Đam mê chào mào

Chim chào mào yếu lửa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chim chào mào là loài chim được giới chơi chim ưa chuộng vì có ngoại hình đẹp, giọng hót hay, lại dễ nuôi, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, rất nhiều chú chim chào mào bị yếu lửa trong quá trình nuôi. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục như thế nào? Theo dõi ngay bài viết sau.
Chim chào mào yếu lửa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chim chào mào yếu lửa là như thế nào?

Để hiểu được chim chào mào yếu lửa là như thế nào, thì bạn cần hiểu được khái niệm căng lửa ở chim chào mào. Căng lửa là từ thường được dùng để chỉ một chú chim chào mào đang căng tràn sức sống, là thời điểm chim sung sức nhất, khỏe nhất.

Chim chào mào thường căng lửa mỗi năm một lần, từ tháng 4 đến tháng 8. Biểu hiện rõ ràng nhất đó là bạn sẽ thấy chim chào mào hót nhiều và dày hơn, giọng hót cũng vang to hơn. Bên cạnh đó, chim thường đứng vươn mình, ưỡn ngực, hậu môn nở to.

Chim chào mào là loài chim được nhiều người yêu thích
Chim chào mào là loài chim được nhiều người yêu thích

Đặc biệt, những chú chim chào mào đang căng lửa sẽ rất hung hăng, sẵn sàng nghênh chiến với bất cứ đối thủ nào khi có mâu thuẫn. Lúc chim chào mào căng lửa là lúc rất thích hợp để đi thi đấu, vì chim sẽ đấu rất khỏe, bền, không biết mệt.

Ngoài ra, khi chim chào mào căng lửa sẽ có thêm những biểu hiện như bay nhảy nhanh nhẹn, uy lực. Giọng sổ đanh gắt, giọng ché đầy uy lực, nghe rất khó chịu. Chim chào mào cũng thường tìm cách để thu hút đối phương ở thời điểm này, chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản.

Chim chào mào yếu lửa là khi không có những biểu hiện như trên. Việc của bạn lúc này là cần phải tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân khiến chim chào mào yếu lửa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chim chào mào yếu lửa. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:

Chim chào mào bị đối thủ dọa nạt

Đối với những chú chim chào mào thuần, nguyên nhân khiến chim yếu lửa đó là do chim không được kè chim nhà. Chim thường có bản tính thích tranh giành, đánh dấu lãnh thổ, chia lãnh thổ theo từng khu vực. Khi bạn mới bắt chim chào mào về nuôi, nếu bạn không để ý thì chim sẽ dễ bị các chú chim cũ đe dọa, làm ảnh hưởng đến tâm lý.

Chim chào mào bị yếu lửa do rất nhiều nguyên nhân
Chim chào mào bị yếu lửa do rất nhiều nguyên nhân

Chim chào mào bị bại trận nhiều lần

Trong các cuộc thi chim, nếu chim chào mào bị bại trận quá nhiều lần thì có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tụt lửa. Biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy đó là chim lo lắng, sợ hãi, dần dần bị tụt lửa và thậm chí mất lửa hoàn toàn. Vì thế, bạn cần chú ý cho chim thi đấu với chế độ phù hợp.

Chim chào mào bị yếu lửa sau khi thay lông

Trong giai đoạn thay lông, hầu hết các chú chim chào mào đều bị tụt lửa. Đây là giai đoạn mà chim cần nghỉ dưỡng, bổ sung nhiều dinh dưỡng để nuôi cơ thể, nuôi lông. Sau khoảng thời gian này, chim thường sẽ ục ịch, chậm chạp hơn, dẫn đến bị yếu lửa.

Chính vì thế, khi chim chào mào thay lông xong, bạn nên chú ý kích lửa cho chim, giúp chim khỏe mạnh, sung mãn và tràn trề sinh lực nhất.

Chim chào mào có thể bị yếu lửa sau quá trình thay lông
Chim chào mào có thể bị yếu lửa sau quá trình thay lông

Chào mào bị đổi chủ mới

Đây cũng là nguyên nhân khiến chim chào mào yếu lửa mà bạn cần lưu ý. Khi bị đổi chủ mới, chim chào mào thường sẽ cảm thấy lạ lẫm với môi trường mới, từ đó khó ăn, khó ngủ, tâm ly sợ hãi, stress,... Những điều này sẽ khiến chim nhanh chóng bị yếu lửa.

Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính vừa liệt kê ở trên thì cũng còn một số nguyên nhân khác khiến chim chào mào yếu lửa.

  • Chim chào mào không có tố chất: Có một số chú chim chào mào kém tố chất, không có lửa, dù bạn có chăm sóc tốt như thế nào thì chim vẫn luôn trong tình trạng yếu lửa.
  • Chim chào mào bị lông 2 lớp: Đây là hiện tượng của những chú chim chào mào đang thay lông rồi ngưng không thay nữa trong vòng 1 - 2 tuần. Nhiều người nuôi tưởng rằng chim đã thay lông xong và bắt đầu cho chim đi tắm nắng, đi thay đấu,... khiến chim ngừng luôn quá trình thay lông. Lúc này chim sẽ có cả lông mới và lông cũ, dẫn đến khó chịu, hay xỉa lông, khó có thể đạt được đỉnh lửa.
Những nguyên nhân khiến chim chào mào yếu lửa
Những nguyên nhân khiến chim chào mào yếu lửa
  • Kỹ thuật chăm chim không đều tay: Chim chào mào khi thay lông xong thì người nuôi sẽ bắt đầu quá trình chăm lửa. Nếu như kỹ thuật chăm lửa chim chào mào không đều tay, hôm chăm hôm không thì sẽ làm cho chim khó lên lửa.
  • Thời tiết quá lạnh: Vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh, chim chào mào yếu lửa là hiện tượng thường gặp. Lúc này, bạn nên cho chim ăn thêm mật ong, cám kích, sâu quy,... để giúp chim làm nóng cơ thể.
  • Chim không được nghỉ ngơi hợp lý: Chim sẽ bị ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và dẫn bị yếu lửa nếu không được nghỉ ngơi hợp lý, bị các loại côn trùng, mèo, chuột quấy phá.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản hiệu quả, thành công

Cách khắc phục tình trạng chim chào mào yếu lửa

Nếu bạn nhận thấy chim chào mào có những dấu hiệu yếu lửa, bạn có thể thực hiện các cách sau để giúp chim lấy lại lửa.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chim chào mào yếu lửa

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến việc lên lửa của chim chào mào. Bạn cần cho chim ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cám, hoa quả, mồi tươi), đồng thời chú ý phân chia tỷ lệ nhóm thức ăn phù hợp với thể chất của từng chú chim.

Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào
Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào

Cám kích sẽ là thức ăn không thể thiếu khi chim chào mào yếu lửa. Tuy nhiên, bạn cần biết cách cho chim chào mào ăn cám kích để chim không bị nóng, sốc và không lên lửa được. Tham khảo quy trình sau:

  • Với những chú chim chào mào thuần, đã từng ăn cám kích ở các mùa trước thì bạn có thể lên cám số 2 theo tỷ lệ 50:50 để cho chim làm quen dần. Khi chim đã ăn được 1 - 2 tuần, bạn có thể bắt đầu lên luôn 100% cám số 2, chim sẽ thích nghi từ từ nên không bị sốc.
  • Với những chú chim chào mào bổi chưa quen với cám kích thì bạn phải lên cám số 2 chậm hơn. Tuần đầu tiên, tỷ lệ 80% cám số 1 + 20% cám số 2. Tuần thứ 2, 70% cám sốc 1 + 30% cám số 2. Tuần thứ 3 cho chim ăn 60% cám số 1 + 40% cám số 2. Tuần thứ 4, 50% cám số 1 + 50% cám số 2. Cứ cho chim ăn từ từ cho quen dần thì lên 100% cám số 2.

Lưu ý: Khi chim chào mào đã đủ độ lửa, bạn cần phải ngừng cho chim ăn cám kích và chuyển sang cám dưỡng.

Chế độ nghỉ ngơi cho chim chào mào

Chế độ nghỉ ngơi cũng là yếu tố mà bạn cần khắc phục khi chim chào mào yếu lửa. Những chú chim này cần phải được đảm bảo giấc ngủ như ngoài tự nhiên thì mới có lửa trở lại được.

Hãy đảm bảo chim chào mào được nghỉ ngơi hợp lý
Hãy đảm bảo chim chào mào được nghỉ ngơi hợp lý

Vào mùa hè, bạn nên cho chim chào mào ngủ tầm 6 giờ - 6 giờ 30 chiều. Mùa đông thì bạn hãy cho chim chào mào ngủ sớm hơn một xíu, từ 5 giờ - 5 giờ 30 chiều. Khi chim chào mào ngủ, bạn hãy trùm áo lồng kín, tạo không gian tối và yên tĩnh, không để những loài vật khác quấy rầy.

Chế độ tắm cho chim chào mào yếu lửa

Khi chim chào mào yếu lửa, bạn nên cho chim tắm nắng thường xuyên. Việc tắm nắng sẽ giúp chim chào mào được ôm lông, lông trở nên bóng và mượt mà hơn. Thời gian tắm nắng phù hợp là từ 7 - 9 giờ sáng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp tắm nước cho chim chào mào. Chế độ tắm nước sẽ giúp chim chào mào luôn sạch, loại bỏ bụi bẩn để lên lửa nhanh hơn. Thời gian tắm nước phù hợp nhất là sau 12 giờ trưa.

Chế độ tập lực cho chim chào mào yếu lửa

Bạn nên tập lực cho chim chào mào yếu lửa khoảng 30 phút - 1 tiếng/ ngày. 1 tuần chỉ cần tập 3 - 5 ngày là đủ. Như vậy thì chim cũng sẽ có thời gian để nghỉ ngơi và lấy lại sức.

Cho chim chào mào tập lực khoảng 30 - 1 tiếng/ngày, 1 tuần 3 - 5 ngày là đủ
Cho chim chào mào tập lực khoảng 30 - 1 tiếng/ngày, 1 tuần 3 - 5 ngày là đủ

Trong quá trình tập lực, bạn nên để chim chào mào ở nơi sáng sủa, tránh xa khỏi các loài mèo, chuột,... Thời gian tập lực tốt nhất là khoảng 9 giờ - 11 giờ trưa. Ở thời điểm này, chim sẽ vừa được phơi nắng, vừa được bay nhảy thoải mái, giúp chim thích thú hơn và nhanh chóng lên lửa hơn.

Chế độ tập giọng cho chim chào mào

Cách tập giọng cho chim chào mào khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho chim nghe âm thanh tiếng chim hót để chim học theo. Hoặc nếu có chim thầy thì hãy treo lồng chim của chim chào mào bên cạnh chim thầy. Như vậy, chim sẽ bắt chước theo tiếng chim thầy hót.

Cho chim chào mào đi dợt

Bạn nên mang chim chào mào đi dợt 1 lần/1 tuần tại các hội chim. Ở những lần đầu đi dợt, bạn nên trùm kín áo lồng lại và treo chim ở khu vực ngoài biên. Điều này sẽ giúp chim chào mào quen dần và không bị sợ hãi.

Cho chim chào mào thi đấu với những chú chim chào mào khác
Cho chim chào mào thi đấu với những chú chim chào mào khác

Khi chim đã quen dần, những lần tiếp theo, bạn có thể mang lồng chim chào mào ra giàn để chim dợt với các chú chim chào mào khác. Chim sẽ học hỏi được kinh nghiệm, sẽ dạn hơn, sung mãn hơn và hiếu chiến hơn.

Trên đây là những thông tin về chim chào mào yếu lửa, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt nhất cho chú chim của mình.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678