Đam mê chào mào

Kinh nghiệm chữa bệnh cho chim chào mào bị ho hiệu quả

Chim chào mào là loài chim được liệt vào danh sách những dòng chim có thể trang yếu và dễ mắc bệnh nhất. Trong đó, bệnh ho là một trong những bệnh phổ biến của dòng chim này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trị bệnh ho cho chim chào mào, hãy cùng tham khảo nhé.
Kinh nghiệm chữa bệnh cho chim chào mào bị ho hiệu quả

Chào mào bị ho chủ yếu là do khí hậu thay đổi. Một số trường hợp là do chim ăn cám hạt quá lớn. Khi bị ho, chim chào mào hay kêu khẹt khẹt, chét chét. Bệnh này thường khởi nguồn khá nhẹ, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ tiến triển nặng hơn.

Một số trường hợp chim chào mào bị ho và chết, còn một số thì trở thành bệnh mãn tính. Do đó, khi chim chào mào có triệu chứng ho thì bạn hãy cố gắng chữa trị dứt điểm cho nó nhé.

Cách nhận biết chào mào bị ho

Chào mào bị ho là một căn bệnh phổ biến, dễ gặp, khiến nhiều người chơi chim lo lắng. Thực tế, dấu hiệu nhận biết chim chào mào đang bị ho rất dễ, nhưng nếu bạn là người mới chơi chim, chưa tiếp xúc nhiều với chim thì cần phải quan sát kỹ thì mới có thể nhận biết.

Biểu hiện của mỗi con chim chào mào khi bị ho sẽ khác nhau, tùy thuộc vào bệnh trạng của từng con. Nếu bạn thấy chú chim chim chào mào của mình có tiếng kêu khẹt khẹt, chét chét thì rất có thể chim đang mắc bệnh ho.

Chim chào mào bị ho thường phát ra tiếng kêu khẹt khẹt, chét chét
Chim chào mào bị ho thường phát ra tiếng kêu khẹt khẹt, chét chét

Bệnh ho ở chim chào mào nếu không được chữa trị sớm thì sẽ khiến chim khó chịu, ít hót hơn bình thường. Bên cạnh đó, chim khi bị bệnh ho cũng thường hay ủ rũ, biếng ăn, thậm chí bỏ bữa liên tục.

Nguyên nhân khiến chim chào mào bị ho

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chim chào mào bị ho, trong đó có thể kể đến như:

Thay đổi thời tiết đột ngột

Nguyên nhân phổ biến khiến chim chào mào bị ho đó là khí hậu, thời tiết bị thay đổi đột ngột. Điều này khiến chim không kịp thích nghi, từ đó dẫn đến bị ho. Chẳng hạn như trời đang nóng bỗng chuyển lạnh đột ngột, hay khi thời tiết giao mùa từ lạnh chuyển sang nóng, rất có khả năng chim sẽ mắc bệnh.

Trúng gió, say nắng

Với những người mới bắt đầu chơi chim chào mào thường rất dễ mắc phải sai lầm làm cho chim bị trúng gió hoặc say nắng. Nguyên nhân thường là do chim chào mào sau khi tắm thì phơi nắng luôn, hoặc để chim chào mào ở ngoài nắng quá lâu. Điều này sẽ khiến chim rất dễ bị bệnh.

Bên cạnh đó, dòng chim chào mào cũng khá nhạy cảm. Nếu môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, có mùi khó chịu, thì chim cũng sẽ bị ho.

Chim chào mào phơi nắng quá lâu rất dễ bị ho
Chim chào mào phơi nắng quá lâu rất dễ bị ho

Chim chào mào thay lông

Giai đoạn chim chào mào thay lông là giai đoạn chim dễ mắc bệnh ho nhất. Đặc biệt, vấn đề vệ sinh, ăn uống của chim trong giai đoạn này nếu không đảm bảo thì sẽ dễ bị ho.

Sở dĩ như vậy là bởi khi thay lông, cơ thể chim tập trung năng lượng vào việc mọc lông mới, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, rất dễ bị mắc bệnh. Ngoài ra, lông tơ rụng cũng khiến cho niêm mạc hô hấp bị kích ứng, dẫn đến ho. Hơn nữa, quá trình thay lông đi kèm với những biến đổi nội tiết, có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của chim.

Xem thêm: Nên cho chim chào mào ăn gì để căng lửa, hót hay?

Cách điều trị chim chào mào bị ho hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị tình trạng chim chào mào bị ho. Dưới đây là một số kinh nghiệm của người chơi chim lâu năm chia sẻ mà bạn có thể tham khảo:

Dùng tỏi, gừng và muối

Đây được đánh giá là một trong những cách hữu hiệu nhất giúp chim chào mào khỏi bệnh ho. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít tỏi và gừng rồi đem nướng lên sao cho chỉ cháy lớp vỏ ở bên ngoài. Sau đó, bạn trộn chung và giã nguyên liệu này thật nhuyễn, trong quá trình giã hãy cho thêm một ít muối.

Dùng hỗn hợp thu được đem pha với một ít nước ấm (pha thật loãng), sau đó để nguội rồi cho chim uống. Đặc biệt chú ý trùm kín áo lồng, tránh treo lồng ở những nơi có gió lùa. Kiên trì làm theo cách thức năng trong khoảng 2 - 3 ngày là các dấu hiệu ho sẽ thuyên giảm đáng kể.

Tỏi, gừng và muối kết hợp với nhau giúp trị ho cho chim chào mào hiệu quả
Tỏi, gừng và muối kết hợp với nhau giúp trị ho cho chim chào mào hiệu quả

Dùng mật ong và nước ấm

Đây là cách trị chim chào mào bị ho đơn giản, được rất nhiều người áp dụng. Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu cổ họng và giảm các cơn ho hiệu quả. Bạn chỉ cần cho 1 thìa mật ong vào 1 cốc nước ấm, để nguội rồi cho chim uống dần.

Dùng gừng ta

Sử dụng gừng ta cũng là cách được giới chơi chim truyền miệng nhau nhiều để trị ho cho chim chào mào. Điều quan trọng là bạn phải kiếm được gừng ta (gừng ta thường nhỏ, vỏ sần sùi, có nhiều nhánh, nhiều đường vân và có bám đất xung quanh).

Gừng có tính ấm, vị cay, giúp làm ấm cơ thể, giảm ho hiệu quả. Bạn có thể giã nhỏ gừng, pha với nước ấm rồi để nguội và cho chim uống.

Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể và giảm ho hiệu quả
Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể và giảm ho hiệu quả

Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, bạn cũng cần lưu ý đến những điều sau khi trị bệnh ho cho chim chào mào:

  • Khi phát hiện thấy chim chào mào bị ho, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị bệnh cho chim càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh tiến triển nặng thì sẽ khiến chim xuống sức và chết nhanh.
  • Thức ăn cho chim chào mào phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối không cho chim ăn những loại thức bị ôi thiu, quá hạn sử dụng.
  • Không nên cho chim chào mào ăn quá nhiều vào mỗi bữa để tránh làm chim khó chịu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nên cho chim đi ngủ vào khoảng 5h-5h30 chiều, đồng thời đặt lồng chim ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh di chuyển lồng chim sau khi đã kéo áo lồng cho chim đi ngủ.

Vệ sinh lồng chim sạch sẽ, tránh ẩm thấp, gió lùa, đảm bảo lồng chim luôn ấm áp.

TS.BS Võ Văn Nhân, người luôn được biết đến với đôi “bàn tay vàng” trong lĩnh vực Implant nha khoa, cũng là một người hết mực yêu loài chim chào mào. Ông chia sẻ: “Cũng giống như việc điều trị răng cho bệnh nhân, dù là dịch vụ trám răng đơn giản hay niềng răng phức tạp, đều cần được bác sĩ thực hiện chính xác với một trái tim yêu nghề, việc chăm sóc chim chào mào cũng cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và yêu thương. Trong quá trình nuôi chim chào mào, không ít lần những chú chim chào mào của mình bị ho. Thật sự lúc đó tôi rất lo lắng. Tôi thường kiểm tra kỹ lồng, thức ăn và nước uống để loại bỏ các yếu tố gây kích ứng. Ngoài ra, tôi cũng chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cung cấp cho chim nhiều loại trái cây và rau xanh để tăng cường sức đề kháng”.

TS.BS Võ Văn Nhân đam mê loài chim chào mào
TS.BS Võ Văn Nhân đam mê loài chim chào mào

Nếu tình trạng chim chào mào bị ho không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đưa chim đến bác sĩ thú ý càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho chú chim chào mào của mình.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678