Kiến thức nha khoa

Chăm sóc răng phụ nữ mang thai

Thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, các mẹ bầu thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả các vấn đề về răng miệng. Vì thế, việc chăm sóc răng phụ nữ mang thai là điều mà các chị em đang và có ý định mang thai cần tìm hiểu sớm.
Chăm sóc răng phụ nữ mang thai

Vì sao răng phụ nữ mang thai lại trở nên nhạy cảm?

Răng phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm, dễ mắc các bệnh răng miệng là do các nguyên nhân như:

Thay đổi hormone

Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone estrogen và progesterone sẽ tăng cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn.

Bên cạnh đó, hormone sẽ làm thay đổi độ pH trong miệng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu và làm tăng độ nhạy cảm của răng.

Tình trạng ốm nghén

Cảm giác buồn nôn và tình trạng nôn ói sẽ thường xuyên xảy ra khi bạn mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi nôn ói, axit trong dạ dày trào ngược lên miệng, khiến răng nhạy cảm hơn với các kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt và dễ gây các vấn đề về răng miệng.

Phụ nữ mang thai thường xuyên ốm nghén
Phụ nữ mang thai thường xuyên ốm nghén

Thiếu hụt canxi

Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của xương và răng. Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu bị thiếu hụt canxi sẽ khiến răng bị yếu và nhạy cảm hơn.

Chế độ ăn uống

Trong quá trình mang thai, chị em có thể thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn chua hoặc ăn vặt thường xuyên cũng khiến răng phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm.

Các bệnh răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Cơ thể phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, răng có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng dưới đây.

Viêm nướu

Viêm nướu là bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai. Nướu sẽ trở nên sưng đỏ hơn bình thường, gây đau nhức, dễ bị chảy máu chân răng (nhất là khi chải răng).

Nguyên nhân là do hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao gấp 10 lần so với bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nướu phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu thường bị suy giảm, điều này dẫn đến nướu răng dễ bị sưng viêm.

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng
Phụ nữ mang thai rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng

U hạt thai nghén

U hạt thai ngắn còn được biết đến với tên gọi u nhú nướu. Bệnh lý này thường xuất hiện từ khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong thai kỳ. Biểu hiện của bệnh lý này đó là trên nướu xuất hiện những khối u, có màu đỏ hoặc hồng, dễ bị chảy máu.

Những khối u này không phải là một khối u thực sự, cũng không phải là bệnh ung thư. Tình trạng này chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng chứ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Mòn men răng

Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ thường bị ốm nghén với tình trạng nôn mửa thường xuyên. Điều này có thể gây mòn men răng. Ngoài ra, sau khi nôn xong, mẹ bầu không nên chải răng ngay vì lượng axit trong miệng còn lại sẽ khiến cho men răng bị mài mòn.

Nôn mửa thường xuyên dễ gây mòn men răng
Nôn mửa thường xuyên dễ gây mòn men răng

Sâu răng

Trong thời kỳ mang thai, nguy cơ bị sâu răng rất là cao. Nguyên nhân có thể do mẹ bầu thường xuyên ăn vặt nhưng hạn chế vệ sinh răng miệng, khoang miệng bị tăng axit do nôn, khô miệng, vệ sinh răng miệng kém do nôn và buồn nôn,...

Chảy máu chân răng

Mẹ bầu rất dễ bị chảy máu chân răng, nhất là khi chải răng, do sự gia tăng của các hormone estrogen và progesterone, làm tăng lưu lượng máu đến nướu và khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ bị viêm.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của mẹ bầu hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. Điều này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm nướu.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bà bầu bị đau răng có nguy hiểm không?

Sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng khi răng miệng bị đau nhức, mắc phải bệnh lý. Cụ thể như sau:

Tăng nguy cơ sinh non

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vấn đề về răng miệng như: viêm nướu, sâu răng,... nếu không được điều trị đúng cách sẽ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, đồng thời khiến trẻ sinh bị nhẹ cân.

Nhiễm trùng lan rộng

Vi khuẩn gây viêm nhiễm ở răng miệng có thể lan rộng ra khắp các bộ phận khác trong cơ thể, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị đau răng tiềm ẩn những vấn đề nguy hiểm
Bà bầu bị đau răng tiềm ẩn những vấn đề nguy hiểm

Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể

Tình trạng đau răng, viêm nướu kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, cảm thấy chán ăn, ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

Tăng nguy cơ sâu răng cho bé khi chào đời

Nếu vấn đề chăm sóc răng phụ nữ mang thai không được chú trọng, tình trạng sâu răng từ khi mang bầu sẽ kéo theo nhiều vấn đề ngay cả khi đã sinh con. Trẻ có nguy cơ bị lây sâu răng từ mẹ qua các tiếp xúc hàng ngày như ôm, hôn, bón cháo,...

Phụ nữ mang thai có nhổ răng được không?

Trong những trường hợp răng sâu nặng, bị hư hỏng nghiêm trọng, không thể bảo tồn bằng các phương pháp phục hình nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Thế nhưng, phụ nữ trong giai đoạn mang thai có nhổ răng được không?

Theo các chuyên gia nha khoa, mẹ bầu hoàn toàn có thể nhổ răng. Tuy nhiên, nếu không thực sự khẩn cấp thì bác sĩ sẽ hoãn can thiệp nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Mặc dù nhổ răng là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn gây chảy máu. Trong khi đó, phụ nữ mang thai cần ổn định thể chất, đảm bảo tuần hoàn máu tốt để có thể vận chuyển oxy và dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong bụng.

Bà bầu muốn nhổ răng cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Bà bầu muốn nhổ răng cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Ngoài ra, với những trường hợp nhổ răng hàm, nhổ răng khôn,... việc nhổ răng sẽ phức tạp hơn nhiều. Để thực hiện, bác sĩ phải gây tê trước khi nhổ để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Lượng thuốc tê giúp kiểm soát cơn đau khi nhổ răng dù không nhiều và được chức nhận an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ ngấm vào màu và ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể cảm thấy lo lắng khi nhổ răng. Điều này có thể làm giảm sút sức khỏe tinh thần, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Thời điểm nhổ răng thích hợp cho mẹ bầu

Thời điểm nhổ răng thích hợp cho mẹ bầu là vào giai đoạn thai kỳ thứ 2 (tháng thứ 4 - tháng thứ 6). Đây là thời điểm các cơ quan trong cơ thể của thai nhi đã được phát triển hoàn thiện và sức khỏe mẹ bầu cũng đã ổn định.

Trong trường hợp nhổ răng ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, mẹ bầu cần thăm khám kỹ lưỡng tại nha khoa uy tín, đồng thời có thêm sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa sản để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai

Việc chăm sóc răng phụ nữ mang thai tốt không chỉ giúp mẹ bầu có được nụ cười rạng rỡ và một tinh thần thoải mái mà còn góp phần vào sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết.

Vệ sinh răng miệng

Phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải tình trạng viêm nướu, sâu răng,... Do đó, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng ở giai đoạn này cần được chú trọng. Theo đó bạn nên lưu ý đến những điều sau:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc theo vòng xoắn ốc.
  • Định kỳ 3 - 4 tháng/lần thay bàn chải. Bởi khi lông bàn chải bị xơ cứng thì sẽ làm giảm khả năng làm sạch và gây chảy máu nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn và mảng bám nằm ở kẽ răng - nơi mà bàn chải đánh răng khó làm sạch triệt để.
  • Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng một cách toàn diện, giúp hơi thở thơm mát hơn.
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, cung cấp đầy đủ canxi, phốt pho và các vitamin cần thiết để giúp răng chắc khỏe, giảm nguy cơ gặp phải các bệnh răng miệng.

Những thực phẩm nên ưu tiên

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Mẹ bầu nên uống sữa, sữa chua, phô mai,... để cung cấp canxi giúp răng chắc khỏe.
  • Thực phẩm giàu canxi khác: Ngoài sữa, các loại tôm, cua, cá nhỏ, rau xanh đậm (rau cải bó xôi, cải xoăn,...), các loại hạt (hạnh nhân, macca, óc chó,...).
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Các loại cá hồi, cá ngừ, trứng gà,... là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào. Vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi,... giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ răng nướu hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu phốt pho: Các thực phẩm giàu phốt pho sẽ giúp men răng chắc khỏe. Chất này thường được tìm thấy trong các loại thịt, cá, trứng, các loại hạt,...
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa để cung cấp canxi giúp răng chắc khỏe
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa để cung cấp canxi giúp răng chắc khỏe

Những thực phẩm nên hạn chế

Mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm sau để hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh lý về răng miệng.

  • Đồ ngọt: Các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng.
  • Thức ăn quá dính, dai, cứng: Có thể làm tổn thương đến men răng và nướu răng.
  • Thức ăn có tính axit: Việc ăn nhiều các thực phẩm có tính axit có thể gây bào mòn men răng.
  • Đồ uống có ga: Những thức uống có ga chứa nhiều đường và có tính axit sẽ gây hại đến sức khỏe răng miệng.
Bà bầu nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn
Bà bầu nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn

Thăm khám nha khoa định kỳ

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng tại nhà, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng cần chăm sóc răng miệng định kỳ. Đây là điều rất quan trọng, mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

Việc thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp mẹ bầu phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng nếu có. Từ đó phòng ngừa các biến chứng như viêm nha chu, nhiễm trùng răng miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ bầu.

Thăm khám nha khoa định kỳ để dự phòng các vấn đề về răng miệng
Thăm khám nha khoa định kỳ để dự phòng các vấn đề về răng miệng

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp phụ nữ mang thai chăm sóc răng miệng được tốt hơn. Mẹ bầu nên chú ý thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm soát tốt các vấn đề răng miệng. Một hàm răng khỏe mạnh sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé khỏe mạnh.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678