Tin tức Implant

Đang cho con bú có nhổ răng được không?

Mẹ bỉm sữa thường gặp các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là tình trạng đau nhức răng cần phải nhổ. Vậy đang cho con bú có nhổ răng được không?, có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề nhổ răng trong giai đoạn cho con bú.
Đang cho con bú có nhổ răng được không?

Nhổ răng khi đang cho con bú không phải là điều cấm kỵ, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc tê tại chỗ trong quá trình nhổ răng thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì các bác sĩ thường khuyến khích mẹ nên cho bé bú lại sau 8-12 tiếng kể từ khi nhổ răng. Ngoài ra, việc lựa chọn loại thuốc giảm đau phù hợp và chế độ chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cũng rất quan trọng.

Nhổ răng khi đang cho con bú có hại không?

Cho con bú là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm sữa thường gặp phải các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là tình trạng đau nhức răng cần phải nhổ. Mẹ bỉm đang cho con bú có nhổ răng được không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ bỉm đang cho con bú có nhổ răng được không?
Mẹ bỉm đang cho con bú có nhổ răng được không?

Khi cần nhổ răng, bạn sẽ cần dùng đến thuốc tê, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, … Những loại thuốc này thường không được khuyến khích sử dụng vì chúng có thể hấp thụ vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng cho bé.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia Y tế, đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì việc sử dụng thuốc tế loại Lidocain kết hợp với Epinephrine là an toàn và hầu như không gây ra những biểu hiện xấu. Bên cạnh đó, lượng thuốc tê được tiêm vào khi nhổ răng là vô cùng nhỏ nên chúng sẽ nhanh chóng tan hết mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nhổ răng khi đang cho con bú nếu được thăm khám cẩn thận và được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm sẽ không gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.

Cần thăm khám và tư vấn cẩn thận với chuyên gia có kinh nghiệm
Cần thăm khám và tư vấn cẩn thận với chuyên gia có kinh nghiệm

Đang cho con bú có nhổ răng được không?

Dưới đây là những trường hợp thường được bác sĩ chỉ định nhổ răng:

  • Đau nhức răng dữ dội
  • Răng sâu nặng dẫn đến viêm tủy gây đau nhức dữ dội
  • Răng bị sâu không tái tạo được
  • Răng bị viêm nha chu nặng dẫn đến tiêu xương hàm
  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây biến chứng
  • Răng bị nhiễm khuẩn

Mẹ bỉm đang cho con bú vẫn có thể nhổ răng nhưng phải đảm bảo yếu tố về sức khỏe và cần thăm khám trực tiếp với chuyên gia có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thì các bác sĩ thường khuyến khích mẹ nên cho bé bú lại sau 8-12 tiếng kể từ khi nhổ răng.

Mẹ bỉm nên nhổ răng khi cơn đau nhức dữ dội và không thể trì hoãn thêm
Mẹ bỉm nên nhổ răng khi cơn đau nhức dữ dội và không thể trì hoãn thêm

Những trường hợp không nên nhổ răng khi đang cho con bú:

Mặc dù có thể nhổ răng khi đang cho con bú nhưng có một số trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ không khuyến khích bạn làm điều này.

  • Mẹ bỉm mắc các bệnh lý cấp tính về răng miệng như viêm nướu, viêm quanh cuống răng, viêm thân răng, …Bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này trước khi nhổ răng để tránh gây nhiễm trùng.
  • Mẹ bỉm mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, bệnh động kinh, tâm thần hoặc các bệnh ác tính khác.

Nhổ răng là quyết định cuối cùng khi chiếc răng đã bị hư hỏng nghiêm trọng gây đau nhức và không thể trì hoãn thêm. Nếu bạn đang gặp phiền toái với những chiếc răng của mình, hãy tìm đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: Ngậm ti giả lâu ngày có làm con bị hô răng?

Mẹ bỉm đang cho con bú cần lưu ý gì sau khi nhổ răng?

Nhổ răng mặc dù chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng nếu bạn đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú, việc nhổ răng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Chính vì vậy, hãy thăm khám cẩn thận với bác sĩ nha khoa và lưu ý những điều dưới đây để giúp vết thương sau nhổ răng nhanh lành hơn nhé!

Nên cho con bú sau 8-12 tiếng kể từ khi nhổ răng:

Để đảm bảo thuốc tê tan hết và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa mà bé bú, bạn nên đợi 8 tiếng sau khi nhổ răng rồi hãy cho bé bú lại.

Khi thăm khám với bác sĩ, mẹ hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng để bác sĩ lựa chọn thuốc tê, thuốc uống phù hợp với mẹ bỉm nhé.

Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định:

Mẹ bỉm không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi có hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà cũng như chỉ định các loại thuốc giảm đau, liều lượng và thời gian uống phù hợp.

Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ

Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh:

Sau khi nhổ răng, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tránh vận động mạnh để tác động đến vết thương.

Bên cạnh đó, mẹ bỉm cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, lựa chọn đồ ăn mềm như súp, sữa, cháo, ... và tránh ăn các đồ cứng hoặc thức ăn nóng, đồ uống có gas, rượu bia, … để tránh làm tổn thương đến vết thương.

Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:

Sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng, bạn có thể kết hợp thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước hoặc nước súc miệng để đảm bảo răng được làm sạch hoàn toàn.

Liên hệ

Bài viết trên đây đã giúp trả lời cho câu hỏi: Đang cho con bú có nhổ răng được không? Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, loại thuốc an toàn và chế độ chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng là vô cùng quan trọng. Mẹ nên ưu tiên cho con bú lại sau khoảng 8 tiếng để đảm bảo an toàn cho bé.

Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ có thể yên tâm hơn khi đưa ra quyết định điều trị răng miệng trong giai đoạn cho con bú. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy gọi ngay đến số hotline: 0338 56 5678 để được bác sĩ hỗ trợ nhé!


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678