Đam mê chào mào

Tiêu chí chấm thi chào mào miền Bắc

Trong cộng đồng yêu thích và chăm sóc chim chào mào, những cuộc thi đấu không chỉ là dịp để các chú chim thể hiện khả năng vượt trội mà còn là cơ hội để người nuôi chim giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những tiêu chí chấm thi chào mào miền Bắc cũng như quy trình tổ chức một hội thi tiêu chuẩn.
Tiêu chí chấm thi chào mào miền Bắc

Tiêu chí đánh giá chim

Hội thi chim chào mào miền Bắc được tổ chức với tiêu chí đánh giá rõ ràng, trong đó yếu tố Đấu - Hót là cơ sở chính để lựa chọn chim chiến thắng. Các tiêu chí dưới đây được chi tiết hóa để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình chấm thi.

Đấu và Hót

Đấu được coi là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc đánh giá. Chim phải thể hiện sự quyết liệt trong việc đấu lại đối thủ, có thái độ nhảy cầu rõ ràng và đối diện với đối thủ để “đấu” (găm mặt về phía đối thủ). Nếu chim không thể hiện được điều này, sẽ bị loại ngay từ vòng đầu.

  • Chim chào mào sẽ bị đánh giá là không có nhịp đấu tập trung nếu chim quay mặt ra hướng không có đối thủ hoặc di chuyển tìm ra ngoài giàn mà không găm mặt về phía đối thủ. Ngoài ra, chim liên tục đi ăn hoặc uống nước kéo dài hoặc nhiều lần trong một vòng đấu.
  • Chim có thái độ thi đấu yếu sẽ được đánh giá thấp nếu chim đứng xù lông, không ra phách đấu, hoặc đứng lâu ở một vị trí mà không thể hiện sự chủ động. Chim không tham gia thi đấu tích cực, đứng lâu ở dưới cầu chính hoặc dưới sàn.
Đấu - Hót là cơ sở chính để lựa chọn chim chiến thắng
Đấu - Hót là cơ sở chính để lựa chọn chim chiến thắng

Về giọng hót, trong một vòng đấu 6 phút, chim chào mào phải ra giọng đấu được tối thiểu 5 lần, hoặc tối thiểu 3 lần với vòng đấu 3 phút để đạt yêu cầu. Ché là đỉnh cao của chim chào mào đấu hót. Chim nào có ché (hoặc nhiều ché) rõ ràng sẽ được đánh giá cao. Các âm thanh như kêu, gọi, quát không được tính.

Cánh

Cánh là yếu tố phụ nhưng cũng rất quan trọng trong tiêu chí chấm thi chào mào miền Bắc. Chim có khả năng kết hợp chơi cánh hoặc bung xoè để dọa đối thủ sẽ được đánh giá cao hơn.

Quy trình vận hành hội thi mở rộng

Treo Lồng

Khi treo lồng, cửa lồng hướng ra phía giám khảo đứng chấm, mỗi lồng cách nhau khoảng 10 cm. Trong suốt quá trình thi, việc treo lồng cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo tính công bằng cho tất cả các chú chim tham gia thi đấu.

Ổn định giàn

Thời gian 3 phút được dành cho chim chào mào làm quen với không gian xung quanh. Trong thời gian này, giám khảo sẽ quan sát trong phạm vi bảng của mình để đảm bảo khoảng cách các lồng, xem có lồng nào quên quay ống nước, số báo danh ở vị trí khó quan sát… và điều chỉnh để quá trình chấm thi không bị gián đoạn.

Bảng đấu và phương án dồn lồng

Bảng đấu được phân chia rõ ràng bằng dây buộc đánh dấu tại các cột dàn để xác định từng khu vực. Sau khi hạ chim, giám khảo sẽ thực hiện việc dồn lồng bằng cách lấy lồng chim ở phía ngoài cùng trong khu vực mình phụ trách để trám vào vị trí của lồng đã bị hạ. Lồng chim ở vị trí ngoài cùng sẽ được ưu tiên di chuyển trước và đặt vào vị trí trống sâu nhất trong số lồng đã bị hạ.

Hội thi chim chào mào được tổ chức rất bài bản
Hội thi chim chào mào được tổ chức rất bài bản

Nếu có hai lồng cùng nằm ở ngoài biên, lồng ở dây trước sẽ được di chuyển trước. Trong quá trình này, giám khảo cần lưu ý không dồn lồng từ khu vực của giám khảo khác vào khu vực của mình.

Với các lồng chim bị hạ trực tiếp trong lúc chấm thi, việc trám lồng sẽ được thực hiện sau khi kết thúc vòng đấu. Nếu sau khi dồn lồng vẫn còn lồng chim lẻ ra ngoài, giám khảo có quyền điều chỉnh lồng này sang khu vực khác để đảm bảo bảng đấu được sắp xếp gọn gàng và cân đối.

Trả lồng

Sau khi chim bị hạ, giám khảo sẽ để chim bị hạ về phía sau bàn của mình ngồi khoảng 2m. Bộ phận hỗ trợ hội thi nhận lồng và di chuyển ra khu vực trả lồng. Việc trả lồng sẽ có bộ phận phụ trách riêng, bộ phận hỗ trợ hội thi và giám khảo không được trả lồng nhằm tránh các sai sót không mong muốn.

Xem thêm: Vì sao chim chào mào bị rớt lửa?

Các giai đoạn trong hội thi

1. Giai đoạn sơ loại (Từ Vòng 1 đến vòng 4)

  • Thời gian thi: 6 phút mỗi vòng.
  • Tiêu chí hạ chim: Các chim bị hạ sẽ rơi vào các trường hợp như tắm quá lâu, gãi rỉa thành giàn, có tật lỗi như ngoái, ngửa, lộn, hoặc không tham gia thi đấu. Trong trường hợp chim tuốt cánh nhanh hoặc chấm nhanh vào lông mà không phải gãi rỉa, sẽ không bị hạ.

2. Giai đoạn vòng loại (Vòng 5 đến vòng 9)

  • Thời gian thi: 6 phút mỗi vòng.
  • Tiêu chí hạ: Giám khảo sẽ căn cứ vào các tiêu chí trong biên bản để quyết định việc hạ chim. Lưu ý: Chim gãi rỉa nhưng sau đó quay lại thi đấu bình thường sẽ không bị hạ.
Hội thi chim chào mào phải trải qua nhiều vòng loại để lựa chọn chú chim chào mào xuất sắc nhất
Hội thi chim chào mào phải trải qua nhiều vòng loại để lựa chọn chú chim chào mào xuất sắc nhất

3. Giai đoạn chọn chim (Sau vòng 10)

  • Thời gian thi: 6 phút mỗi vòng.
  • Tiêu chí hạ: Giám khảo sẽ căn cứ vào các tiêu chí trong biên bản để hạ chim.

Lưu ý: Chim thi đấu không tập trung hoặc không ra phách đấu rõ ràng sẽ bị hạ. Chim gãi rỉa cần phải kèm theo đấu nổi trội để tiếp tục đi tiếp.

4. Vòng Top Chim

  • Thời gian thi: 3 phút mỗi vòng.
  • Tiêu chí hạ: Chim cần phải bật ché và không mắc lỗi như đi ăn uống kéo dài, đứng đấu dưới sàn, hoặc nhảy ra hướng không có đối thủ.

5. Vòng Top 10 và Chung kết

  • Top 10: Các giám khảo sẽ xếp lồng chim theo số báo danh từ nhỏ đến lớn và sau đó mời chủ chim vào chăm sóc chim.
  • Chung kết: Diễn ra với 4 chim, sau khi đảo vị trí cho chim, giám khảo sẽ đánh giá thái độ thi đấu trước khi đến mỏ và cánh.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân không chỉ là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa mà còn là một người yêu thích chim chào mào. Với niềm đam mê và sự tận tâm, bác sĩ Nhân đã tham gia nhiều hội thi chim chào mào và gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá. Những thành tích này không chỉ khẳng định sự am hiểu của bác sĩ trong lĩnh vực chăm sóc chim mà còn thể hiện tinh thần cầu tiến và cống hiến trong mọi hoạt động mà ông tham gia.

TS.BS Võ Văn Nhân là bác sĩ nha khoa nhưng có niềm đam mê với loài chim chào mào
TS.BS Võ Văn Nhân là bác sĩ nha khoa nhưng có niềm đam mê với loài chim chào mào

Hội thi chim chào mào miền Bắc là một sân chơi thú vị cho những người yêu thích loài chim này. Quy trình chấm thi và các tiêu chí đánh giá giúp nâng cao chất lượng cuộc thi, đồng thời đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Chú chim có giọng hót hay, phong thái mạnh mẽ, và thái độ thi đấu tốt sẽ là những ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị cao nhất.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678