Implant cá nhân hóa – Tương lai mới cho ngành Implant Việt Nam
Mặc dù gặp nhiều thách thức do cấu trúc giải phẫu đặc biệt phức tạp của bệnh nhân, song, dưới bàn tay vàng của Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân, ca điều trị Implant cá nhân hóa cho bệnh nhân không răng bẩm sinh dễn ra thuận lợi và đạt kết quả thành công vượt mong đợi.
Bệnh nhân có tình trạng lâm sàng vô cùng phức tạp
Kỹ thuật Implant cá nhân hóa lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam nhằm điều trị cho bệnh nhân N.K.T (21 tuổi, TP.HCM). Bệnh nhân mắc chứng loạn sản ngoại bì dẫn đến không răng bẩm sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và ăn nhai, từ đó gây ra nhiều bất lợi trong sinh hoạt, công việc và cuộc sống.
Trước đây, Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân đã từng thực hiện thành công cho nhiều trường hợp loạn sản ngoại bì không răng bẩm sinh bằng phương pháp cấy ghép Implant xương gò má cải tiến cho hàm trên kết hợp với dời dây thần kinh để cấy Implant hàm dưới.
Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân N.K.T đặc biệt nghiêm trọng, xương hàm của bệnh nhân rất mỏng, chỉ chưa tới 2mm, dường như không có xương hàm. Với tình trạng tiêu xương quá nặng, TS.BS Võ Văn Nhân thăm khám và đánh giá bệnh nhân không phù hợp các kỹ thuật cấy ghép Implant thông thường và cũng không khả thi để cấy Implant xương gò má như các bệnh nhân không răng bẩm sinh trước đó.
Tưởng chừng như phải sống cùng hàm răng giả tháo lắp suốt đời, chàng trai N.K.T dường như mất hết niềm hy vọng về một ngày có thể ăn uống một bữa ăn trọn vẹn, nở một nụ cười tự tin, xây dựng một cuộc sống tươi sáng hơn. Đồng cảm và thấu hiểu với hoàn cảnh của bệnh nhân, TS.BS Võ Văn Nhân ngày đêm miệt mài nghiên cứu các kỹ thuật Implant trong lịch sử Implant nha khoa với mong muốn tìm ra một phương pháp khả thi cho chàng trai N.K.T
Quyết định ứng dụng kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa
Bằng trí tuệ, kinh nghiệm và Y Đức của một người Bác sĩ, TS.BS Võ Văn Nhân đã tìm ra một giải pháp mở ra hy vọng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh N.K.T, đó chính là kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương.
Phương pháp cấy ghép Implant dưới màng xương được giới thiệu vào những năm 1940, song, tại thời điểm đó, tỷ lệ thành công còn rất thấp (chỉ khoảng 30-40 %) và tiềm ẩn nhiều rủi ro do điều kiện khoa học kỹ thuật còn kém, chuyên môn Bác sĩ còn hạn chế, nên trong hàng thập kỷ, kỹ thuật này dường như bị lãng quên và rất hiếm ca điều trị.
Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân nhận thấy rằng, sự phát triển về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo hiện đại có thể giúp cải tiến kỹ thuật Implant dưới màng xương để nâng cao tỷ lệ thành công cũng như hạn chế tối đa những biến chứng khi thực hiện.
Thay vì sử dụng trụ Implant để cấy vào xương hàm hay xương gò má, kỹ thuật Implant dưới màng xương sử dụng bộ vật liệu cấy ghép riêng biệt đặt ở vị trí dưới màng xương (vị trí trên xương hàm và bên dưới nướu).
Bộ cấy ghép gồm một khung kim loại được thiết kế và chế tác phù hợp với cấu trúc giải phẫu xương hàm, ôm khít vào phần xương còn lại, tạo giá đỡ cho những trụ Implant được gắn trên khung kim loại bằng các con vis đặc biệt. Sau đó, Bác sĩ sẽ phục hình răng bán phần hoặc toàn phần lên trụ Implant để bệnh nhân ăn nhai và tự tin cười, giao tiếp.
Kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa về hình thức giống với Implant dưới màng xương, tuy nhiên quá trình thực hiện sẽ ứng dụng các công nghệ nha khoa kỹ thuật số nhằm giảm số lần phẫu thuật từ 2 lần xuống còn 1 lần, tăng độ chính xác của bộ cấy ghép Implant, từ đó nâng tỷ lệ thành công lên đến 95-97 %, tránh được những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Với chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm điều trị trên 25 năm và sự hỗ trợ của đội ngũ trợ thủ đắc lực, TS.BS Võ Văn Nhân đã thực hiện thành công mỹ mãn ca điều trị cấy ghép Implant cá nhân hóa cho bệnh nhân không răng bẩm sinh N.K.T, mở ra một tương lai mới cho ngành Implant nha khoa. Sau điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, phục hình vững chắc, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống như với răng thật và tự tin sống trọn vẹn mỗi ngày.
Sự thành công khi ứng dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa của TS.BS Võ Văn Nhân đã mở ra hy vọng cho những bệnh nhân có tình trạng lâm sàng phức tạp, không thể cấy ghép Implant thông thường như bệnh nhân không răng bẩm sinh, bệnh nhân bị ung thư phải cắt đoạn xương hàm, bệnh nhân cao tuổi nhiều bệnh nền…
Đánh giá kỹ thuật Implant cá nhân hóa, các chuyên gia trong ngành Implant nhận định đây là phương pháp cấy Implant hạn chế xâm lấn, mang lại nhiều lợi ích cho trường hợp mất răng tiêu xương trầm trọng, độ ổn định dài lâu, khả năng phục hình đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ.
Lợi ích và thách thức của kỹ thuật Implant cá nhân hóa
Cấy ghép Implant dưới màng xương mang đến những ưu điểm vượt trội như: không phụ thuộc vào kích thước và chất lượng xương hàm, hạn chế tối đa xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí ghép xương, nâng xoang, hạn chế đau và chảy máu khi phẫu thuật…
Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng đặt ra nhiều thách thức khi thực hiện như: khó thu thập dữ liệu do tình trạng xương hàm quá mỏng, việc thiết kế và chế tác bộ cấy ghép được thực hiện tại nước ngoài nên cần có dữ liệu chính xác và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bác sĩ Việt Nam và các kỹ thuật viên nước ngoài.
Bên cạnh đó, tình trạng xương hàm nhiều bất lợi cũng dẫn đến thách thức khi đặt Implant. Làm sao để tận dụng lượng xương hàm ít ỏi còn lại và đặt bộ cấy ghép một cách chuẩn xác là một điều không dễ dàng. Quá trình phẫu thuật lật vạt cũng gặp khó khăn do kích thước nướu mỏng, đòi hỏi đòi hỏi đường cắt nướu trong phẫu thuật lật vạt phải khéo léo, đủ tỷ lệ nướu để đảm bảo không bị hở nướu khi lắp trụ Implant.
Như vậy, có thể thấy răng, cấy ghép Implant cá nhân hóa mang lại nhiều lợi ích, xong cũng tồn tại nhiều thách thức mà không phải bất kỳ Bác sĩ nào cũng xử lý được. Từng bước thực hiện từ thăm khám, thu thập dữ liệu, thiết kế Implant đến phẫu thuật đặt Implant và phục hình trên Implant cần đảm bảo chính xác tuyệt đối mới giúp ca điều trị thành công và không gây ra rủi ro.
Do đó, kỹ thuật Implant cá nhân hóa đòi hỏi người Bác sĩ điều trị phải tài năng vượt bậc, chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm dày dạn, để có thể đánh giá chính xác tình trạng lâm sàng và thực hiện cấy ghép Implant chuẩn xác từ những bước nhỏ nhất. Bên cạnh đó, vật liệu chế tác bộ cấy ghép Implant cần đảm bảo chất lượng để có thể tích hợp tốt với xương hàm. Đồng thời, cần ứng dụng trang thiết bị - công nghệ hiện đại để hỗ trợ một cách tốt nhất cho Bác sĩ điều trị.
Chia sẻ về kỹ thuật Implant cá nhân hóa, TS.BS Võ Văn Nhân cho biết :“Trong điều trị cấy ghép Implant cá nhân hóa, chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của ca cấy ghép. Bác sĩ là người định hướng cho kỹ thuật viên thiết kế và chế tác Implant, cũng là người chẩn đoán, lên phác đồ điều trị và đưa ra giải pháp cho những thách thức của kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa. Bên cạnh đó, cần ứng dụng các hệ thống thiết bị và công nghệ hiện đại để giúp việc cấy ghép trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm thiểu sang chấn và nâng cao tỷ lệ thành công.”
Không chỉ tiên phong trong kỹ thuật cấy ghép Implant dưới màng xương, Bác sĩ Nhân cũng là Bác sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công các kỹ thuật Implant phức tạp như: phẫu thuật dời dây thần kinh để cấy ghép Implant, cấy ghép Implant xương gò má, trồng răng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh, khâu vá màng xoang bị thủng lớn…
Trong quá trình thăm khám và điều trị, TS.BS Võ Văn Nhân đã không ngừng cập nhật và ứng dụng những công nghệ nha khoa kỹ thuật số tiên tiến nhất hiện nay như chụp phim bằng hệ thống CT Cone Beam 3D, lấy dấu răng kỹ thuật số 3D, cấy ghép Implant bằng công nghệ định vị, thiết kế nụ cười bằng công nghệ quét mặt 3 chiều, cân bằng khớp cắn bằng công nghệ T-Scan…
Lưu ý: Quá trình thực hiện các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Đặc biệt, công nghệ định vị cấy ghép Implant X-Guide Navigation đã phát huy xuất sắc ưu điểm vượt trội trong các ca điều trị phức tạp như cấy ghép Implant cá nhân hóa. Với công nghệ định vị, Bác sĩ có thể quan sát toàn bộ thao tác trên màn hình máy tính, nhờ đó có thể thực hiện chính xác từng thao tác, đặt Implant đúng vào vị trí mong muốn.
Cấy ghép răng Implant cá nhân hóa tuy là kỹ thuật mới tại Việt Nam, nhưng với những lợi ích thiết thực, chắc chắn trong tương lai, kỹ thuật này sẽ phát triển và trở thành giải pháp tuyệt vời cho những trường hợp mất răng, thiếu răng gây tiêu xương trầm trọng.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn