Implant cá nhân hóa: Đột phá cho những ca tiêu xương phức tạp
Kỹ thuật Implant cá nhân hóa là phương pháp cấy ghép răng tiên tiến, được thiết kế để phục hồi răng cho những trường hợp mất răng phức tạp, đặc biệt là các trường hợp tiêu xương hàm nghiêm trọng, hoại tử xương hàm, không răng bẩm sinh... mà các phương pháp Implant truyền thống không thể khắc phục.
Cuộc cách mạng của Implant cá nhân hóa trong cấy ghép răng
Kỹ thuật Implant cá nhân hóa đang được đánh giá là bước tiến lớn trong ngành nha khoa tại Việt Nam, mở ra một tương lai mới cho việc điều trị những trường hợp mất răng phức tạp. Được phát triển từ những nền tảng kỹ thuật cấy ghép răng truyền thống, kỹ thuật này đã có những bước tiến đáng kể nhờ sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số hiện đại.
Cấy ghép Implant dưới màng xương được áp dụng lần đầu vào những năm 1940, tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế. Ở thời điểm này chưa có nhiều công nghệ hỗ trợ, quá trình thiết kế và chế tác Implant vô cùng phức tạp, vì thế, tỷ lệ thành công rất thấp, chỉ khoảng 54%.
Sau một thời gian dài bị thay thế bởi phương pháp cấy ghép Implant vào xương hàm, kỹ thuật Implant dưới màng xương dần dần được "hồi sinh" nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật số. Việc ứng dụng công nghệ số đã giúp bác sĩ có thể tạo ra các Implant phù hợp với từng bệnh nhân, nâng tỷ lệ thành công lên đến 95-97%. Đây là một bước tiến vượt bậc giúp giải quyết những trường hợp phức tạp mà các phương pháp cấy ghép truyền thống không thể thực hiện.
TS.BS Võ Văn Nhân là người tiên phong trong việc áp dụng kỹ thuật này tại Việt Nam. Ông đã nghiên cứu từ kỹ thuật Implant dưới màng xương và cùng cộng sự thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ kỹ thuật số hiện đại để tạo ra các Implant được thiết kế riêng biệt, phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Nhờ đó, kỹ thuật này đã giúp phục hồi răng cho những bệnh nhân có tình trạng xương hàm tiêu biến vô cùng nghiêm trọng, tưởng chừng như “bất khả thi”
Một trong những thành công nổi bật là việc điều trị cho hai bệnh nhân mắc hội chứng không răng bẩm sinh với tình trạng xương hàm tiêu nặng. Việc áp dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa đã mang lại hiệu quả vượt trội, giúp phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ cho những bệnh nhân này. Các ca phẫu thuật thành công đã không chỉ đem lại cho họ một nụ cười trọn vẹn mà còn giúp họ tự tin hòa nhập cộng đồng.
Implant cá nhân hóa - “Cứu cánh” cho những trường hợp phức tạp
Theo TS.BS Võ Văn Nhân, sự xuất hiện của kỹ thuật Implant cá nhân hóa đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực cấy ghép răng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Implant cá nhân hóa và phương pháp cấy ghép truyền thống là cách thức đặt Implant và thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân.
Kỹ thuật Implant cá nhân hóa được đặt phía trên xương hàm, bên dưới mô nướu, và được chế tạo đặc biệt phù hợp với cấu trúc xương hàm của từng người. Điều này giúp cải thiện độ chính xác cao, không cần ghép xương, đồng thời giảm thiểu cơn đau, tình trạng sưng tấy, và rút ngắn thời gian hồi phục. Ngược lại, với phương pháp truyền thống, Implant được cấy vào trong xương hàm và thường yêu cầu các thủ thuật nâng xoang hay ghép xương trước khi thực hiện.
Điểm nổi bật của kỹ thuật này là tính ứng dụng linh hoạt, đặc biệt trong những trường hợp phức tạp, “ngàn cân treo sợi tóc” như bệnh nhân bị ung thư phải cắt đoạn xương hàm, bệnh nhân bị hoại tử xương hàm, người không có răng bẩm sinh, bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh nền, không thể ghép xương, hoặc bệnh nhân đã từng cấy ghép Implant thông thường nhưng thất bại...
Đặc biệt, kỹ thuật này còn mang lại ưu điểm lớn khi bệnh nhân có thể gắn răng tạm ngay sau khi cấy ghép, giúp họ duy trì chức năng ăn nhai và thẩm mỹ mà không cần phải đợi lâu.
TS.BS Võ Văn Nhân cho biết: "Kỹ thuật dời thần kinh và cấy ghép Implant vào xương gò má đã được áp dụng tại Việt Nam từ 10 năm trước và giờ đã trở thành một phương pháp phổ biến cho các trường hợp mất răng phức tạp, đặc biệt là những bệnh nhân xương hàm bị tiêu nghiêm trọng hoặc thất bại khi thực hiện cấy ghép Implant thông thường. Hy vọng rằng kỹ thuật Implant cá nhân hóa cũng sẽ trở thành một giải pháp điều trị hiệu quả trong tương lai, giúp bệnh nhân không chỉ phục hồi chức năng nhai mà còn cải thiện thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống”.
Xem thêm: Implant cá nhân hóa: Hy vọng cho trường hợp tiêu xương hàm trầm trọng
Chàng trai không răng bẩm sinh tìm lại nụ cười nhờ kỹ thuật Implant cá nhân hóa
N.K.T (21 tuổi, TP.HCM) là một trường hợp đặc biệt mắc hội chứng loạn sản ngoại bì, khiến cậu không có răng bẩm sinh, với tình trạng xương hàm cực kỳ mỏng và khó điều trị, đặt ra thách thức lớn cho các bác sĩ.
Xương hàm của T. chỉ còn khoảng 2mm, thể tích xương rất nhỏ. Nếu thực hiện cấy ghép Implant vào xương gò má, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như Implant chạm vào mắt hoặc hố thái dương hàm, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Để giải quyết vấn đề này, TS.BS Võ Văn Nhân đã áp dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa. Ông chia sẻ: "Việc áp dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa cho T. không hề dễ dàng. Quá trình điều trị rất phức tạp, chia thành 4 giai đoạn: thu thập dữ liệu, thiết kế, chế tác và phẫu thuật. Hơn nữa, đây là kỹ thuật mới lần đầu thực hiện tại Việt Nam, không có tiền lệ để học hỏi, tất cả đều phải nghiên cứu và thực hành từ đầu".
Với sự hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và các thiết bị hiện đại như máy chụp CT Cone Beam 3D, hệ thống lấy dấu kỹ thuật số Oral Scanner, công nghệ quét mặt 3 chiều, và công nghệ định vị cấy ghép Implant, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Giờ đây, T. đã có thể tự tin mỉm cười và tận hưởng những bữa ăn trọn vẹn, khôi phục lại vẻ đẹp thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn