Tìm hiểu quy trình cấy ghép implant xương bướm
Cấy ghép Implant xương bướm là một bước tiến lớn trong nha khoa, mở ra hy vọng cho những người mất răng ở vùng sau xương hàm trên.
Với những ưu điểm vượt trội và ưu việt khi các kỹ thuật truyền thống không thể thực hiện được, cấy ghép implant xương bướm đã và đang được nhiều bác sĩ trên trên thế giới áp dụng thành công trên bệnh nhân.
Quy trình cấy ghép Implant xương bướm đặc biệt vì trụ implant có vị trí đặt hoàn toàn khác biệt phương pháp truyền thống.
Lịch sử ra đời kỹ thuật cấy ghép implant xương bướm
Phương pháp cấy ghép Implant trải qua nhiều giai đoạn để hình thành và phát triển, đánh dấu bởi những bước tiến vượt bậc trong ngành nha khoa.
Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1960, khi Giáo sư P.I. Branemark, người được mệnh danh là "cha đẻ" của kỹ thuật trồng răng Implant, đã có một phát hiện vô cùng quan trọng. Ông nhận thấy rằng titanium, một loại kim loại rất đặc biệt, có khả năng kết hợp một cách hoàn hảo với xương của con người. Khám phá của Giáo sư Branemark đã mở ra một kỷ nguyên mới trong nha khoa hiện đại và cũng chính là nền tảng cho sự ra đời của các chiếc răng Implant như ngày nay, mang đến nụ cười tự tin cho hàng triệu người trên thế giới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhận thấy một điều: việc trồng răng Implant ở phần trước của hàm trên (gần mũi) thường dễ thành công hơn so với vùng sau xương hàm (gần cuống lưỡi). Nguyên nhân chính nằm ở cấu trúc của xương hàm. Phần sau của hàm trên có một cấu trúc phức tạp hơn, với nhiều lỗ rỗng và chất lượng xương không đồng đều. Hơn nữa, mật độ xương ở vùng sau thường ít hơn so với vùng xương hàm trước. Điều này khiến việc đặt implant trở nên khó khăn hơn và dễ xảy ra biến chứng.
Để giải quyết vấn đề thiếu xương ở vùng sau xương hàm trên, các bác sĩ lúc bấy giờ đã đưa ra nhiều phương pháp để cải thiện như nâng xoang, ghép xương, cấy ghép nghiêng và cấy ghép xương gò má (implant zygoma). Tuy nhiên, những phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro như tổn thương xoang, ghép xương không thành công, hoặc các vấn đề liên quan đến gây mê ở những bệnh nhân mắc bệnh lý hệ thống mãn tính như huyết áp cao, vấn đề tim mạch,…
Để giảm thiểu các rủi ro này, các bác sĩ đã tìm ra một vùng xương mới để cấy ghép, đó là vùng xương bướm (pterygoid). Vùng này nằm ở phía sau xoang hàm trên và có lượng xương tương đối ổn định. Việc cấy ghép vào vùng xương bướm được gọi là cấy ghép implant xương bướm (implant pterygoid). Phương pháp này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 bởi bác sĩ Tulasne.
Cho đến ngày nay, cấy ghép implant xương bướm là một giải pháp tối ưu cho những bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên nghiêm trọng.
Kỹ thuật implant xương bướm
Các kỹ thuật cấy ghép hiện đại đã mang đến một giải pháp thay thế tối ưu cho các phương pháp ghép xương truyền thống, đó là cấy ghép implant xương bướm.
Đây là một kỹ thuật cấy ghép nha khoa đặc biệt. Thay vì cố định trụ implant nha khoa thẳng đứng, bác sĩ sẽ đặt trụ implant theo góc nghiêng 45 độ xéo về phía sau, xuyên qua xương hàm và đi vào giữa hai cánh của xương cánh bướm. Điều này giúp tránh được các thủ thuật phức tạp như nâng xoang hay ghép xương, rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu cảm giác đau cho bệnh nhân.
Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp với những trường hợp xương hàm trên bị tiêu nghiêm trọng, không đủ điều kiện để cấy ghép implant truyền thống.
Ưu điểm của cấy ghép implant xương bướm
Cấy ghép implant xương bướm là một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực nha khoa, giúp khắc phục những hạn chế của các phương pháp truyền thống,được kiểm nghiệm thực tế cho thấy tỷ lệ thành công cao trên 90%:
- Không cần nâng xoang: Đây là một ưu điểm lớn so với các phương pháp cấy ghép truyền thống, đặc biệt đối với những người bị tiêu xương hàm trên nghiêm trọng. Kỹ thuật cấy ghép xương cánh bướm là một giải pháp tối ưu cho các trường hợp mắc bệnh lý xoang, cho phép đặt trụ implant trực tiếp vào xương tự thân mà không cần thực hiện thủ thuật nâng xoang.
- Không cần ghép xương: Bằng cách tận dụng cấu trúc xương cánh bướm, kỹ thuật này giúp loại bỏ giai đoạn ghép xương, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị, phục hồi nhanh chóng và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
- Kết hợp với các kỹ thuật khác: Cấy ghép Implant xương bướm có thể được kết hợp linh hoạt với các kỹ thuật nha khoa hiện đại khác như Implant xương gò má (zygoma) và Implant all-on-X để mang đến những giải pháp phục hình toàn diện cho các trường hợp mất răng nghiêm trọng. Nhờ đó, bệnh nhân có thể sở hữu hàm răng cố định, chắc chắn và thẩm mỹ mà không cần trải qua phẫu thuật ghép xương phức tạp.
- Ổn định và bền vững: trụ implant được cố định vào xương bướm tạo nên một liên kết sinh học vững chắc, đảm bảo răng sứ được gắn lên trên sẽ bền vững và ổn định trong thời gian dài, ăn nhai hiệu quả.
- Tích hợp xương tốt: Xương bướm là một vùng xương vững chắc, do đó trụ implant được làm vật liệu titanium có tính tương thích sinh học cao sẽ được tích hợp vào xương rất tốt và bền vững.
Xem thêm: So sánh phương pháp Implant chân bướm và Implant truyền thống
Quy trình cấy ghép implant xương bướm
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng, tiêu xương hàm trên và mong muốn phục hồi hàm răng một cách nhanh chóng và hiệu quả, cấy ghép implant xương bướm có thể là giải pháp lý tưởng.
Kỹ thuật này không chỉ rút ngắn đáng kể thời gian điều trị mà còn giảm số lần phẫu thuật hạn chế phải ghép xương hay nâng xoang, do đó mang đến trải nghiệm thoải mái hơn cho bệnh nhân.
Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng tình trạng xương hàm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Quy trình cấy ghép implant xương bướm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp X-quang để đánh giá lượng xương còn lại và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Bước 2: Gây tê
Gây tê vùng cần cấy ghép để bệnh nhân không cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật.
Bước 3: Tạo lỗ khoan
Dựa vào vị trí đã được xác định trước đó qua phim chụp X-quang, Bác sĩ sẽ tạo một lỗ khoan nhỏ trên xương hàm vùng răng sau (vị trí răng 6,7) để đặt trụ implant một cách chính xác.
Bước 4: Đặt trụ implant
Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ Implant vào vị trí đã khoan. Trụ Implant là một chất liệu tương thích sinh học cao, giúp trụ tích hợp vững chắc với xương hàm.
Bước 5: Lắp mão răng sứ
Sau 4-6 tháng khi trụ Implant đã tích hợp vững chắc, bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm để chế tạo mão răng sứ. Mão răng sứ được thiết kế sao cho có màu sắc, hình dáng giống răng thật, giúp bạn có một hàm răng đẹp tự nhiên và chắc khỏe.
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nha khoa Nhân Tâm cho biết: “Cấy ghép implant xương bướm là một giải pháp tối ưu cho những bệnh nhân bị mất răng ở hàm trên, kèm theo tiêu xương nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, việc trồng răng Implant là kỹ thuật phức tạp cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và dựa trên tình trạng xương hàm cụ thể của từng người. Để đảm bảo thành công của ca phẫu thuật, chúng ta nên lựa chọn một nha khoa uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm. Ngoài ra, chúng ta cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau khi phẫu thuật”.
Là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cấy ghép implant tại Việt Nam, Bác sĩ Nhân đã điều trị thành công nhiều ca mất răng từ đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân hoặc dịch vụ cấy ghép implant, vui lòng liên hệ số Hotline: 0338 56 5678
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn