Báo chí sự kiện

Chim chào mào - “Người bạn” đồng hành từ thuở ấu thơ của vị bác sĩ nha khoa

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân được biết đến là chuyên gia cấy ghép Implant hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết ông còn là “anh hùng” của loài chim chào mào đột biến.
Chim chào mào - “Người bạn” đồng hành từ thuở ấu thơ của vị bác sĩ nha khoa

Với Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân, những chú chim chào mào đột biến không chỉ là thú vui tao nhã mà còn là những người bạn đồng hành thân thiết. Anh dành cho chúng tình yêu thương và sự chăm sóc chu đáo.

Với niềm đam mê và sự kiên trì, Bác sĩ Nhân đã thành công trong việc bảo tồn nhiều loài chim quý hiếm. Niềm tự hào và hạnh phúc lớn nhất của ông là được nhìn thấy những chú chim non khỏe mạnh, cất tiếng hót líu lo, tiếp tục nối dài nòi giống của mình.

Trên con đường rợp bóng cây xanh tại quận 10, TP. Hồ Chí Minh, không khó để nghe tiếng chim hót rả rít khắp con đường. Nơi đây là mái nhà chung của gần 100 chú chim chào mào, mỗi chú sở hữu bộ lông độc đáo và đầy ấn tượng. Có thể nói, đây là kết tinh từ niềm đam mê mãnh liệt của Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân dành cho loài chim chào mào đột biến.

Từ niềm đam mê thuở ấu thơ...

Không chỉ là thú cưng, những chú chim còn là những người bạn tri kỷ, gắn bó với Bác sĩ Nhân từ thuở ấu thơ.

Có những người đến với chim như một cơ duyên, nhưng với Bác sĩ Nhân, đó là một niềm đam mê cháy bỏng nhen nhóm từ thuở ấu thơ.

Khi mới 10 tuổi, Bác sĩ Nhân đã bắt đầu nuôi những chú chim chào mào đầu tiên. Lúc ấy, chúng chỉ là những chú chim bình thường với bộ lông đen tuyền, mồng cao và má đỏ. Tuy giản dị, nhưng chúng lại có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với tâm hồn trẻ thơ của ông.

Bác sĩ Nhân nhớ lại: "Ngày xưa, tôi đi học xa nhà, mỗi tuần mới được về nhà một lần. Mỗi khi về đến cổng, điều đầu tiên tôi làm là chạy đến chỗ lồng chim. Vừa nhìn thấy tôi, lũ chim liền bay đến chào đón, hót líu lo như thể đang muốn khoe những gì chúng đã "học" được trong suốt một tuần qua. Đó là một cảm giác vô cùng tuyệt vời mà tôi không thể nào quên."

Chính những khoảnh khắc bình dị ấy đã gieo vào lòng cậu bé Nhân một niềm đam mê mãnh liệt với chim chào mào, theo anh suốt cuộc đời. Với ông, chim chào mào không chỉ là thú vui tao nhã, mà còn là những người bạn đồng hành, gắn bó với anh qua bao thăng trầm của cuộc sống. Chúng mang đến cho anh niềm vui, sự bình yên và là nguồn cảm hứng bất tận sau những thách thức, khó khăn của công việc.

Xem thêm: Vị bác sĩ đam mê đàn chim chào mào đột biến

...đến "người bạn" của hàng trăm chú chim chào mào đột biến

Từ đam mê, Bác sĩ Nhân đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về loài chim này và phát hiện có những dòng chim đột biến. Điều này khơi dậy trong ông sự tò mò rồi đến yêu thích lúc nào không hay. Với sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ, sau nhiều năm nghiên cứu, Bác sĩ Nhân đã thành công trong việc lai tạo, từ đó tạo ra những chú chim chào mào đột biến với bộ lông mang màu sắc và họa tiết độc đáo. Trong đó, ông đã phối thành công những chú chim chào mào sở hữu bộ lông trắng muốt với đôi má hồng và đôi chân hồng làm điểm nhấn, tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, thu hút mọi ánh nhìn.

Để tạo ra những chú chim chào mào đột biến, Bác sĩ Nhân đã trải qua không ít khó khăn, thử thách. Ông phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu kỹ thuật lai tạo, tìm kiếm nguồn gen quý hiếm, đồng thời chăm sóc chim một cách tỉ mỉ, cẩn thận.

Có những lúc phải thức trắng đêm để theo dõi chim sinh sản, lo lắng khi chim non yếu ớt, bệnh tật. Nhìn những chú chim chào mào đột biến khỏe mạnh, cất tiếng hót líu lo, Bác sĩ Nhân lại cảm thấy hạnh phúc và tự hào vì những nỗ lực của mình đã được đền đáp.

Bác sĩ Nhân tự tay chăm sóc chim con
Bác sĩ Nhân tự tay chăm sóc chim con

Bác sĩ Nhân tự tay chăm sóc chim con

“Anh hùng thầm lặng” bảo tồn nguồn gen của loài chim đột biến

Phong trào chơi chim nở rộ, nhưng đi kèm với đó là sự thiếu hiểu biết về nhân giống và bảo tồn. Nhiều "thợ săn" ráo riết truy lùng, xuất khẩu những loài chim quý hiếm ra nước ngoài, đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng.

Trước thực trạng đáng buồn ấy, Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân không thể nhắm mắt làm ngơ và quyết tâm giữ lại những dòng chim quý hiếm của Việt Nam, bảo tồn và giúp chúng sinh sản, duy trì nòi giống.

Suốt nhiều năm ròng rã, Bác sĩ Nhân miệt mài săn lùng, lai tạo, góp phần tạo nên bộ sưu tập gần 100 chú chim chào mào đột biến quý hiếm thuộc nhiều loài khác nhau. Trong đó, có những loài chỉ còn lại vài con trên thế giới, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao.

"Dòng hắc chào mào là dòng chim tôi yêu thích nhất", Bác sĩ Nhân chia sẻ. "Loài chim này hiện nay vô cùng quý hiếm, gần như chỉ có ở Việt Nam. Thậm chí, các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc cũng không có. Số lượng hắc chào mào ngoài tự nhiên chỉ còn 7-8 con, trong đó chỉ có một con mái, nguy cơ tuyệt chủng là vô cùng cao. Chính điều đó đã thôi thúc tôi tìm cách nhân giống từ một con trống mà không có con mái tạo được chim con."

Sau 3 năm miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng, vị bác sĩ nha khoa tài năng đã thành công trong việc nhân giống chim hắc chào mào. "Tôi đã chuyển gen của hắc chào mào trống hiện có vào một con trung gian, từ đó tiếp tục lai tạo và chuyển gen ngược lại. Rất may mắn, tôi đã thành công", anh Nhân chia sẻ trong niềm vui sướng.

Bác sĩ Nhân cùng cho biết thêm, nuôi chim để bảo tồn là một hành trình đầy gian nan và thử thách, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức và tài chính. Việc thiết kế chuồng trại đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chim thích nghi và sinh sản. Chuồng trại cần mô phỏng môi trường bán tự nhiên, với cây xanh, ánh nắng, đối lưu không khí và các vị trí cầu đậu thoải mái, an toàn. Vệ sinh chuồng trại định kỳ và sử dụng thuốc kháng khuẩn là điều cần thiết để phòng trừ nấm, vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho chim. Về dinh dưỡng, thức ăn cho chim sinh sản cần được lựa chọn cẩn thận, đảm bảo cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin, vi lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của chim non.

Câu chuyện về hành trình bảo tồn chim quý của Bác sĩ Nhân là minh chứng cho lòng yêu thiên nhiên tha thiết và ý chí bảo tồn mãnh liệt. Nhờ những nỗ lực của ông và những người như ông, những "cánh chim quý" sẽ được bảo tồn và tiếp tục bay lượn trên bầu trời Việt Nam.

Xem thêm tại: https://plo.vn/nguoi-ban-cua-gan-tram-chu-chim-chao-mao-dot-bien-post681873.html

Đăng ký tư vấn miễn phí


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678