Cấy ghép Implant dưới màng xương cần lưu ý điều gì?
Nghiên cứu thực hiện cấy ghép Implant dưới màng xương của Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân giúp nhiều bệnh nhân mất răng có tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng, không thể cấy ghép Implant theo giải pháp truyền thống có cơ hội phục hình răng mới, cải thiện chức năng ăn nhai, nâng cao thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Bạn biết gì về kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương?
Cấy ghép Implant dưới màng xương là một kỹ thuật Implant đặc biệt được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân mất răng có tình trạng xương hàm phức tạp, không thể phục hình răng bằng các kỹ thuật Implant truyền thống.
Phương pháp này được giới thiệu và phát triển lần đầu tiên vào những năm 1940. Tuy nhiên, vào thời điểm này, việc thiết kế và chế tác Implant tiềm ẩn nhiều thách thức, do đó, số lượng ca điều trị thành công rất ít, tỷ lệ thành công chỉ khoảng 30-40%.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc về tay nghề của Bác sĩ cũng như các thiết bị nha khoa kỹ thuật số hiện đại, cấy ghép Implant dưới màng xương dần được ứng dụng trở lại với tỷ lệ thành công lên đến 95 - 97%, mở ra cơ hội cho những bệnh nhân có tình trạng lâm sàng phức tạp mà các phương pháp cấy ghép thông thường không thể giải quyết được.
Cấy ghép Implant dưới màng xương sử dụng một khung kim loại được thiết kế riêng theo từng tình trạng của bệnh nhân, đặt cố định phía trên xương hàm và dưới mô nướu (vị trí dưới màng xương), phía trên khung kim loại sẽ được gắn các trụ Implant để nâng đỡ phục hình răng bên trên nhằm thực hiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Khung kim loại và trụ Implant được thiết kế mang tính cá nhân hóa, nghĩa là được chế tác dựa trên cấu trúc giải phẫu của từng bệnh nhân mất răng. Do đó, Implant dưới màng xương còn có tên là Implant cá nhân hóa.
Trụ Implant được sử dụng trong kỹ thuật Implant cá nhân hóa được thiết kế đặc biệt, với một mặt trơn láng tiếp xúc với mô nướu và mặt còn lại được xử lý bằng công nghệ tiên tiến để tăng cường tích hợp xương, có vis để bắt vào khung kim loại.
Sau khi thực hiện phẫu thuật đặt bộ cấy ghép Implant vào đúng vị trí mong muốn, quá trình tích hợp xương diễn ra giúp bộ cấy ghép ổn định vững chắc và tương thích sinh học tốt với xương hàm, nhờ đó, bộ cấy ghép có thể làm điểm tựa chắc chắn giúp phục hình bên trên Implant thực hiện chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và giao tiếp.
Việc thực hiện thành công kỹ thuật Implant dưới màng xương tại Việt Nam đã giúp cho những trường hợp tưởng chừng nhưng “bất khả thi” trong việc phục hồi răng bằng giải pháp Implant thông thường có cơ hội điều trị mất răng để lấy lại khả năng ăn nhai và nụ cười tự tin, giúp cuộc sống trọn vẹn và trở nên tốt đẹp hơn.
Những khó khăn khi thực hiện cấy ghép Implant dưới màng xương
Nói về kỹ thuật Implant dưới màng xương, Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân (Giám đốc trung tâm Nha khoa Nhân Tâm) - Người thực hiện thành công kỹ thuật Implant dưới màng xương tại Việt Nam chia sẻ: “Cấy ghép Implant dưới màng xương là một giải pháp tuyệt vời, là cứu cánh cho những trường hợp lâm sàng phức tạp, không thể thực hiện các phương pháp Implant truyền thống. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn tồn tại những thách thức lớn, đòi hỏi việc điều trị phải được thực hiện bởi Bác sĩ tay nghề cao, ứng dụng công nghệ hiện đại cùng nhiều yếu tố khác mới đạt được thành công”.
Những khó khăn thường gặp khi thực hiện cấy ghép Implant dưới màng xương, bao gồm:
- Cấy ghép Implant dưới màng xương thường được chỉ định cho những bệnh nhân tiêu xương rất nghiêm trọng. Do đó, tình trạng xương hàm vô cùng mỏng cùng cấu trúc giải phẫu phức tạp sẽ gây khó khăn để thu thập dữ liệu cũng như thiết kế Implant đạt độ chính xác.
- Implant dưới màng xương mang tính cá nhân hóa, cần dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân để thiết kế bộ cấy ghép riêng biệt. Do đó, quá trình chế tác tương đối phức tạp, đòi hỏi chính xác tuyệt đối để khung kim loại và Implant lắp vào đúng vị trí chuẩn.
- Với những bệnh nhân mất răng lâu năm, không răng bẩm sinh… dẫn đến tiêu xương nhiều thì mô nướu sẽ rất mỏng, đòi hỏi kỹ thuật phẫu thuật lật vạt phải thật sự khéo léo, chính xác để tránh tình trạng hở nướu dẫn đến điều trị thất bại.
- Cấu trúc giải phẫu phức tạp, xương hàm teo mỏng của bệnh nhân có thể dẫn đến những thay đổi về mặt giải phẫu, tăng nguy cơ tổn thương cấu trúc hàm mặt.
Cấy ghép Implant dưới màng xương cần lưu ý điều gì?
Là một kỹ thuật Implant đặc biệt phức tạp với độ khó cao, cấy ghép Implant dưới màng xương đòi hỏi nhiều yếu tố để giúp quá trình điều trị thuận lợi và thành công. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi thực hiện Implant dưới màng xương để giúp ca điều trị thành công:
1. Tay nghề Bác sĩ
Trong quá trình điều trị, Bác sĩ là người chịu trách nhiệm thăm khám, chẩn đoán, lên phác đồ điều trị, định hướng cho kỹ thuật viên thiết kế và chế tác Implant, thực hiện phẫu thuật cấy ghép Implant và lắp phục hình răng.
Do đó, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định ca điều trị thất bại hay thành công. Đối với kỹ thuật Implant dưới màng xương, cần được thực hiện bởi những chuyên gia cấy ghép Implant hàng đầu, để đảm bảo tất cả các bước điều trị diễn ra chính xác, nhằm mang đến kết quả mỹ mãn.
2. Sự phối hợp giữa Bác sĩ và kỹ thuật viên thiết kế Implant
Sau khi thu thập dữ liệu của bệnh nhân, Bác sĩ sẽ gửi qua nước ngoài để các kỹ thuật viên nước ngoài thiết kế và chế tác bộ cấy ghép Implant phù hợp. Do đó, quá trình chế tác khung kim loại và trụ Implant cần sự phối hợp làm việc chặt chẽ giữa Bác sĩ và kỹ thuật viên để đảm bảo bệnh nhân có bộ cấy ghép chính xác, phù hợp với cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân.
3. Ứng dụng trang thiết bị - công nghệ hiện đại
Được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1940, tuy nhiên, kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương đã không được ứng dụng trong hàng thập kỷ, nguyên nhân một phần lớn là do cơ sở vật chất và công nghệ yếu kém, không thể giúp việc thiết kế, chế tác và cấy Implant diễn ra chính xác, dẫn đến thất bại và tiềm ẩn những biến chứng không mong muốn.
Ngày nay, với sự phát triển “vũ bão” trong lĩnh vực khoa học – công nghệ , đặc biệt là công nghệ nha khoa, đã giúp nâng tỷ lệ thành công của kỹ thuật Implant dưới màng xương từ 30-40% vượt lên 95-97%.
Những công nghệ nổi bật được ứng dụng như hệ thống chụp phim CT Cone Beam 3D, công nghệ Oral Scanner 3D, hệ thống định vị cấy ghép Implant X-Guide Navigation… đã giúp quá trình thăm khám và điều trị diễn ra chính xác, nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và hạn chế tối đa sang chấn cũng như biến chứng cho bệnh nhân.
Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân phục hình răng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh với kỹ thuật Implant dưới màng xương
Ca điều trị thành công đầu tiên tại Việt Nam với kỹ thuật Implant dưới màng xương là trường hợp bệnh nhân bị mắc hội chứng loạn sản ngoại bì, không răng bẩm sinh N.K.T (21 tuổi, TP.HCM). Ca điều trị được tiến hành bởi Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân cùng ekip tại trung tâm Nha khoa Nhân Tâm thực hiện.
Bệnh nhân tìm đến với Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân vì những ca điều trị thành công cho trường hợp không răng bẩm sinh mà Bác sĩ đã thực hiện trước đó. Song, tình trạng của bệnh nhân quá phức tạp so với các ca điều trị trước đây, xương hàm của bệnh nhân đã bị teo mỏng chỉ còn chưa tới 2mm, thể tích xương mỏng, do đó không thể sử dụng kỹ thuật Implant thông thường hay Implant xương gò má.
Vì tình trạng quá mức phức tạp, Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân đã quyết định nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật Implant dưới màng xương cải tiến hay còn gọi là Implant cá nhân hóa và đã đạt được kết quả thành công như mong đợi. Phương pháp này đã chứng minh hiệu quả và lợi ích thiết thực trong điều trị phục hình răng cho các bệnh nhân có cấu trúc giải phẫu xương hàm đặc biệt phức tạp.
Với chuyên môn sâu rộng cùng kinh nghiệm hơn 25 năm của TS.BS Võ Văn Nhân trong lĩnh vực phục hình Implant, tiên phong ứng dụng các kỹ thuật Implant phức tạp để điều trị cho những trường hợp đặc biệt như bệnh nhân không răng bẩm sinh, bệnh nhân bị cắt đoạn xương hàm, bệnh nhân khe hở môi… cùng việc ứng dụng hệ thống công nghệ tân tiến hệ thống CT Cone Beam chụp X-quang 3 chiều, thiết bị lấy dấu răng kỹ thuật số 3Shape 3D, công nghệ quét mặt 3 chiều, các thiết bị kỹ thuật số, phần mềm định vị cấy ghép Implant,… và sử dụng vật liệu cao cấp, ca phẫu thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa của bệnh nhân N.K.T diễn ra rất thuận lợi và thành công. Bệnh nhân có cơ hội phục hình răng để có bữa ăn ngon và nụ cười rạng rỡ, tự tin hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trên đây là những lưu ý khi cấy ghép Implant dưới màng xương. Trong tương lai, kỹ thuật Implant dưới màng xương (Implant cá nhân hóa) chắc chắn sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của ngành Implant nha khoa tại Việt Nam. Để tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật này, Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết từ TS.BS Võ Văn Nhân nhé!
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn