Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản hiệu quả, thành công
Chọn giống chim chào mào bố mẹ tốt nhất
Bước đầu tiên trong kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản đó là bạn cần chọn giống chim chào mào bố mẹ tốt, đạt chuẩn để có thể nhân giống ra chào mào con khỏe đẹp. Dưới đây là một số điều kiện chọn chim chào mào bố mẹ mà bạn có thể tham khảo:
- Chim chào mào phải thuộc giống chào mào thuần chủng và có giọng hót hay, khỏe.
- Chào mào phải có sức khỏe tốt, không mắc bệnh gì.
- Chim chào mào phải có dáng đẹp, lông mượt với màu sắc tươi sáng.
- Có thể nhân giống cặp chim chào mào trống mái thuần chủng ở hai vùng miền khác nhau. Điều này sẽ tạo ra giống chim chào mào con đa dạng, phong phú, có nhiều đặc điểm nổi bật.
- Đối với chim chào mào trống: Nên chọn những chú chim già mùa, siêng hót, hót hay, có kỹ thuật thi đấu tốt.
- Đối với chim chào mào mái: Nên chọn những chú chim càng tơ càng tốt, chim bổi, chim non hoặc chim má trắng.
Những người nuôi chim chào mào sinh sản thường khuyên rằng, nên chọn những giống chim bố mẹ thật chuẩn, thật thuần. Đặc biệt, nếu có những giống chim chào mào quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng thì sẽ càng tuyệt vời, chẳng hạn như: chào mào Kim Phụng - Huế, chào mào Bình Dương, chào mào Khe Vàng - Huế,...
Chăm sóc chim chào mào bố mẹ trước sinh sản
Sau khi đã chọn được giống chim chào mào bố mẹ tốt, bạn cần cách ly chim bố mẹ để chăm sóc đặc biệt trước khi bước vào quá trình sinh sản.
Chế độ dinh dưỡng cho chào mào trước khi sinh sản
- Chim trống: Bạn vẫn tiếp tục cho chim ăn uống như bình thường như: trái cây, các loài mồi tươi, cám tổng hợp. Đặc biệt, bạn nên tăng cường thêm nhiều loại côn trùng tươi (sâu gạo, trứng kiến, dế,...) cho chào mào trống trong giai đoạn này để giúp chim khỏe mạnh hơn.
- Chim mái: Chế độ dinh dưỡng của chim máo cũng gần giống như chim chào mào, tuy nhiên bạn nên bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp, hoa quả như chuối, táo, đu đủ, cà rốt,... Bạn nên thay đổi thực đơn hàng ngày, cho chim ăn xen kẽ các loại thức ăn để chim không bị chán.
Chế độ nghỉ ngơi cho chào mào trước sinh sản
Trong thời điểm trước kỳ sinh sản, bạn cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của chim chào mào. Một giấc ngủ thoải mái, đủ giấc, không bị làm phiền sẽ giúp chim chào mào có sức khỏe tốt. Như vậy mới đủ sức để sinh đẻ và chăm con.
Tốt nhất là bạn nên cho chim chào mào bố mẹ ngủ vào lúc trời đã tắt nắng, chạng vạng tối (trước 18 giờ chiều). Nên treo lồng chim chào mào ở nơi yên tĩnh, tránh khu vực có tiếng động hoặc có nhiều mèo, chuột sẽ làm hại đến chim.
>>> Xem thêm: Giá chim chào mào là bao nhiêu? Địa chỉ mua bán chim chào mào trên thị trường uy tín
Cách nuôi chim chào mào sinh sản
Để quá trình nuôi chim chào mào sinh sản thành công, đạt kết quả như mong đợi, bạn cần lưu ý áp dụng những kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản dưới đây.
Chọn lồng chim chào mào
Lồng chim chào mào sinh sản nên được làm bằng lưới thép không gỉ. Tùy vào điều kiện của người nuôi mà lồng có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ, tuy nhiên kích thước tối thiểu phải đạt từ 180 cm (chiều dài) x 120 cm (chiều rộng) x 150 cm (chiều cao).
Lồng chim nên có rãnh để vệ sinh phân chim, có khay nước và khay đựng thức ăn. Chú ý bố trí giá thể (thường được làm bằng bình gốm, gáo dừa, rọ tre,...) để cho chim làm tổ. Ngoài ra, bạn cũng nên dựng nhiều cành cây để chim đậu và phục vụ chim non tập luyện.
Cách ghép đôi cho chim
Mùa sinh sản của chim chào mào thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Khi bước vào giai đoạn sinh sản, chim trống thường hót nhiều hơn, sung mãn hơn. Còn chim mái sẽ phát ra tiếng kêu nhỏ, suốt ngày kêu để tìm bạn tình.
Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, bạn hãy cho chim chào mào bắt cặp với nhau bằng cách:
- Cho chim chào mào trống vào lồng trước, rồi đặt lồng chim mái ngay bên cạnh.
- Khi chim trống hót to, ve vãn chim mái, còn chim mái múa đuôi, ve cánh, cuối đầu, miệng kêu liên tục, bạn hãy thả chim mái vào chung lồng với chim trống.
- Nếu chim chào mào mái không chịu chim trống hoặc ngược lại, bạn nên đổi bạn tình cho chúng. Tuyệt đối không được cố thả chung chúng với nhau vì chúng có thể cắn nhau tới chết.
Thức ăn giai đoạn sinh sản
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn sinh sản cho chim chào mào là rất quan trọng. Bởi lúc này, chim chào mào mái cần nhiều dinh dưỡng để tạo hệ trứng non, đồng thời chúng phải nuôi lông vì chúng thường vặt lông bụng của mình để lót ổ, và số lượng lông bị rụng cũng khá nhiều.
Với chim chào mào trống, bạn vẫn cho ăn như bình thường nhưng cần tăng lượng đạm nhiều hơn. Nên cho chim ăn nhiều côn trùng non như dế, trứng kiến, sâu gạo,... để giúp chim khỏe mạnh và sung mãn hơn. Ngoài ta, chim cũng cần ăn thêm cám tổng hợp và trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Giai đoạn làm tổ của chim chào mào bố mẹ
Khi đã chịu trống, chim mái sẽ chủ động đi tìm nguyên liệu để làm tổ. Bạn nên cung cấp các vật liệu làm tổ cho chim như rơm, xơ dừa, cành khô, giấy báo cắt nhỏ,... Tốt nhất là nên thả vào lúc chạng vàng để tránh làm chim hoảng sợ.
Cả chim trống và chim mái sẽ thay phiên nhau làm tổ, chúng thường mất khoảng 3 - 4 ngày để làm một chiếc tổ. Tổ chim chào mào có được tạo hay không chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn mà bạn cung cấp. Bởi khi chim chào mào bố mẹ nghĩ rằng chúng đã có đủ lương thực thì sẽ tiến hành làm tổ.
Giai đoạn chim chào mào đẻ trứng
Sau khi hoàn thành tổ chim, chúng sẽ bước vào giai đoạn đẻ trứng. Thông thường, chim chào mào sẽ đẻ từ 3 - 4 quả trứng. Trứng có màu đỏ sẫm với nhiều hoa văn xung quanh.
Trong thời gian này, bạn phải lưu ý vì có thể xảy ra tình trạng chim bố mẹ phá trứng. Để ngăn chặn điều này, bạn cần đảm bảo luôn có sẵn thức ăn tươi trong lồng. Bạn nên bổ sung luân phiên các loại hoa quả, côn trùng để giúp chim chào mào có đủ chất dinh dưỡng, đủ sức khỏe để ấp và nuôi con.
Giai đoạn chim chào mào ấp trứng
Cả chim bố và chim mẹ đều tham gia ấp trứng. Trong khoảng 12 - 14 ngày, trứng sẽ nở thành chim con. Thời gian trứng nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều. Khi bạn nghe thấy một tiếng “Chíp” lớn thì chắc chắn một chú chim non đã chào đời. Hoặc bạn có thể thấy thái độ lo lắng, bay tới bay lui của chim chào mào trống và nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ tai.
Giai đoạn chim chào mào non nở
Chế độ chăm sóc chim chào mào non
Bạn nên cho chim chào mào non ăn các loại cám dành riêng cho nó, đồng thời bổ sung cả trái cây và mồi tươi để cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin cho chim. Đây là thời điểm chim non cần được ăn nhiều để tăng trưởng nhanh và tổng lực nhất.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo chuồng nuôi chim ấm áp vào mùa đông và mát mẻ khi hè về. Đồng thời cần tránh mưa hắt vào chuồng chim khiến chim non bị lạnh. Ngoài ra, bạn hãy bảo vệ chim non khỏi các loài vật như mèo, chuột, rắn, chó,... để tránh chúng làm hại, ăn thịt chim non. Các loại vắc xin phòng bệnh như Gumboro, IB và các căn bệnh về đường tiêu hóa cũng nên cho chim non uống thêm.
Cách tách chim chào mào non
Bạn nên tách chim non khỏi tổ sau khoảng 10 - 15 ngày để đưa xuống tổ nuôi. Trong quá trình tách chim, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương chim vì lúc này chim vẫn còn non nớt. Tốt nhất hãy chọn lúc chim bố mẹ ngủ hoặc không để ý để tách chim non. Như vậy sẽ không bị chim bố mẹ tấn công.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản hiệu quả, thành công nhất để có thể chăm sóc tốt cho đàn chim của mình.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn