Công trình khoa học công bố trong nước

Cấy ghép implant sau nâng xoang hở có ghép xương

Cấy ghép implant sau nâng xoang hở có ghép xương
Cấy ghép implant sau nâng xoang hở có ghép xương

TÓM TẮT

Từ năm 2007-2013, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật nâng xoang hở cho 61 bệnh nhân : 39 nam và 22 nữ, độ tuổi từ 18 đến 61 tuổi. Các bệnh nhân này có chiều cao xương còn lại dưới 8mm. Trong đó có 67 xoang được phẫu thuật nâng đặt Implant 1 thì và 19 xoang được phẫu thuật nâng và đặt Implant 2 thì. Bệnh nhân được theo dõi trên 2 năm. Kết quả là 120 implant được đặt, trong đó tốt 117 implant (97.5%), thất bại 3 implant (2.5%). Không có trường hợp thủng màng xoang. Nhiễm trùng 1 ca chiếm 1.16%, hở vạt 1 ca chiếm 1.16%.

Từ khóa: nâng xoang, cấy ghép implant

SUMMARY

IMPLANT PLACEMENT AFTER EXTERNAL SINUS LIFT AND BONE GRAFT

From 2007 to 2013, we carried out an external sinus lift for 61 patients (39 male and 22 female) ranging in the age from 18 to 61. These patients had residual bone height from 1mm to <8mm.There were 67 sinuses were lifted in one-stage procedure and 19 sinuses werelifted in two-stage procedure. Follow-up time is over 2 year. Result. Of 120 implant were placed, 117 implant were survival (97.5%), 3 implant were failed (2.5%). No membrane preforatetion. Infection (1.16 %), dehiscencedflap (1.16 %) were also recorded.

Keywords: external sinus lift, Implant placement

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Implant nha khoa là một kỹ thuật mang lại kết quả ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm tốt. Chính vì vậy, kỹ thuật này ngày càng phát triển. Tuy nhiên xương tại nơi cấy ghép phải đủ chiều dày (>10 mm). Có nhiều phương pháp làm tăng chiều dày xương nhưng phương pháp nâng xoang hở là phương pháp có hiệu quả và dễ kiểm soát.

Hiện nay nhờ sự cải thiện thiết kế implant nhằm tạo ra sự nén xương giữa mào xương ố và cổ implant để đạt sự ổn định ban đầu nên cho phép đặt implant cùng lúc với nâng xoang ngay cả khi chiều cao xương còn lại từ mào xương ổ đến sàng xoang là l-2mm. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu nâng xoang hở một thì và hai thì nhằm mục đích:

- Đánh giá kết quả khi đặt implant sau nâng xoang với các nhóm chiều cao xương hàm ban đầu: l-2mm; 3-5mm và 5-8mm.

- Đánh giá các biến chứng: thủng màng xoang, nhiễm trùng và hở vạt.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 61 bệnh nhân, trong đó gồm 39 nam và 22 nữ, độ tuổi từ 18 đến 61 tuổi.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

  • Chiều cao xương còn lại 1-8mm
  • Tình trạng nha chu: không có tình trạng viêm nha chu cấp tính.
  • Sức khỏe tổng quát tốt, các bệnh lý y khoa được kiểm soát tốt.

Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Dị dạng xoang hàm. Niêm mạc xoang giảm chức năng hay sẹo do chấn thương, phẫu thuật.
  • Sau xạ trị liều trên 45 Gy. Điều trị miễn dịch. Hút thuốc trên 20 điếu mỗi ngày

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.1. Tiến cứu, mô tả cắt ngang

2.2. Mô tả kỹ thuật

2.2.1. Trang thiết bị, vật liệu:

  • Máy ghế chữa răng, máy phẫu thuật cắt xương siêu âm, bộ dụng cụ nâng xoang hở.
  • Xương tự thân (xương chậu hoặc xương trong miệng) kết hợp với xương đồng loại và vật liệu tổng hợp HA & β tricanxium phosphate. Màng collagen tự tiêu Salvin oralmem®absorbable collagen membrance. Implant: Implant của hãng DIO Hàn Quốc (bề mặt RBM). Chiều dài: 10-14mm, đường kính 3.5-4 mm.

2.2.2. Kỹ thuật: Mở cửa sổ xoang hình oval ở thành bên của xoang trong trường hợp cần nâng xoang 4 răng từ răng cối nhỏ thứ nhất đến răng 7, mở hai cửa sổ, một ở răng cối nhỏ thứ nhất và một ở răng cối lớn thứ nhất.

Sử dụng mũi khoan tròn Tungsten & tay khoan tốc độ chậm, kết hợp với máy cắt xương siêu âm để mở cửa sổ xoang, sau đó dùng dụng cụ cầm tay để nâng màng xoang, mở cửa sổ sao cho thành dưới cửa sổ cách đáy xoang 3mm. Nhồi bột xương nâng xoang theo yêu cầu kỹ thuật.

Sửa soạn lô đặt implant nhỏ hơn đường kính implant. Đặt implant bằng dụng cụ cầm tay để kiểm soát hướng và cảm giác độ ổn định ban đầu. Đặt màng tiêu collagen. Khâu tái tạo vạt.

2.3 Tiêu chí đánh giá

Đo chiều cao xương hàm: X quang Cone beam, xác định độ chắc chắn giữa Implant và xương hàm: Dụng cụ đặt lực.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2013 có 61 bệnh nhân (39 nam và 22 nữ) được nâng xoang và đặt implant. Tổng số 120 implant của hãng DIO đã được đặt. Các implant đều có ổn định ban đầu tùy theo chiều cao xương hàm ban đầu nhưng đều đạt từ 20N/cm trở lên. Số implant thành công lâm sàng 117 implant chiếm 97.5%, 3 implant thất bại chiếm 2.5%. (bảng 1)

Khi chiều cao xương còn lại 1-2mm, có 39 implant được đặt, có 37 implant thành công (94.9%), 2 implant thất bại (5.1%). Khi chiều cao xương còn lại 3-5mm, có 56 implant được đặt, có 55 implant thành công (98.2%), 1 implant thất bại (1.8%). Khi chiều cao xương còn lại trên 5mm, có 25 implant được đặt, thành 

công 100%, không có trường hợp thất bại (Bảng 1). Theo phép kiểm Fisher cho thấy tỷ lệ thành công theo chiều cao xương còn lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. (p<0.05). 

Image Description
Bảng 3.1: Tỷ lệ implant thành công và thất bại theo chiều cao xương

Trong đó có 67 trường hợp nâng xoang 1 thì, có 94 implant được đặt, 92 implant thành công (97.9%), 2 implant thất bại (2.1%). 19 trường hợp nâng xoang 2 thì, có 26 implant được đặt, 25 implant thành công (96.1%), 1 implant thất bại (3.9%) (Bảng 2). Phép kiểm Fisher cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 kỹ thuật. (p<0.05).

Image Description
Bảng 3.2: Tỷ lệ implant thành công và thất bại theo loại nâng xoang

Thời gian theo dõi trung bình: 24,7 tháng (lâu nhất: 75 tháng, ngắn nhất: 4 tháng)

Có 3 trường hợp thất bại, gồm 3 implant được sử dụng:

  • 1 trường hợp thất bại trước khi gắn phục hình với chiều cao xương còn lại 4mm, thất bại 8 tháng sau khi nâng xoang đặt implant.
  • 2 trường hợp thất bại sau phục hình hoàn tất. Trong đó có một trường hợp với chiều cao xương còn lại 3mm, thất bại sau 27 tháng tải lực phục hình, trường hợp còn lại với chiều cao xương còn lại 1.3mm thất bại sau 8 tháng tải lực phục hình.

Biến chứng: Nhiễm trùng: có 1 trường hợp chiếm 1.16%, nhiễm trùng 10 ngày sau phẫu thuật và dẫn đến thất bại implant. Hở vạt có 1 trường hợp chiếm 1.16%.

IV. BÀN LUẬN

Nâng xoang và ghép xương đã trở thành tiến trình điều trị có tiên lượng tốt cho đặt implant nha khoa trong vùng phía sau khi xương hàm trên tiêu không đủ chiều dày cho cắm ghép. Theo Hội nghị đồng thuận về các vấn đề nâng xoang được tổ chức tại Đức vào năm 1996, khi chiều cao xương còn lại từ l-3mm nâng xoang 2 thì, khi chiều cao xương còn lại từ 4-6mm chỉ định nâng xoang 1 thì nhằm đảm bảo implant đạt ổn định ban đầu, khi chiều cao xương còn lại từ 7mm nâng xoang kín.[2] Tuy nhiên 10 năm sau, vào năm 2006, Peleg và cộng sự xuất bản một nghiên cứu nâng xoang theo dõi trong 9 năm cho 731 bệnh nhân với 2,132 implant được đặt đạt 97.9% implant thành công. Trong đó chia làm 3 nhóm: nhóm 1 có chiều cao xương còn lại l-2mm có tỷ lệ thành công 95.9% (thất bại 4,1%); nhóm 2 từ 3-5mm có tỷ lệ thành công là 98.5% (thất bại 1.5%) và nhóm 3 có chiều cao xương còn lại trên 5mm với tỷ lệ thành công là 98.4% (thất bại 1.6%). So với nghiên cứu của Peleg và cộng sự, nghiên cứu này đạt tỷ lệ thành công 97.5% (tương đương với kt quả của Peleg). Trong đó, ở nhóm l-2mm, tỷ lệ thành công đạt 94,4%, implant thất bại chiếm 5,1%; ở nhóm 3-5mm, tỷ lệ thành công đạt 98,2%, implant thất bại chiếm 1,8%; ở nhóm trên 5mm đến dưới 8mm đạt tỷ lệ thành công đạt 100%, không có implant thất bại. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ implant thành công ở nhóm 3 (100%) cao hơn trong nghiên cứu của Peleg nhưng thời gian theo dõi của nghiên cứu này ngắn hơn. Tỷ lệ thất bại khác nhau đối với 3 chiều cao xương còn lại khác nhau là 5.1%, 1.8% và 0% đối với implant đặt trong vùng l-<2mm, 3-5mm và trên 5mm là có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Mặc dù tỷ lệ thất bại cao trong nhóm l-<2mm xương so với 2 nhóm còn lại nhưng tỷ lệ này là rất thấp đối với tình trạng lâm sàng rất phức tạp này.

V. KẾT LUẬN

Kết quả thành công implant khi chiều cao xương còn lại từ 5-8mm là 100%, khi chiều cao xương còn lại từ 3-5mm là 98.2% và chiều cao xương còn lại từ l-2mm là 94.9%. Sự khác biệt giữa 3 nhóm chiều cao xương còn lại này có ý nghĩa thống kê (p<0.05).

Tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và hở vạt thấp (1.16%), không có biến chứng thủng màng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Dent CD, Olson JW, Farish SE, et al. The influence of preoperative antibiotics on success of endosseous implants up to and including stage II surgery: A study of 2,641 implants. J Oral Maxillofac Surg 1997;55(suppl 5):19-24.
  2. Jensen OT, Schulman L (eds). Academy of osseointegrationsinus graft consensus conference. Int J Oral Maxillofac Implants 1998; 13.
  3. Kan JY, Rungcharassaeng K, Kim J, Lozada JL, Goodacre CJ. Factors afecting the survival of implants placed in grafted maxillary sinuses:A clinical report. J Prosthet Dent 2002;87:485-489.
  4. Kasemo B, Lausmaa J. Metal selection and surface characteristics.
  5. In:Branemark P-I, Zarb GA, Albrektsson T (eds). Tissue-Integrated Prostheses: Osseointegration in Clinical Dentistry. Chicago:Quintessence, 1985:99-116.
  6. Kumar A, Jaffin RA, Berman c. The effect of smoking on achieving osseointegration of surface-modified implants: A clinical report. Int J Oral Maxillofac Implants 2002;17:816-819.
  7. Lindquist LW, Carlsson GE, Jemt T. Association between marginal bone loss around oseointegrated mandibular implants and smoking habits: A 10 year- follow-up study. J Dent Res 1997; 76:1667-1674.
  8. Lindquist LW, Carlsson GE, Jemt T.A prospective 15-year-follow-up study of mandibular fixed prostheses supported by oseointegrated implants. Clinical results and marginal bone loss. Clin Oral Implants Res 1996;7:329-336. 

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678