Tin tức Implant

Phân biệt Implant xương gò má và Implant dưới màng xương

Cả hai kỹ thuật Implant xương gò má và Implant dưới màng xương đều là “cứu cánh” trong những trường hợp lâm sàng phức tạp. Tuy nhiên, hai kỹ thuật này đều có sự khác biệt nhất định về vị trí đặt Implant, về thiết kế Implant, về trường hợp sử dụng và về độ ổn định. Để tìm hiểu chi tiết hơn về sự khác biệt của Implant xương gò má và Implant dưới màng xương, mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
Phân biệt Implant xương gò má và Implant dưới màng xương

Implant xương gò má và Implant dưới màng xương là hai kỹ thuật cấy ghép Implant cải tiến nhằm ứng dụng trong những trường hợp tiêu xương phức tạp, không có đủ xương hàm để hỗ trợ cấy trụ Implant vào xương hàm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết để giúp bạn phân biệt hai kỹ thuật này cũng như hiểu rõ hơn về trường hợp sử dụng của từng phương pháp.

Cấy ghép Implant dưới màng xương và Implant xương gò má là gì?

Implant dưới màng xương hay còn được biết đến với thuật ngữ “Implant cá nhân hóa” là một trong những kỹ thuật Implant đặc biệt, không sử dụng trụ Implant để cấy vào xương hàm.

Cấy ghép Implant dưới màng xương không sử dụng trụ Implant cắm vào xương hàm như kỹ thuật Implant thông thường mà sử dụng bộ cấy ghép riêng biệt đặt vào vị trí dưới màng xương
Cấy ghép Implant dưới màng xương không sử dụng trụ Implant cắm vào xương hàm như kỹ thuật Implant thông thường mà sử dụng bộ cấy ghép riêng biệt đặt vào vị trí dưới màng xương

Thay vào đó, Bác sĩ sẽ sử dụng một bộ cấy ghép riêng biệt gồm một khung kim loại được đặt vào vị trí dưới màng xương (bên trên xương hàm và bên dưới nướu) và gắn các trụ Implant lên khung kim loại bằng các vis đặc biệt.

Sau khi phẫu thuật cấy bộ cấy ghép vào vị trí chỉ định, Bác sĩ sẽ chờ cho bộ cấy ghép tích hợp với xương hàm. Khi hoàn tất quá trình tích hợp xương, phục hình sẽ được gắn bên trên Implant để thực hiện ăn nhai và thẩm mỹ.

Khung kim loại sẽ ôm khít vào phần xương hàm còn lại của bệnh nhân, các trụ Implant được gắn vào khung kim loại bằng các con vis đặc biệt
Khung kim loại sẽ ôm khít vào phần xương hàm còn lại của bệnh nhân, các trụ Implant được gắn vào khung kim loại bằng các con vis đặc biệt

Bộ cấy ghép Implant dưới màng xương được thiết kế riêng biệt dựa trên dữ liệu của từng bệnh nhân cụ thể, do đó phương pháp này thể hiện rất rõ tính cá nhân hóa. Khung kim loại sẽ ôm khít vào phần xương hàm còn lại của bệnh nhân.

Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân mất 1 răng, nhiều răng, mất răng nguyên hàm hay không răng bẩm sinh, có tình trạng xương hàm bị teo mỏng nghiêm trọng, không đủ thể tích xương để cấy Implant thông thường.

Đăng ký ngay

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má. Implant xương gò má (Zygoma Implants) cũng là một trong những kỹ thuật Implant điều trị dành chong những bệnh nhân mất răng bị tiêu xương hàm nặng, không thể ghép xương hoặc không khả thi để thực hiện trồng Implant thông thường.

Cũng giống như Implant dưới màng xương, Implant xương gò má không sử dụng trụ Implant để cắm vào trong xương hà. Mà phương pháp này sẽ sử dụng loại trụ Implant được thiết kế riêng để cấy vào vùng xương gò má, hỗ trợ lực nâng đỡ cầu răng bán phần hoặc toàn phần.

Implant xương gò má sử dụng trụ Implant có kích thước dài để cấy vào vùng xương gò má theo góc nghiêng
Implant xương gò má sử dụng trụ Implant có kích thước dài để cấy vào vùng xương gò má theo góc nghiêng

Phân biệt cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương

Cả hai phương pháp cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương mang đến những lợi ích thiết thực đối với những bệnh nhân bị tiêu xương nghiêm trọng, không thể thực hiện cấy ghép Implant truyền thống.

Nếu kỹ thuật Implant xương gò má đã được nghiên cứu và ứng dụng hơn thập kỷ nay thì cấy ghép Implant dưới màng xương chỉ vừa được ứng dụng tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, hai kỹ thuật này cũng có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt như:

1. Vị trí đặt Implant

Cả hai phương pháp này không cấy Implant vào xương hàm như kỹ thuật Implant truyền thống. Tuy nhiên cấy ghép Implant dưới màng xương sử dụng bộ cấy ghép riêng biệt đặt tại vị trí dưới màng xương (nằm ở bên trên xương hàm và bên dưới nướu) còn cấy ghép Implant xương gò má sử dụng trụ Implant đặc biệt để cấy vào vị trí xương gò má.

Implant dưới màng xương và Implant xương gò má khác biệt về vị trí đặt Implant
Implant dưới màng xương và Implant xương gò má khác biệt về vị trí đặt Implant

2. Thiết kế Implant

Implant dưới màng xương sử dụng bộ cấy ghép Implant gồm một khung kim loại được thiết kế cá nhân hóa dựa theo cấu trúc giải phẫu xương hàm của bệnh nhân, ôm khít phần xương hàm còn lại của bệnh nhân. Các trụ Implant sẽ được gắn cố định vào khung kim loại này thông qua các vis đặc biệt. Số lượng trụ phụ thuộc vào số lượng răng cần cấy ghép. Implant xương gò má sử dụng các trụ Implant dài khoảng 30-60 mm (gấp 2-3 lần trụ Implant thông thường). Trụ Implant có hình dáng thon dài và gấp khúc theo góc độ của từng vị trí răng mất. Tùy theo phục hình bán phần hay toàn phần mà Bác sĩ sẽ cấy 2 hoặc 4 trụ Implant xương gò má.

Implant xương gò má không có khung kim loại như Implant dưới màng xương, thiết kế Implant thon dài (gấp 2-3 lần trụ thông thường)
Implant xương gò má không có khung kim loại như Implant dưới màng xương, thiết kế Implant thon dài (gấp 2-3 lần trụ thông thường)

3. Độ ổn định của Implant

Xét về độ ổn định, xương gò má là vị trí thuận lợi cho phép nâng đỡ trụ Implant tạo lực chắc chắn và ổn định cho phục hình bên trên thực hiện chức năng ăn nhai.

Còn cấy ghép Implant dưới màng xương sẽ dựa vào mô nướu xung quanh với phần xương hàm ít ỏi còn lại để nâng đỡ trụ Implant, do đó độ ổn định và tải lực có phần kém hơn kỹ thuật Implant thông thường hay Implant xương gò má.

Implant dưới màng xương dựa vào mô nướu xung quanh với phần xương hàm còn lại để nâng đỡ trụ Implant
Implant dưới màng xương dựa vào mô nướu xung quanh với phần xương hàm còn lại để nâng đỡ trụ Implant

Tuy nhiên, trong những trường hợp lâm sàng phức tạp, bệnh nhân bị hoại tử xương hàm, bị cắt đoạn xương hàm, bệnh nhân không răng bẩm sinh có xương hàm quá mỏng… ngay cả Implant xương gò má cũng không hỗ trợ được thì cấy ghép Implant dưới màng xương là giải pháp tối ưu để phục hình răng và tăng cường chức năng ăn nhai, mang lại nụ cười thẩm mỹ cho bệnh nhân để giúp họ tự tin hòa nhập cộng đồng.

4. Trường hợp sử dụng

Cấy ghép Implant xương gò má được chỉ định cho những bệnh nhân mất răng có tình trạng tiêu xương nặng, chất lượng xương kém, mật độ xương thấp không thể nâng đỡ trụ Implant nếu cấy Implant vào xương hàm. Implant xương gò má chỉ dành cho những bệnh nhân mất vùng răng trong hàm trên.

Cấy ghép Implant dưới màng xương được chỉ định cho những bệnh nhân không thể điều trị bằng Implant thông thường, thậm chí với phương pháp Implant xương gò má cũng không khả thi. Implant dưới màng xương có thể phục hình cả răng hàm trên và răng hàm dưới.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Lưu ý khi thực hiện Implant dưới màng xương và Implant xương gò má

Cấy ghép Implant dưới màng xương và Implant xương gò má đều mang lại hiệu quả phục hình tuyệt vời cho những bệnh nhân mất răng bị tiêu xương phức tạp mà không cần trải qua quá trình ghép xương - kỹ thuật tăng cường xương thường gặp khi cấy Implant truyền thống.

Tuy nhiên, vì những đặc điểm riêng biệt về vị trí, thiết kế Implant cũng như những bất lợi về cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân nên Implant xương gò má và Implant dưới màng xương được đánh giá là 2 kỹ thuật Implant có độ khó nhất nhì trong lĩnh vực Implant nha khoa.

Implant dưới màng xương và Implant xương gò má là hai kỹ thuật Implant phức tạp, đòi hỏi yêu cầu cao về Bác sĩ và công nghệ ứng dụng
Implant dưới màng xương và Implant xương gò má là hai kỹ thuật Implant phức tạp, đòi hỏi yêu cầu cao về Bác sĩ và công nghệ ứng dụng

Quá trình thực hiện Implant xương gò má và Implant dưới màng xương yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ cũng như kết hợp ứng dụng công nghệ nha khoa hiện đại mới có thể đảm bảo thành công, hiệu quả và không biến chứng. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín, chuyên gia trồng răng Implant giỏi để nâng cao tỷ lệ thành công và đảm bảo an toàn khi thực hiện.

Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân được xem là người mở đường khi tiên phong thực hiện cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương, mang lại niềm hy vọng cho những bệnh nhân tưởng chừng như không còn cơ hội điều trị mất răng với giải pháp Implant.

Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân là Bác sĩ Việt Nam tiên phong thực hiện hai kỹ thuật Implant xương gò má và Implant dưới màng xương
Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân là Bác sĩ Việt Nam tiên phong thực hiện hai kỹ thuật Implant xương gò má và Implant dưới màng xương

Cách đây hơn 10 năm, sự thành công của Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân khi thực hiện kỹ thuật Implant xương gò má đã gây được tiếng vang lớn trong nước và cả quốc tế, đưa nền nha khoa Việt Nam vươn tầm thế giới.

Đến nay, Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân một lần nữa ghi dấu ấn đặc biệt trong lĩnh vực Implant nha khoa hiện đại khi ứng dụng thành công kỹ thuật Implant dưới màng xương cho những bệnh nhân tiêu xương phức tạp.

Theo TS.BS Võ Văn Nhân, sự thành công của cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề của Bác sĩ, sức khỏe răng miệng và độ ổn định hàm của bệnh nhân, cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ được sử dụng, hệ thống vô trùng, cách chăm sóc hậu phẫu… Đặc biệt, quá trình điều trị cần đảm bảo tuyệt đối chính xác ở từng bước thực hiện mới có thể tránh được sai sót và những rủi ro.

Để biết được bản thân phù hợp với phương pháp Implant xương gò má hay Implant dưới màng xương, bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng bởi chuyên gia Implant giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Vui lòng liên hệ nếu bạn cần được tư vấn cụ thể từ Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân nhé!

Liên hệ

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678