Hướng dẫn cách trị chào mào bị hoảng hiệu quả
Lý do khiến chim chào mào bị hoảng
Trước khi tìm hiểu cách trị chào mào bị hoảng, bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân thì mới có được phương pháp điều trị phù hợp. Chào mào bị hoảng có thể do các nguyên nhân như:
Thay đổi môi trường sống đột ngột
Khi bị bắt từ tự nhiên về nuôi, chào mào phải đối mặt với sự thay đổi lớn về môi trường sống. Từ không gian rộng rãi, tự do ngoài thiên nhiên chuyển sang lồng chật hẹp, chim sẽ cảm thấy lạ lẫm, không quen với sự gần gũi của con người và các yếu tố xung quanh như tiếng động, ánh sáng hay mùi lạ.
Tiếp xúc với con người hoặc động vật lạ
Chào mào là một loài chim rất nhạy cảm và dễ cảm thấy sợ hãi khi bị tiếp xúc với những điều lạ lẫm. Sự xuất hiện của con người hoặc sự hiện diện của các loài vật khác như chó, mèo có thể khiến chim bị hoảng loạn.
Thiếu cảm giác an toàn trong lồng
Lồng chim không phù hợp, quá rộng hoặc quá chất, không được che chắn kĩ bằng áo lồng rất dễ khiến chim chào mào bị stress, từ đó dẫn đến tình trạng chào mào bị hoảng.
Tình trạng sức khỏe kém
Một số con chim chào mào bị bệnh hoặc đang hồi phục sau bị thương có thể trở nên nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh, từ đó dễ bị hoảng loạn khi gặp các yếu tố bất thường.
Bật mí những cách trị chào mào bị hoảng
Để giúp chim chào mào trở nên dạn dĩ hơn, bạn cần áp dụng các biện pháp thuần hóa hiệu quả. Dưới đây là một số cách trị chào mào bị hoảng mà bạn có thể tham khảo.
Dành thời gian gần gũi chim
Một trong những cách hiệu quả nhất để giúp chim chào mào làm quen với con người và môi trường mời đó chính là tạo ra lịch trình chăm sóc cụ thể và ổn định. Vào mỗi 8 giờ sáng, bạn nên mở lồng và cho chim ăn một lượng cám nhỏ, duy trì thời gian ăn trong khoảng 45 phút để chim no bụng.
Đến trưa, khoảng 11 giờ 30 phút, khi chim bắt đầu đói, bạn hãy cho chim ăn thêm một ít cám với thời gian tương tự. Vào khoảng 15 giờ 30 phút, lượng cám tăng dần lên và thời gian ăn kéo dài hơn, khoảng 2 giờ để chim được ăn no. Cuối cùng, vào lúc 17 giờ 30 phút, bạn hãy tạo điều kiện để chim nghỉ ngơi và quen với giờ giấc sinh hoạt ổn định.
Lịch trình chăm sóc đều đặn này sẽ giúp chào mào cảm thấy an toàn hơn và dần thích nghi với sự có mặt của con người. Từ đó sẽ không còn sợ người nữa.
Trị chào mào hoảng bằng lồng ép
Lồng ép là một công cụ hữu hiệu để giảm bớt tình trạng hoảng sợ ở chim chào mào. Loại lồng này thường có 15 nan với khoảng cách giữa các nan nhỏ, phần nóc và vanh lồng được thiết kế khít để chim không đâm đầu vào các nan và bị tổn thương, gặp các vấn đề như tróc đầu, lộn mèo, bu nóc hoặc ngoái cổ.
Khi lồng đã được chuẩn bị xong, bạn hãy đặt chim vào và treo lồng ở nơi có nhiều người qua lại. Đặc biệt, bạn hãy treo lồng chim ở mức độ ngang với đầu người. Lúc này chim sẽ quen dần với sự hiện diện của con người và trở nên dũng cảm hơn, không gặp các vấn đề về tật lỗi. Nếu kết hợp với phương pháp khác, quá trình thuần chim sẽ diễn ra nhanh chóng và vượt xa mong đợi.
Loại bỏ một vài sợi lông
Phương pháp này có thể gây đau nhẹ cho chim chào mào nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giúp chim hết hoảng. Phương pháp này khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Sau khi mang chim về, bạn có thể nhổ khoảng 4 sợi lông trên mỗi cánh chim để hạn chế khả năng bay nhảy của chúng. Bạn có thể yên tâm là lông chim sẽ mọc lại sau một thời gian ngắn và không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của chúng.
- Bước 2: Đặt chim vào lồng gỗ hoặc lồng tre nhỏ, không nên dùng lồng sắt. Sau đó sử dụng áo lồng để che kín lồng, rồi đặt lồng ở nơi yên tĩnh.
- Bước 3: Sau khoảng 3 giờ kể từ khi bắt chim, bạn hãy đưa một quả chuối vào lồng để chim ăn, vì lúc này chim đang đói.
- Bước 4: Sau khoảng 3 - 4 ngày, chim sẽ quen với lồng và bớt hoảng loạn. Lúc này, bạn có thể đưa một con chim mái vào chung lồng với chim đực. Đồng thời đưa cám vào lồng để chim đực hoặc cách ăn cám theo chim mái, giúp quá trình thuần hóa diễn ra nhanh hơn.
Xem thêm: Chào mào thay lông không hót phải làm sao?
Lưu ý khi trị chào mào bị hoảng
Khi áp dụng những cách trị chào mào bị hoảng trên, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
- Chọn lồng phù hợp với kích thước của chim. Thường với chiếc lồng để nhốt chim chào mào mới, bạn nên lựa chọn lồng có 15 nan với phần nóc khít. Trong lồng nên bố trí thêm 2 cầu để tạo không gian vui chơi cho chim.
- Chim mới được bắt về thường rất nhát. Do đó, bạn nên sử dụng áo lồng để che kín lồng và giúp chim ổn định tâm lý. Trong khoảng 1 ngày, bạn cứ giữ kín áo lồng để chim làm quen dần với môi trường trong lồng. Sau đó, bạn có thể từ từ mở áo lồng ra, có thể mở theo hình chữ A hoặc mở từ phía dưới lên rồi vén một góc lên phía đỉnh lồng. Quá trình mở áo lồng không nên quá vội vàng mà cần sự kiên nhẫn để chim dễ dàng thuần và tránh các tật lỗi.
- Ngoài cám, bạn hãy bổ sung thêm các loại thức ăn tự nhiên như chuối, đu đủ, cam, hoặc cào cào, châu chấu… Việc kết hợp giữa cám, trái cây và mồi tươi sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chim chào mào, vừa giúp chim có thể chuyển từ ăn mồi tươi sáng cám một cách dễ dàng.
TS.BS Võ Văn Nhân, không chỉ được biết đến là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa, mà còn là một người yêu thích và đam mê nuôi chim chào mào. Với kinh nghiệm chăm sóc loài chim này, bác sĩ Nhân luôn chú trọng đến việc giúp chim vượt qua trạng thái hoảng loạn khi được đưa từ tự nhiên về môi trường nuôi nhốt.
Ông chia sẻ rằng: “Để trị chào mào bị hoảng, người nuôi cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng, từ việc che áo lồng để tạo cảm giác an toàn, sử dụng lồng ép phù hợp đến việc gần gũi, tạo điều kiện để chim quen dần với con người. Sự quan tâm, tỉ mỉ không chỉ giúp chim trở nên dạn người mà còn mang lại niềm vui, sự thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng trong phòng khám”.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được cách trị chào mào bị hoảng hiệu quả. Quá trình chăm sóc chim chào mào đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của người nuôi. Bằng cách áp dụng những phương pháp trên, bạn sẽ giúp chú chim chào mào của mình dạn dĩ hơn và sớm trở thành một người bạn đồng hành đáng yêu.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn