Điều trị tiêu xương hàm khi mất răng
Tiêu xương hàm là một quá trình tự nhiên xảy ra sau khi mất răng. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn chặn tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp điều trị tiêu xương ổ răng qua bài viết dưới đây.
Xương hàm là nền tảng vững chắc cho hàm răng, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng ăn nhai, giao tiếp và góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên của khuôn mặt.
Khi mất răng, xương hàm không còn chịu tác động của lực nhai, dần dần sẽ bị tiêu đi. Tình trạng này gọi là tiêu xương ổ răng. Bên cạnh đó, các bệnh về nướu răng như viêm nha chu cũng là nguyên nhân chính gây mất xương hàm.
Việc mất xương hàm không chỉ khiến bạn mất đi tự tin mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống như: khuôn mặt bị hóp, lão hóa nhanh, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và giao tiếp.
Quá trình tiêu xương diễn ra như thế nào?
Lực nhai của răng chính là yếu tố quan trọng giúp kích thích xương phát triển. Khi mất răng, lực nhai giảm đi, xương hàm không còn được kích thích và bắt đầu trở nên xốp, tiêu dần.
Tình trạng tiêu xương hàm có xu hướng diễn ra từ từ, chính vì vậy chúng ta thường bỏ sót những dấu hiệu ban đầu khiến việc ổ tiêu xương lan rộng và trầm trọng hơn.
Ngoài mất răng, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến xương hàm bị tiêu:
Nhổ răng: Khi nhổ răng, xương ổ răng bắt đầu bị phá vỡ khiến xương hàm bị tiêu. Nếu không được phục hồi kịp thời, quá trình tiêu xương vẫn tiếp tục và diễn ra nhanh chóng. Ngoài việc nhổ răng, chấn thương do tai nạn khiến răng bị gãy, mất răng đột ngột sẽ khiến tình trạng tiêu xương xảy ra nếu không được điều trị.
Viêm nha chu: Bệnh nha chu là thủ phạm chính gây tiêu xương. Khi đó, vi khuẩn tích tụ trong các kẽ răng tấn công nướu và xương hàm, gây viêm và phá hủy cấu trúc xương.
Bệnh lý: Các khối u lành tính và ác tính có thể khiến xương hàm bị viêm, nhiễm trùng hoặc hoại tử, ăn mòn xương gây tiêu xương ổ răng. Đối với tình trạng này, yêu cầu bắt buộc là phải cắt bỏ một phần xương hàm.
Không răng/Thiếu răng bẩm sinh: Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng loạn sản ngoại bì khiến răng và tóc không phát triển. Tình trạng không có hoặc thiếu răng từ khi sinh ra khiến bệnh nhân hoàn toàn không có xương hàm hoặc xương hàm vô cùng mỏng.
Răng giả truyền thống: Răng giả truyền thống hay hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng cổ điển cho trường hợp mất răng. Mặc dù có mức chi phí rẻ, thế nhưng phương pháp này lại không được đánh giá tốt về độ bền, khả năng ăn nhai và đặc biệt đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương nghiêm trọng. Vì hàm giả chỉ được neo giữ lỏng lẻo bởi 1 hay vài chiếc răng còn lại trên cung hàm, nền hàm giả bao trùm lên phần nướu nên không thể thay thế chân răng đã mất.
Tuổi tác: Quá trình tích tuổi khiến các cơ quan của cơ thể bị lão hóa và chức năng cũng suy giảm, răng cũng là một yếu tố không ngoại lệ. Mất răng là tình trạng khá phổ biến ở người cao tuổi khiến tốc độ tiêu xương ổ răng trầm trọng hơn.
Xem thêm: Dời thần kinh hàm dưới và trồng răng Implant
Giải pháp ghép xương trong phục hồi ổ tiêu xương
Để khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp ghép xương. Đây là một thủ thuật nha khoa giúp tái tạo lại phần xương đã mất, cải thiện khối lượng và mật độ của xương hàm. Sau khi đã phục hồi đủ xương hàm, bạn có thể sẵn sàng thực hiện cấy ghép Implant để thay thế những răng đã mất, đồng thời phục hồi hình dáng của khuôn mặt và đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả.
Các phương pháp ghép xương
Hiện nay, có 2 phương pháp ghép xương phổ biến:
Ghép xương tự thân: Đây là phương pháp lấy xương của chính bệnh nhân từ một chỗ khác ghép vào chỗ cần ghép. Một số vùng xương có thể lấy như: xương góc hàm, xương hông, xương mào chậu,... Ưu điểm của ghép xương tự thân chính là tính tương thích sinh học cao, ít có nguy cơ bị đào thải. Tuy nhiên, bệnh nhân phải phẫu thuật nhiều lần, đau hơn và thời gian hồi phục lâu.
Ghép xương nhân tạo: Xương tổng hợp hay còn được gọi là xương nhân tạo với thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, gần giống với xương tự nhiên. Ưu điểm của thủ thuật này chính là nhanh chóng, tiện lợi, hạn chế số lần phẫu thuật nhưng khả năng tương tích không cao.
Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định trong ghép xương
Mặc dù ghép xương là kỹ thuật bắt buộc trước khi áp dụng các giải pháp phục hình để phục hồi răng mất, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được.
Trường hợp có chỉ định ghép xương:
- Tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày: Khi mất răng, xương hàm sẽ dần tiêu đi do không còn chịu lực nhai. Để cấy ghép Implant thành công, chúng ta cần phải phục hồi lại lượng xương đã mất.
- Sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng trong thời gian dài: Áp lực từ hàm giả hoặc cầu răng có thể làm tiêu xương hàm. Ghép xương là chỉ định bắt buộc để phục hồi răng mất bằng phương pháp cấy ghép Implant.
- Bệnh nha chu: Viêm nha chu làm phá hủy xương ổ răng, gây mất răng và tiêu xương hàm.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật hàm mặt: Các tổn thương ở hàm mặt có thể làm giảm mật độ xương.
- Bệnh lý bẩm sinh: Một số người sinh ra đã bị thiếu xương hàm hoặc có dị tật về xương hàm, đặc biệt ở bệnh nhân mắc hội chứng loạn sản ngoại bì.
Trường hợp chống chỉ định ghép xương:
- Người có sức khỏe yếu: Những người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,... cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên ghép xương hay không.
- Người mắc ung thư: Những bệnh nhân ung thư vùng đầu mặt không thể thực hiện ghép xương.
- Người nghiện rượu, bia, thuốc lá: Những thói quen này làm giảm khả năng lành thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Người có rối loạn đông máu: Những người có rối loạn đông máu khó kiểm soát sẽ có nguy cơ chảy máu nhiều sau phẫu thuật.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nếu đang mang thai, bạn nên trì hoãn việc ghép xương đến khi sinh con và sức khỏe ổn định trở lại.
Việc lựa chọn phương pháp ghép xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng xương hàm, sức khỏe, nhu cầu của bệnh nhân,... Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Ghép xương là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ, vì vậy bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám và khảo sát xương hàm chính xác bằng hệ thống chụp phim CT ConeBeam cùng các công nghệ kỹ thuật số hiện đại. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng lâu ngày, hãy đến Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn