Chim chào mào non ăn gì? Chăm sóc như thế nào?
Đặc điểm của chim chào mào non
Chim chào mào non khi mới nở từ trứng ra sẽ có kích thước rất nhỏ, ít lông, phần da lộ ra ngoài với màu hồng, mắt chưa mở, đôi chân và cánh còn yếu. Mỏ của chim chào mào non thường có màu vàng nhạt, khá nhọn và dài.
Chim chào mào còn non yếu sẽ được đặt vào trong tổ để ủ ấm cho cơ thể, chưa thể di chuyển hoặc bay lượn. Trong thời gian này, chúng sẽ được bố mẹ chăm sóc, kiếm mồi về cho ăn. Còn nếu chim được người nuôi từ khi còn nhỏ thì người nuôi phải đặc biệt chú ý đến vấn đề bảo vệ cơ thể cho chim và tìm nguồn thức ăn hợp lý.
Chim chào mào non ăn gì?
Chim chào mào non ăn gì để nhanh lớn và phát triển tốt? Chế độ ăn uống của chim chào mào non là vấn đề mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Thời gian đầu, bạn có thể cho chim ăn cám có sẵn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho chim. Có thể trộn thêm một ít nước vào cám cho mềm, mớm từng chút cho chim để cho chúng dễ dàng tiêu hóa.
Khi bạn nuôi chim chào mào non tại nhà mà không có chim bố mẹ, bạn phải bón cho chim non ăn hàng ngày vì chúng chưa thể tự mổ được. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 2 - 3 bữa trong ngày để chúng không bị đói. Có thể chuẩn bị một chiếc que nhỏ để chấm cám nhuyễn và đưa vào miệng chim.
Sau khi chim ăn, bạn hãy cho chim uống nước. Bạn có thể thấm nước vào ngón tay, sau đó nhỏ vào miệng chim. Hoặc cũng có thể dùng bông gòn ngoáy tai để thấm nước và cho chim uống.
Ngoài cám, bạn có thể cho chim non ăn những thực phẩm mềm ướt như đu đủ chín, bơ, chuối, cà chua,... Chú ý cắt nhỏ những thực phẩm này để chim dễ ăn, đồng thời đảm bảo rửa sạch sẽ, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe của chim.
Khi chim lớn hơn một chút, bạn có thể bổ sung mồi tươi để đa dạng thức ăn. Các loại mồi tươi mà chim chào mào thích ăn như cào cào, châu chấu, sâu gạo, sâu quy,... chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển của chim. Ngoài ra, bạn có thể cho chim ăn một ít tép khô để ngăn chặn tình trạng liệt chất thường gặp ở chim non.
Xem thêm: Điểm danh những phụ kiện cho chim chào mào thường dùng
Nuôi chim chào mào non như thế nào cho đúng?
Cách nuôi chim chào mào non như thế nào cho đúng? Nuôi chim chào mào non đòi hỏi phải đúng cách để chim mau lớn và phát triển tốt, đồng thời đòi hỏi người nuôi phải có sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Dưới đây là những điều mà bạn cần biết để chăm sóc chúng một cách tốt nhất.
Chuẩn bị lồng đủ ấm
Chim chào mào non mới nở còn quá nhỏ, sức khỏe còn non yếu, bạn cần chuẩn bị lồng có tổ ấm như trong môi trường tự nhiên. Bạn có thể làm tổ cho chim chào mào từ các chất liệu như rơm rạ, lá cây khô,... để tạo sự thoải mái cho chim. Khi được ổ trong một chiếc tổ ấm áp, êm ái và thoải mái, chim non sẽ cảm thấy an toàn và lớn lên khỏe mạnh.
Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là đảm bảo tổ chim ở vị trí yên tĩnh, không quá lạnh và tránh gió mạnh. Nếu thời tiết lạnh giá, bạn có thể chuẩn bị đèn sưởi cho chim. Đặt đèn ở một khoảng cách an toàn để tránh làm chim bị bỏng, không gây khô da cho chim.
Cách thức tách lồng cho chim chào mào
Khi chim chào mào non lớn hơn một chút và có thể tự lập được thì bạn nên cân nhắc tách lồng cho chúng. Lồng cho chim chưa trưởng thành cũng cần phải có đầy đủ cầu đậu, cóng đựng thức ăn và cóng nước, bên dưới có khay đựng phân rơi xuống để dễ dàng dọn dẹp.
Mặc dù ở giai đoạn này chim chưa trưởng thành nhưng đã có thể di chuyển tốt, tự ăn được và bắt đầu học hót, khám phá thế giới xung quanh. Do đóm bạn có thể cho chúng giao lưu để học hót theo. Ở thời điểm này chim đang dần lớn nên sẽ có rất nhiều điều khác lạ, bạn cần theo dõi và chăm sóc chim với chế độ phù hợp.
Chăm sóc cho chim chào mào non
Đối với tổ chim chào mào non, bạn hãy chú ý dọn dẹp sạch sẽ, lấy phân ra hàng ngày. Điều này sẽ tránh tình trạng phân dính vào cơ thể gây bẩn hoặc phát sinh các loại ký sinh trùng tấn công vào cơ thể, khiến chim yếu và có thể bị chết yểu.
Bạn có thể trùm áo lồng để chim không cảm thấy sợ hãi, nhất là khi có tiếng ồn nhiều. Chú ý treo lồng ở trên cao, cách mặt đất một khoảng vừa đủ nhằm tránh chó, mèo, chuột,... tấn công. Hãy đặt lồng chim ở một nơi yên tĩnh giúp chim không cảm thấy lo sợ dẫn đến bỏ ăn, cơ thể bị yếu.
Khi chim còn non yếu, bạn chưa cần tắm cho chim. Nếu chim bẩn thì có thể phun sương nhẹ cũng đủ để cơ thể chim được sạch và thoải mái. Tuy không tắm nước nhưng bạn có thể tắm nắng cho chim hàng ngày khoảng 5 - 10 phút. Việc này sẽ giúp chim hấp thụ vitamin D, thúc đẩy canxi trong cơ thể, từ đó khiến xương chắc khỏe, chim mau lớn, đạt đủ chiều dài và lông mọc đều, đẹp.
Luyện cho chim chào mào non tự ăn
Sau khi nuôi chào mào non được một khoảng thời gian, tùy thuộc vào mức độ cho ăn cũng như bạn có tập cách ăn cho chim hay không thì chúng có thể tự mổ thức ăn được. Nhưng bạn vẫn cần thường xuyên bón cho chim ăn.
Bình thường bạn có thể luyện cho chúng tự ăn bằng cách đưa một ít cám đến gần miệng chim để chúng tự động mổ. Khi chúng đã quen dần thì bạn có thể tiếp tục nhử que bón ăn đến máng ăn. Để chim thấy que, từ đó chim ý thức được sẽ tới máng để mổ cám.
Bản năng của chim có thể tự tìm kiếm thức ăn. Bạn có thể chuẩn bị đầy đủ thức ăn, đồ uống trong lồng chim, không bón thức ăn cho chim nữa. Chúng sẽ tự động mổ vào thức ăn có sẵn.
Luyện tập cho chim chào mào non chuyền, hót
Khi chim chào mào lớn hơn một chút và sức khỏe ổn định, bạn có thể luyện tập cho chim bay chuyền và tập hót cho chim. Thực tế quá trình này diễn biến rất nhanh, thông thường chim sẽ tự biết hót nhưng nếu có luyện tập thì sẽ hót nhanh và hay hơn.
Để tập hót cho chim, bạn có thể chọn một chú chim chào mào trưởng thành khác có giọng hót hay (gọi là chào mào thầy) và để cạnh chim non để chúng nghe giọng rồi học theo. Bạn phải lựa chim thầy có giọng hót hay, khỏe, bền, siêng hót để tạo tiền đề cho chim non tập tốt hơn.
Sau một thời gian cho chim non nghe chim thầy hót, bạn có thể cho chúng đối mặt nhau và đấu với nhau một tí. Điều này sẽ giúp chim non luyện hót tốt hơn.
Nếu bạn không lựa chọn được chim thầy thì có thể tìm kiếm những video chim chào mào hót ở trên mạng. Bạn chỉ cần lựa chọn video có giọng chim hót chất lượng, sau đó đặt gần để chim non nghe thường xuyên.
TS.BS Võ Văn Nhân chia sẻ: "Việc nuôi chim chào mào đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Cũng giống như khi điều trị niềng răng, không thể có kết quả ngay lập tức, mà cần phải có một quá trình. Việc luyện tập cho chim hót hay cũng vậy, cần phải kiên trì và thường xuyên.”
Việc chăm sóc chim chào mào non phải cần có kỹ năng cũng như sự bền bỉ, bạn cần phải theo dõi sát sao và chú ý đến chúng thường xuyên để giải quyết kịp thời những vấn đề không hay xảy ra. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bạn chăm sóc tốt chú chim chào mào của mình.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn