Đam mê chào mào

Chia sẻ cách thuần chào mào bổi chuẩn nhất 2024

Làm thế nào để thuần chào mào bổi là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những người mới bắt đầu chơi chim chào mào. Để thuần chim chào mào thì không thể trong ngày 1 ngày 2 được mà đòi hỏi người chơi chim phải có sự kiên nhẫn và biết cách. Tham khảo ngay bài viết sau để có thêm những kinh nghiệm hữu ích nhé.
Chia sẻ cách thuần chào mào bổi chuẩn nhất 2024

Cách chọn chào mào bổi cho người mới bắt đầu

Để chọn chim chào mào bổi ưng ý thì cần phải dựa vào rất nhiều tiêu chí, chẳng hạn như mỏ chim, chân chim, mắt chim, lông chim, giọng hót,... Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn chọn được một chú chim khỏe mạnh, hót hay.

Đầu và mào chim: Bạn nên chọn những chú chim có đầu to, là những con chim khỏe, sức sống tốt và thi đấu hay. Gốc mào dày cũng là đặc điểm bạn nên lưu ý, không nên chọn những chú chim có gốc mào bị khuyết hay gãy.

Mỏ chim: Hãy chọn một chú chim có miệng rộng và to. Ngoài ra, những chú chim có mỏ ngắn, mỏng cũng nên chú ý. Vì đây chính là những chú chào mào rất siêng hót.

Yếm: Yếm chính là đặc điểm tạo nên sự quyến rũ của chim chào mào, tạo cho nó một dáng dấp oai phong. Yếm đẹp thường phải có màu đen đậm cùng màu với mào, dày và sâu xuống hai bên vai, càng khít càng quyến rũ.

Để chọn chim chào mào bổi ưng ý cần phải dựa vào nhiều yếu tố
Để chọn chim chào mào bổi ưng ý cần phải dựa vào nhiều yếu tố

Mí, má: Mí đẹp cần phải gọn, sắc và thật tươi sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều và cân đối với nhau. Ngoài ra, má chim cũng phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh thì càng tốt.

Hầu: Không chỉ quyết định đến vẻ ngoài của chim, hầu còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Chim có hầu to thì thường đẹp, nết bền, giọng tốt. Chim có hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.

Mình chim: Bạn nên chọn những chú chim có mình thon dài với bộ lông bóng mượt như tơ, ôm gọn vào thân hình.

Vai: Vai nở nang thì bộ cánh mới linh hoạt, nhìn chim mới có lực. Vai nở mà hơi xếch thì sẽ càng tuyệt vời, đặc điểm này sẽ giúp chim chào mào đẹp hơn và quý hơn.

Ngực: Chim chào mào đẹp, có lực thường có ngực nở, ưỡn ra, có lằn ngực giữa càng tốt. Ngực to thường phổi lớn, giọng chim sẽ khỏe, vang và bền.

Chim chào mào đẹp thường có ngực nở, ưỡn ra
Chim chào mào đẹp thường có ngực nở, ưỡn ra

Lưng: Thường lưng chim hơi gù, có dáng chữ C (lưng tôm) thì gọi là đẹp.

Cặp cánh: Cánh chim chào mào phải gọn, lông không tưa, ốp gọn như 2 vỏ trai hai bên hông chim.

Chân: Đùi, cẳng chim phải dài, đùi to chứ cẳng không được to quá. Ngón chân thì phải to, dài. Móng chân cũng phải to, ngắn gọn và cong đều.

Đuôi: Đuôi chim phải dài và xếp thật gọn, khi giang cánh thì đuôi chim phải đủ và đều, khi xòe nhìn mới đẹp mắt.

Xem thêm: Cách chăm sóc và nuôi chim chào mào căng lửa

Cách thuần chim chào mào bổi

Chim chào mào bổi sau khi bắt về, bạn hãy cho vào lồng phủ kín chữ A, chỉ chừa khe nhỏ để chim nhìn thấy thức ăn. Tiếp theo, bạn hãy đem treo chim chào mào ở nơi yên tĩnh, không ồn ào, không có người qua lại. Chú ý chuẩn bị đầy đủ thức ăn, hoa quả, nước ở trong lồng trong khoảng 3 ngày.

Sau khoảng một tuần, bạn có thể đem chim treo ở nơi có ít người qua lại. Lúc này, bạn vẫn trùm áo lồng mỏng chữ A và chuẩn bị thức ăn đầy đủ trong khoảng 3 ngày.

Thông thường, sau khoảng 2 tuần, chim bẫy đấu sẽ ra giọng. Bạn có thể dùng thêm một chú chim chào mào bổi nữa để kê xem chim có phản ứng gì không? Nếu không thì bạn hãy lấy chim bổi mồi ra để tránh chúng đánh nhau đến chết. Vẫn tiếp tục phủ áo lồng chữ A và treo ở nơi ít người.

Cách thuần chim chào mào bổi
Cách thuần chim chào mào bổi

3 ngày sau, bạn tiếp tục cho chim bổi ke để xem thái độ của chim. Nhưng bạn lưu ý chỉ để ở khoảng cách xa để xem thái độ của chim, không nên để gần vì chúng sẽ đấu đá lẫn nhau.

Bạn sẽ vẫn tiếp tục làm như trên nhưng hãy tăng thời gian cho chúng gặp nhau. Chúng sẽ tung hết “tuyệt chiêu” của chúng ra một cách từ từ. Lúc này là bạn đã thành công ở bước đầu rồi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tải tiếng chim chào mào về để cho chim chào mào bổi nghe. Hoặc nếu nhà có nhiều chim chào mào thì treo mỗi nơi một con. Chim chào mào bổi nghe tiếng hót của chim khác sẽ dần dần học hỏi và bắt chước lại những âm thanh đó. Quá trình nuôi chim chào mào bổi đòi hỏi sự kiên trì của người nuôi chim.

Cho chim chào mào đi dợt dãi

Sau khoảng 3 tuần, chim chào mào bổi đã trổ hết tài nghệ, bạn có thể cho chim đi dợt dãi. Lúc này chim vẫn còn chưa quen, nên khi đi dợt dãi cho chim, bạn vẫn trùm chữ A, để chim ở dưới chữ không nên treo lên cùng với những con chim khác để chim quen không khí.

Sau khi chim đã quen thì bạn có thể cho chim về nhà nghỉ ngơi và thưởng cho chim miếng chuối để chim thích thú. Khoảng 13h, bạn có thể tắm cho chim. Sau đó phơi chỗ thoáng mát khoảng 15 phút cho chim khô ráo và trùm áo lồng lại.

Thường xuyên cho chim chào mào đi dợt dãi
Thường xuyên cho chim chào mào đi dợt dãi

Trong giai đoạn này, bạn có thể cho chim đi dợt dãi cách khoảng 2 - 3 ngày. Theo thời gian, chim chào mào bổi sẽ tiến bộ và trở nên thuần hơn.

Những điều cần lưu ý khi thuần chim chào mào bổi

Chim chào mào khi mới bẫy về thường sẽ có tâm lý vô cùng hoảng loạn. Do đó, trong quá trình thuần chim chào mào bổi, bạn cần lưu ý đến những điều sau:

Lồng chim

Bạn nên chọn những loại lồng có cấu tạo 15 nan, nóc khít, lồng không quá rộng và cũng không quá hẹp so với kích thước của chim. Ngoài ra, bạn cũng có thể bố trí 2 cầu chim để chim hoạt động dễ dàng hơn.

Nên chọn lồng chim phù hợp với kích thước của chim
Nên chọn lồng chim phù hợp với kích thước của chim

Áo lồng

Trong thời gian đầu mới bẫy về, áo lồng rất trong quan trọng, giúp chim chào mào ổn định tâm lý nhanh hơn. Bạn có thể trùm áo lông theo hình chữ A, không nên mở áo lồng quá nhiều, cần phải kiên nhẫn thì chim chào mào mới dễ thuần, ít bệnh hay dị tật.

Thức ăn cho chim chào mào

Bạn nên kết hợp cả cám, mồi tươi và hoa quả cho chim chào mào. Vì mặc dù chim chào mào đã chịu ăn cám nhưng hệ tiêu hóa vẫn còn khá yếu, bạn cần phải bổ sung các thức ăn tự nhiên từ bên ngoài như: chuối, đu đủ, cà rốt hấp, cà chua, cào cào, châu chấu,...

Bạn nên kết hợp cả cám, mồi tươi và hoa quả cho chim chào mào
Bạn nên kết hợp cả cám, mồi tươi và hoa quả cho chim chào mào

TS.BS Võ Văn Nhân, chuyên gia cấy ghép Implant nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam, lại có một niềm đam mê bất tận với loài chim chào mào. Ông chia sẻ: "Chăm sóc chim chào mào cũng giống như chăm sóc một hàm răng khỏe mạnh. Cả hai đều cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và một chế độ chăm sóc hợp lý. Ví dụ, để chim có một bộ lông bóng mượt và giọng hót hay, bạn phải đảm bảo cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giống như việc chúng ta cần bổ sung đủ canxi và vitamin để răng chắc khỏe. Hay như việc vệ sinh môi trường sống cho chim, cũng tương tự như việc chúng ta đánh răng hàng ngày, cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa. Tôi thấy rất thú vị”.

Như vậy, cách thuần chim chào mào bổi không phải quá khó khăn, nhưng đòi hỏi sự kiên trì, vì nhiều người nóng vội khiến chim dễ hoảng loạn và sinh tật, mất lửa. Để có thêm những thông tin chi tiết và chính xác hơn, bạn có thể tìm đến những người có kinh nghiệm nuôi chim chào mào. Chúc bạn thành công!


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678