Tin tức Implant

Mẻ răng phải làm sao? Cách xử lý răng mẻ, vỡ

Bạn có thể lựa chọn giữa các phương pháp trám răng, dán sứ hay bọc sứ để khắc phục hiệu quả tình trạng mẻ răng cửa, răng hàm hay mẻ chân răng một cách hiệu quả.
Mẻ răng phải làm sao? Cách xử lý răng mẻ, vỡ

Tình trạng răng mẻ, vỡ được chia thành nhiều trường hợp khác nhau như mẻ răng cửa, răng hàm hay gãy chân răng. Đồng thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến vẻ thẫm mỹ và khả năng ăn nhai của chúng ta. Cùng Dr. Nhan tìm hiểu các giải pháp khắc phục và phòng ngừa trước các tình trạng trên.

Răng mẻ, vỡ là gì?

Tình trạng răng mẻ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai
Tình trạng răng mẻ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai

Răng mẻ hoặc vỡ là tình trạng xảy ra khi bề mặt răng bị tổn thương, có thể do va chạm mạnh, lực nhai quá lớn hoặc do bệnh lý răng miệng. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của bạn. Khi răng bị mẻ, có thể xuất hiện các vết nứt nhỏ hoặc mẻ lớn, tùy thuộc vào mức độ tổn thương.

Các trường hợp răng mẻ vỡ

Răng mẻ, vỡ sẽ có nhiều trường hợp khác nhau tùy thuộc vào mức độ mẻ, vỡ và vị trí của răng. Một số trường hợp phổ biến như:

Mẻ răng cửa: Răng cửa bị mẻ thường là một phần nhỏ của thân răng bị gãy, tạo ra các cạnh sắc hoặc hình dáng không đều. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Mẻ răng hàm: Răng hàm nằm ở vị trí sâu hơn và cứng chắc hơn so với răng cửa. Răng hàm có thể bị mẻ ở các mặt nhai, làm lộ ra lớp ngà răng bên trong. Sự mẻ này thường tạo cảm giác khó chịu và có thể dẫn đến vấn đề khi ăn nhai.

Nứt, gãy chân răng: Chân răng có thể bị nứt hoặc gãy, thường kèm theo sự xuất hiện của các triệu chứng như ê buốt hoặc đau nhức. Vết nứt có thể không nhìn thấy bên ngoài nhưng gây khó chịu cho người bệnh.

Đa số răng mẻ, vỡ sẽ xảy ra trong những hoạt động sinh hoạt của chúng ta và thường được gây ra bởi một số nguyên nhân do thói quen, tai nạn hoặc do bệnh lý răng miệng.

Nguyên nhân răng bị mẻ

Thiếu canxi gây mẻ, vỡ răng
Thiếu canxi gây mẻ, vỡ răng

Chấn thương: Các tai nạn xảy ra như va đập mạnh, té ngã,... dẫn đến răng tổn thương, mẻ, vỡ.

Thói quen ăn uống: Ăn nhiều đồ cứng, có tính acid cao hay nhiều đường gây phá hủy men răng, ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

Đánh răng không đúng cách: Đánh răng sai cách cũng sẽ ảnh hưởng đến răng, khiến cấu trúc răng yếu dần theo thời gian.

Thiếu canxi: Việc bản thân ăn uống không đủ dinh dưỡng hoặc do sức khỏe bệnh lý gây thiếu hụt canxi dẫn đến hư hỏng răng gây mẻ răng.

Sâu răng nghiêm trọng: tình trạng sâu răng ăn vào tủy gây viêm tủy hay thậm chí nghiêm trọng hơn là chết tủy, sẽ khiến thân răng trở xốp và dễ gãy vỡ hơn thông thường.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Giải quyết răng mẻ vỡ như thế nào?

Bọc răng sứ cải thiện tình trạng mẻ răng hiệu quả
Bọc răng sứ cải thiện tình trạng mẻ răng hiệu quả

Với những ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại, tình trạng răng mẻ sẽ được khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại:

Trám răng: Trám răng là phương pháp phổ biến giúp khôi phục hình dạng và chức năng của răng. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để lấp đầy vết mẻ, tạo ra bề mặt răng nhẵn mịn và bảo vệ tủy răng hiệu quả.

Dán sứ: Phương pháp dán sứ được áp dụng cho những răng mẻ nhỏ, giúp phục hồi tính thẩm mỹ mà không cần phải mài răng nhiều. Mảnh sứ sẽ được dán trực tiếp lên bề mặt răng, tạo ra một vẻ ngoài tự nhiên giống với răng thật.

Bọc sứ: Đối với các trường hợp răng mẻ lớn hoặc tổn thương nghiêm trọng, bọc sứ là giải pháp tốt nhất. Bác sĩ sẽ mài bớt một phần răng và lắp đặt một mão sứ bên ngoài, giúp bảo vệ răng và cải thiện thẩm mỹ.

Xem thêm: Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân - Chuyên gia đầu ngành Implant

Cách phòng ngừa răng mẻ

Đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Để ngăn ngừa tình trạng răng bị mẻ, bạn nên chú ý đến các thói quen sau:

Ăn thực phẩm giàu canxi: Thực phẩm giàu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa, hải sản, và rau xanh giúp củng cố sức khỏe răng miệng, làm cho răng chắc khỏe hơn.

Hạn chế ăn thực phẩm có tính acid cao: Các loại thực phẩm có tính acid như nước ngọt, trái cây chua có thể làm yếu men răng. Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ men răng tốt hơn.

Hạn chế ăn đồ ngọt: Đồ ngọt là nguyên nhân chính gây sâu răng. Hạn chế tiêu thụ đường và chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giảm nguy cơ răng bị mẻ.

Đánh răng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch các mảng bám và thức ăn thừa, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Hạn chế dùng răng cắn, xé các đồ vật cứng: Tránh sử dụng răng để mở nắp chai hay xé bao bì. Những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ răng bị mẻ.

Xem thêm: Mẻ răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Răng mẻ, vỡ là một vấn đề phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ nụ cười của bạn, liên hệ hotline 0338 56 5678 để biết thêm thông tin chi tiết.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678