Tin tức Implant

Thiếu răng bẩm sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu răng bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn gây mất thẩm mỹ gương mặt, khiến người bệnh tự ti và đánh mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu thêm về hội chứng thiếu răng bẩm sinh để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị phù hợp trong bài viết này!
Thiếu răng bẩm sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu răng bẩm sinh là một tình trạng mà một hoặc nhiều răng không mọc lên do thiếu mầm răng. Đây là một dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cả hàm trên và hàm dưới. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về chức năng ăn nhai, phát âm, cản trở đến quá trình giao tiếp hằng ngày của người bệnh.

Trước đây, việc khắc phục tình trạng thiếu răng bẩm sinh còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, với sự phát triển của Y học hiện đại, những người gặp phải tình trạng này đã có nhiều cơ hội để tìm lại nụ cười, tự tin sở hữu một hàm răng đều đẹp và chắc khỏe.

Tìm hiểu về tình trạng thiếu răng bẩm sinh

Nụ cười - điều tưởng chừng như đơn giản và hiển nhiên nhưng lại là ước mơ xa xỉ của những người kém may mắn khi bị khiếm khuyết về răng miệng. Đặc biệt, một số trường hợp bị thiếu răng bẩm sinh, thậm chí là không răng đã khiến cho cuộc đời của họ trở nên tăm tối và mất dần đi hy vọng về một nụ cười trọn vẹn như bao người.

Thiếu răng bẩm sinh là một vấn đề về răng hàm mặt mà nhiều người gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra bị thiếu răng nhưng nhiều nhất là do sự đột biến gen trong quá trình phát triển răng, đặc biệt là các gen PAX9, MSX1, AXIN 2, EDA. Người bệnh có thể thiếu nhiều răng thậm chí là thiếu toàn bộ răng (không có một chiếc răng nào). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống, vấn đề giao tiếp và đặc biệt là gây ra các vấn đề tâm lý ở trẻ nhỏ.

Hội chứng thiếu răng bẩm sinh
Hội chứng thiếu răng bẩm sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh như:

Yếu tố di truyền

Thiếu mầm răng vĩnh viễn do bị đột biến gen, hội chứng loạn sản ngoại bì.

Trẻ nhỏ hoặc mẹ bị mắc bệnh sởi Đức (Rubella) khi mang thai hoặc xạ trị đầu, mặt, cổ.

Các bệnh liên quan như khe hở môi vòm miệng, hội chứng Down, Rieger, Hajdu-Cheney đều có thể là nguyên nhân làm thiếu răng bẩm sinh ở trẻ.

Ngoài ra, các chấn thương, viêm nhiễm hoặc rối loạn phát triển, điều trị tia xạ cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ.

Hậu quả của hội chứng thiếu răng bẩm sinh

Thiếu răng bẩm sinh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh:

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Việc thiếu đi một chiếc răng trên cung hàm ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai, thức ăn không được nhai kỹ, gây áp lực cho hệ tiêu hóa từ đó dễ mắc phải các bệnh về đường ruột và dạ dày. Chưa kể, một số trường hợp bị thiếu nhiều răng thậm chí là không răng bẩm sinh càng khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn, người bệnh chỉ có thể ăn được các thức ăn mềm như cháo loãng, súp, … về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giảm thẩm mỹ khuôn mặt

Nụ cười là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của một người. Thiếu răng sẽ khiến nụ cười trở nên thiếu tự nhiên, có khoảng trống, gây mất thẩm mỹ và làm giảm sự tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó, việc thiếu răng/không răng bẩm sinh còn làm cho khuôn mặt mất đi sự cân đối, má bị hóp và lão hóa sớm.

Thiếu răng/không răng bẩm sinh khiến khuôn miệng bị móm và già đi trước tuổi
Thiếu răng/không răng bẩm sinh khiến khuôn miệng bị móm và già đi trước tuổi

Ảnh hưởng đến việc phát âm

Răng, lưỡi, miệng là 3 bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát âm. Khi thiếu răng bẩm sinh sẽ làm mất đi tương quan giữa răng - môi - lưỡi, khiến cho giọng nói bị ngọng đi, hạn chế khả năng phát âm chuẩn và ảnh hưởng đến việc giao tiếp hằng ngày.

Tiêu xương hàm

Thiếu răng bẩm sinh đồng nghĩa với việc bạn sẽ thiếu đi chân răng, làm giảm kích thích cần thiết cho quá trình tái tạo xương, dẫn đến việc tiêu xương ổ răng. Khi xương hàm bị tiêu sẽ dẫn đến các hệ lụy khác như sai lệch khớp cắn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, hôi miệng, viêm nha chu, … Đặc biệt, khi xương hàm bị tiêu nhiều, quá trình phục hình lại răng bằng các phương pháp cấy ghép Implant sẽ gặp nhiều khó khăn, bắt buộc người bệnh phải thực hiện ghép xương và trải qua các cuộc phẫu thuật cần thiết khác.
Xem thêm:

Hội chứng loạn sản ngoại bì không răng bẩm sinh

Thiếu răng bẩm sinh là khi thiếu đi một hoặc nhiều chiếc răng trên cung hàm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt hơn đó là người bệnh bị thiếu toàn bộ răng. Đây được gọi là hội chứng loạn sản ngoại bì - một tình trạng y khoa hiếm gặp, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của bệnh nhân. Người bệnh mắc loạn sản ngoại bì có thể có một số biểu hiện sau:

Trán cao, má hóp, mũi 'yên ngựa', vùng da quanh mắt nhăn nheo và sẫm màu (dấu hiệu của chứng tăng sắc tố da).

Môi dày và hơi lồi, bị khô nứt do tuyến nước bọt giảm và không có tuyến phụ trong miệng nên không chịu được nhiệt.

Tóc dễ gãy rụng, tóc thưa, thiếu lông mi, lông mày hay thưa.

Bất thường về hình dạng răng: Răng có thể mọc lệch, răng nanh, răng thưa, hoặc thậm chí là mất răng do không có mầm răng trong xương hàm, tiêu xương ổ răng và nghiêm trọng nhất là không có răng.

Giảm tiết mồ hôi: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng, còn được biết đến với tên gọi hội chứng Christ-Siemens-Touraine.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh

Những người mắc phải hội chứng loạn sản ngoại bì không răng bẩm sinh không chỉ đối mặt với những khó khăn về mặt thể chất mà còn phải chịu đựng những áp lực tâm lý nặng nề. Họ thường xuyên bị kỳ thị và coi thường, dẫn đến tâm trạng khép kín và sợ hãi.

Xem thêm: Nha khoa Nhân Tâm điều trị cho bệnh nhân loạn sản ngoại bì

Nguyên nhân của hội chứng không răng bẩm sinh thường là kết quả của biến đổi gen và yếu tố di truyền. Đây không chỉ là một dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến một cấu trúc ngoại bì, mà có thể là của 2 hoặc nhiều cấu trúc ngoại bì. Theo ước tính, tỷ lệ loạn sản ngoại bì khoảng 1/100000 và tính đến thời điểm hiện tại đã xác định được hơn 150 biểu hiện khác nhau của bệnh.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Trồng lại răng cho bệnh nhân thiếu răng/không răng bẩm sinh

Cho đến nay, hội chứng loạn sản ngoại bì không răng bẩm sinh vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, với sự phát triển của Y học hiện đại, các triệu chứng của bệnh có thể được khắc phục bằng việc kết hợp điều trị và kiểm soát của nhiều bác sĩ chuyên khoa bao gồm: bác sĩ da liễu, bác sĩ nha khoa, bác sĩ tâm lý.

Đối với các bệnh nhân thiếu răng/không răng bẩm sinh, việc phục hồi lại răng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các trường hợp mất răng thông thường. Vì không có răng bẩm sinh nên xương hàm của các bệnh nhân này đã bị tiêu đi rất nhiều, nướu cũng teo đét nên việc sử dụng các kỹ thuật thông thường như hàm giả tháo lắp chắc chắn không mang lại kết quả tối ưu. Lúc này, cấy ghép Implant được xem là phương pháp an toàn và có hiệu quả nhất, giúp phục hồi lại chân răng và thân răng, mang đến cho người bệnh một nụ cười trọn vẹn.

Phần xương hàm bị tiêu trầm trọng của bệnh nhân không răng bẩm sinh
Phần xương hàm bị tiêu trầm trọng của bệnh nhân không răng bẩm sinh

Nha khoa Nhân Tâm đã tiếp nhận để điều trị và đang theo dõi cho hàng chục trường hợp bệnh nhân không răng bẩm sinh. Một vấn đề khó khăn khi trồng răng cho những bệnh nhân này đó là phần xương của họ bị tiêu rất nhiều thậm chí không có xương ổ răng. Chính vì vậy, việc cấy ghép Implant thông thường là không khả thi.

Ts.Bs Võ Văn Nhân - Giám đốc chuyên môn Nha khoa Nhân Tâm đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má và mới đây nhất là Implant cá nhân hóa. Đây là hai kỹ thuật cấy ghép Implant hiện đại nhất, được bác sĩ chỉ định riêng cho các trường hợp đặc biệt khó, điển hình là bệnh nhân không răng bẩm sinh, bệnh nhân bị hoại tử xương hàm mặt, bệnh nhân khe hở môi vòm miệng, người lớn tuổi có nhiều bệnh nền, bệnh nhân đã từng cấy ghép Implant nhưng thất bại, …

Một trong những ca phẫu thuật đặc biệt nhất cho bệnh nhân không răng bẩm sinh phải kể đến trường hợp của bạn Đặng Xuân Mai. Theo Ts.Bs Võ Văn Nhân cho biết: Bệnh nhân không có mầm răng và bị tiêu xương trầm trọng, đặc biệt là phần xương của hàm trên dường như không còn một chút nào (mỏng như tờ giấy). Thông thường, với những tình trạng này, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má để phục hồi lại răng, tuy nhiên một điều không may mắn ở bạn Xuân Mai đó là bạn có một gương mặt rất ốm, nó kéo theo phần xương gò má cũng bị mỏng và implant xương gò má cũng không thể thực hiện.

Trường hợp của Đ.X.M là một ca vô cùng phức tạp
Trường hợp của Đ.X.M là một ca vô cùng phức tạp

Đây là một thách thức lớn về mặt kỹ thuật của tập thể y bác sĩ của Nha khoa Nhân Tâm. Quyết tâm không từ bỏ đi hy vọng cuối cùng của người bệnh, Ts.Bs Võ Văn Nhân đã dày công nghiên cứu và tìm ra kỹ thuật Implant cá nhân hóa. Implant cá nhân hóa là kỹ thuật cấy ghép Implant được thiết kế và chế tạo riêng biệt theo tình trạng xương hàm của mỗi bệnh nhân, đảm bảo độ chính xác cao và khả năng tích hợp tốt nhất với cơ thể.

Khác với trồng răng Implant thông thường, Implant cá nhân hóa sử dụng một khung kim loại đặt bên dưới nướu và bên trên xương hàm, sau đó các trụ Implant sẽ được gắn cố định trên khung kim loại. Implant cá nhân hóa được xem là "cứu cánh" sau cùng cho những bệnh nhân có tình trạng xương hàm bị tiêu nghiêm trọng, không thể ghép xương hay cấy Implant thông thường.

Implant cá nhân hóa
Implant cá nhân hóa

Quá trình điều trị cho Xuân Mai được thực hiện hoàn toàn bằng kỹ thuật số, đảm bảo an toàn, tăng độ chính xác và nâng cao tỷ lệ thành công. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công và sau 2 năm điều trị, Xuân Mai như được “lột xác” hoàn toàn.
Giờ đây, cô không chỉ có được một hàm răng chắc khỏe để thoải mái ăn nhai mà còn mang lại cho Mai sự tự tin, niềm hạnh phúc to lớn mà trước đây cô chưa từng được cảm nhận.

Nụ cười mới sau khi được bác sĩ giúp Mai tìm lại nụ cười
Nụ cười mới sau khi được bác sĩ giúp Mai tìm lại nụ cười

Hội chứng thiếu răng bẩm sinh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu đến từ yếu tố di truyền. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn nhưng các triệu chứng, bệnh lý của người bệnh hoàn toàn có thể can thiệp bằng các biện pháp Y khoa hiện đại. Trong đó, trồng lại răng cho những bệnh nhân không răng bẩm sinh là điều thực sự cần thiết và cần được tập trung điều trị sớm để mang đến hiệu quả cao nhất.

Quá trình cấy ghép Implant cho những bệnh nhân thiếu răng bẩm sinh là vô cùng khó khăn, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, am hiểu cấu trúc giải phẫu răng hàm mặt. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại để giúp quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, tăng độ chính xác và giảm thiểu tối đa những biến chứng trong và sau khi phẫu thuật. Liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm qua số hotline 0338 56 5678 để được tư vấn miễn phí nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe răng miệng.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678