trọng giúp chào mào thay lông nhanh hơn, bộ lông mới sẽ bóng mượt và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, việc tắm cho chim chào mào trong giai đoạn này cần được thực hiện một cách cẩn thận để tránh gây hại cho chim.
Bạn nên tắm cho chim chào mào vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh tắm khi trời quá nóng hoặc quá lạnh. Tắm với tần suất 2 - 3 lần/tuần là phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tình trạng của chim.
Sau khi chim tắm xong, bạn nên để lồng chim ½ nắng, ½ bóng râm để chim sạch sẽ khô lông sẽ tự chui vào bóng râm tiếp tục trùm lồng.
Bên cạnh đó, bạn nên cho chim tắm nắng mỗi ngày khoảng 15 - 20 phút để giúp lông mới mọc lên bóng mượt và khỏe mạnh hơn.
Những câu hỏi xoay quanh về chim chào mào thay lông
Tại sao chim chào mào thay lông chậm?
Với những chú chim chào mào đã có trên 1 - 2 mùa lồng thì rất nhạy cảm. Lúc này, chim vẫn sẽ thay lông theo mùa, nhưng nếu như có những thay đổi đột ngột về khí hậu, môi trường sống, thành phần bột cám,... sẽ khiến chim đổ lông bất chợt.
Cũng có những trường hợp chim thay lông theo mùa xong nhưng gặp phải những thay đổi, những chiếc lông mới đẹp, mướt sẽ tự động trút xuống. Lúc này, nếu không có quá trình ổn định, bổ sung dinh dưỡng tốt, thể trạng chim xuống thấp thì lần ra lông sau sẽ chậm, chất lượng lông thô xấu, không kết dính. Bên cạnh đó, chim cũng xuống lửa nhiều và thời gian phục hồi sẽ rất chậm.
Tại sao chào mào thay lông sót không hết?
Chào mào thay lông sót không hết có nhiều nguyên nhân như: chim vụ trước nuôi kích nhiều nên đến mùa thay lông gặp khó khăn, bệnh tật, cám không đủ chất, hoa quả và mồi ít,...
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đưa chim đi khám bác sĩ thú ý để tìm ra nguyên nhân và loại trừ các bệnh lý. Bên cạnh đó, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cải thiện môi trường sống, đảm bảo lồng chim luôn sạch sẽ, thoáng mát,...
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách chăm sóc chào mào thay lông để giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn, lông mới bóng mượt và khỏe mạnh hơn.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn