Đam mê chào mào

Cách chăm sóc chào mào chuẩn bị tham gia thi đấu

Chăm sóc chào mào đi thi đấu như thế nào để chim khỏe mạnh, sức bền, dành được chiến thắng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn những cách chăm sóc chào mào đi thi hiệu quả và thành công nhất.
Cách chăm sóc chào mào chuẩn bị tham gia thi đấu

Lựa chọn chim đi thi đấu

Trước khi hướng dẫn bạn cách chăm sóc chào mào đi thi đấu thì bạn cần phải có được một chú chim hay. Đây là yếu tố bắt buộc, chim hay là tố chất của chú chim, bạn không thể nào thay đổi được. Nếu chim không hay thì dù bạn có chăm sóc tỉ mỉ đến thế nào thì vẫn khó có thể để đạt giải khi đem đi thi đấu.

Nếu bạn mua chim ở tiệm thì bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn chim. Bạn có thể đem theo một chú chim hay để kiểm tra và so sánh. Ngoài việc so sánh hình thức bên ngoài của chú chim, bạn có thể cho chú chim mà mình mang theo so kè với chú chim mà mình lựa chọn để mua.

Lựa chọn một chú chim hay để tham gia thi đấu là rất quan trọng
Lựa chọn một chú chim hay để tham gia thi đấu là rất quan trọng

Đây là cách chọn chim đối với những chú chim có tuổi lồng. Còn với những chú chim bổi thì chỉ có thể chọn hình thức bên ngoài, còn tố chất hay không thì không thể biết trước được.

Nếu bạn mua chim ở trường chim thì phải chọn những chú chim chịu thi đấu, có kiểu chơi đặc sắc như: bung cánh, sàng cầu,... và đặc biệt là phải có sức bền. Nếu chim không có độ bền thì chỉ có thể vượt qua được những vòng đầu, còn những vòng sau thì khó có thể vượt qua được đối thủ khác.

Tóm lại, lựa chọn một chú chim hay để dự thi phải có đầy đủ các tố chất như sau:

  • Lanh lợi, nhìn thấy điệu bộ nhanh nhẹn, lí lắc.
  • Cặp ức (2 viền lông đen bên ngực) phải to, dài.
  • Chim được chưa chọn nuôi nhiều nhất thường có mũ lân (mũ cong y như sừng đầu lân) và mũ rơm (to đều từ gốc đến đỉnh, mào có nhiều sợi, rậm rạp và cao lên ở đầu).
  • Chân chim phải to dài, tướng chim đòn dài.
  • Miệng mỏng ngắn thì sẽ siêng hót (riêng loại ngũ đoản thì phải ngắn hết thì mới là loại chim quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, đuôi ngắn, mũ cong ngắn,...).
Chú chim chào mào hay phải có sức bền
Chú chim chào mào hay phải có sức bền

Chế độ chăm sóc chim chào mào chuẩn bị tham gia thi đấu

Để có một chú chim chào mào dũng mãnh, bền bỉ, siêng hót và hót hay, bạn hãy áp dụng các kỹ thuật chăm sóc dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng

Chào mào chuẩn bị tham gia thi đấu cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Bạn nên bổ sung đa dạng, xen kẽ các loại thức ăn mà chào mào yêu thích.

  • Hoa quả: Bạn có thể cho chào mào ăn chuối, táo, đu đủ, cà rốt, thanh long,... kết hợp cùng với cám chuyên dụng. Tuyệt đối không nên cho chim ăn các loại trái cây như cam, cà chua, dưa hấu,... vì sẽ khiến chim dễ bị đi ngoài, làm chim tuột lửa.
  • Mồi tươi: Khi chim chào mào chuẩn bị đi thi đấu, bạn nên cho chim ăn luân phiên các loại mồi tươi như cào cào, trứng kiến, sâu quy, sâu gạo, châu chấu,...
  • Cám, nước uống: Bạn nên thay nước uống hàng ngày cho chim. Còn với cám thì bạn nên đổ vừa phải, đủ cho chim ăn trong ngày thôi. Qua ngày sau thì nên thay cám khác.
Chuối xiêm (chuối mốc) là thực phẩm nên bổ sung cho chim chào mào trước khi đi thi đấu
Chuối xiêm (chuối mốc) là thực phẩm nên bổ sung cho chim chào mào trước khi đi thi đấu

Bạn nên luân phiên thay đổi thực đơn, xen kẽ giữa cám, hoa quả và mồi tươi để chim chào mào không bị chán ăn. Nhiều người cho rằng, chim chào mào không nên ăn sâu gạo vì sẽ khiến lông bị xoắn, hư lông. Nhưng điều này chỉ đúng trong giai đoạn chim chào mào thay lông. Còn khi chào mào đã cứng lông và ổn định, bạn có thể cho chào mào ăn sâu gạo thoải mái.

Chế độ tắm nước, tắm nắng

Khi tắm nước cho chim, bạn có thể tắm từ 12h - 12h30. Trước khi tắm, bạn có thể mang chim chào mào ra phơi nắng tầm 5 - 10 phút, sau đó cho chim nghỉ ngơi một chút rồi mới bắt đầu tắm nước. Sau khi tắm xong thì mang chim ra phơi nắng khoảng 30 phút để lông chim khô hẳn, nhưng cần hạn chế phơi nắng ở những chỗ có gió lùa vì chim sẽ dễ bị ho gió. Cuối cùng mới trùm kín áo lồng và đem chim đi nghỉ ngơi.

Bên cạnh việc tắm nước, bạn cũng nên cho chào mào tắm nắng để giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe chim chào mào tối đa.

Việc tắm nắng cho chim là rất quan trọng để chim khỏe mạnh
Việc tắm nắng cho chim là rất quan trọng để chim khỏe mạnh

Thời gian tắm nắng tốt nhất cho chim chào mào là từ 7h-9h sáng. Nếu bạn không có thời gian rảnh vào buổi sáng thì có thể tắm nắng cho chim chào mào vào mỗi buổi chiều, từ 16h - 17h.

Xem thêm: Cách chăm sóc chào mào thay lông nhanh và đẹp

Tập lực cho chim chào mào

Trước khi tham gia thi đấu, bạn nên tập lực cho chú chim dự thi liên tục (khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn càng tốt. Bạn nên tập lực cho chim bằng lồng chữ nhật (rộng 2m, cao 70cm, sâu 70cm) và chỉ có hai cầu ở hai đầu lồng. Nếu có điều kiện thì chọn lồng rộng hơn càng tốt.

Hàng ngày, bạn hãy cho chim vào lồng để chim bay. Với điều kiện lồng thoáng và rộng rãi, chú chim chào mào có thể bay một cách thoải mái, chân và cánh sẽ ngày càng khỏe hơn. Việc tập lực liên tục như vậy trước khi thi khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn sẽ giúp chú chim khỏe mạnh hơn, sức bền hơn.

Lồng chim tập lực cho chim chào mào
Lồng chim tập lực cho chim chào mào

Chế độ nghỉ ngơi

Rất nhiều người cho chim chào mào ngủ muộn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phong độ và thể trạng của chim chào mào. Do đó, bạn cần lên kế hoạch để chim chào mào ngủ nghỉ khoa học, điều độ.

Thời gian đi ngủ tốt nhất của chim chào mào là trước 6 giờ tối. Bạn nên treo lồng chim chào mào ở những nơi yên tĩnh, không có tiếng động hay tiếng ồn lớn để không làm chim hoảng sợ, giật mình. Ngoài ra, nơi ngủ của chim phải tránh những loại côn trùng như mèo, chuột,...

Nên cho chim nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh
Nên cho chim nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh

Đặc biệt, nếu ngày mai chim đi thi đấu thì hôm nay cho chim ngủ sớm hơn. Vào khoảng 6h sáng ngày chim thi, bạn cho chim ăn cào cào non và phơi nắng một tí. Chim ăn hết cào cào thì bạn cho cám và ¼ trái cam vào. Trùm áo lồng và mang chim đi thi.

Chế độ đi trường

Bạn nên cho chim đi dợt ở trường khoảng 1 tuần trước cuộc thi. Thông thường, khoảng 2 lần/tuần, chim được đi tập dợt ở các trường rồi về chú ý đến chế độ chăm sóc sẽ giúp chim căng lửa tốt nhất.

Những lưu ý khi mang chim chào mào đi thi đấu

Khi dẫn chim chào mào đi thi đấu, bạn nên đến sớm, không nên đi trễ hay đúng giờ. Việc đi sớm sẽ giúp chú chim của bạn được nghỉ ngơi và chuẩn bị một tinh thần thật tốt trước cuộc thi.

Khi đến điểm thi, bạn nên kiểm tra lại nước uống, thức ăn và trái cây (miếng cam) để đảm bảo chim có dinh dưỡng đầy đủ trước khi thi. Bạn nên để nguyên áo lồng, không mở áo lồng và cũng không để ai quấy rầy chú chim trong lúc đợi đến giờ thi đấu.

Trước khi treo lồng chim lên thì bạn nên lấy miếng cam ra để tránh trường hợp chim xuống ăn cam trong lúc thi.

Các cuộc thi lớn thường kéo dài cả ngày. Bạn có thể tắm cho chim trong khoảng thời gian từ 12h - 13h và tập cho chim thói quen tắm trong thời gian nghỉ của cuộc thi. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng chim đang thi mà bỏ xuống tắm theo thói quen giờ tắm (theo bạn tập).

Mỗi cuộc thi đấu là thời gian để chim giao lưu
Mỗi cuộc thi đấu là thời gian để chim giao lưu

Điều quan trọng khi nuôi một chú chim nói chung và chim chào mào nói riêng, là bạn cần phải có một niềm đam mê, bởi chăm sóc chim cảnh không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá áp lực về việc thi đấu. Hãy xem những cuộc đấu là khoảng thời gian để chim giao lưu, và cũng để bạn xem chú chim của mình đã trưởng thành như thế nào sau những ngày vất vả chăm sóc.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678