Tin tức Implant

Công nghệ định vị trong cấy ghép Implant cá nhân hóa

Implant cá nhân hóa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong phục hình răng mất nhờ khả năng thiết kế và chế tạo phù hợp hoàn toàn với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, để đạt được độ chính xác tuyệt đối và hiệu quả cao, công nghệ định vị X-Guide đóng vai trò không thể thiếu. TS. BS Võ Văn Nhân là người tiên phong thực hiện thành công kỹ thuật này tại Việt Nam, mang đến.. giải pháp tối ưu cho những trường hợp phức tạp, đặc biệt là bệnh nhân có tình trạng tiêu xương nghiêm trọng.
Công nghệ định vị trong cấy ghép Implant cá nhân hóa

Việc ứng dụng công nghệ định vị X-Guide trong cấy ghép Implant cá nhân hóa có thể được xem là một bước tiến đột phá trong lĩnh vực nha khoa, giúp tăng độ chính xác và hiệu quả của quá trình cấy ghép.

Công nghệ này sử dụng các hình ảnh 3D từ CT Cone Beam, kết hợp với dữ liệu định vị để xác định chính xác vị trí và hướng đặt Implant, từ đó bác sĩ có thể thực hiện ca phẫu thuật với độ chính xác cao, giảm thiểu rủi ro và rút ngắn thời gian hồi phục. Ứng dụng này đặc biệt hữu ích trong những trường hợp phức tạp như tiêu xương nghiêm trọng, xương hàm mỏng, mất xương hàm…

Implant cá nhân hóa là gì?

Implant cá nhân hóa là kỹ thuật sử dụng trụ Implant được thiết kế đặc biệt theo cấu trúc xương hàm của từng bệnh nhân. Dựa trên hình ảnh từ phim CT Cone Beam 3D, công nghệ Oral Scanner, cấu trúc xương hàm sẽ được phân tích và đo đạc chính xác để tạo ra Implant phù hợp tuyệt đối với từng trường hợp.

Cấu trúc Implant cá nhân hóa gồm 2 phần:

  • Phần trên xương: Cố định chắc chắn vào xương hàm nhờ các vis chuyên biệt, vị trí vis được đặt tối ưu hóa theo vị trí xương.
  • Phần thông với môi trường miệng: Phần này có vị trí các kết nối phục hình tối ưu hóa theo chức năng và thẩm mỹ của bộ răng sau cùng.
Cấu tạo của Implant cá nhân hóa
Cấu tạo của Implant cá nhân hóa
Đăng ký tư vấn miễn phí

Ứng dụng công nghệ định vị trong cấy ghép Implant cá nhân hóa

Công nghệ định vị đóng vai trò như một “người dẫn đường” trong quá trình cấy ghép Implant cá nhân hóa, giúp bác sĩ xác định và điều hướng vị trí đặt Implant với độ chính xác cao, từ đó đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa cho bệnh nhân, rút ngắn thời gian điều trị.

Quy trình ứng dụng công nghệ định vị trong cấy ghép Implant cá nhân hóa bao gồm các bước sau:

Chụp CT Cone Beam 3D

Bác sĩ tiến hành chụp CT Cone Beam 3D để khảo sát toàn diện cấu trúc xương hàm, xác định kích thước, mật độ xương. Dữ liệu hình ảnh này được chuyển sang công nghệ định vị để lập kế hoạch điều trị cụ thể

Chụp phim CT Cone Beam 3D để khảo sát tình trạng xương hàm
Chụp phim CT Cone Beam 3D để khảo sát tình trạng xương hàm

Lập kế hoạch và thiết kế Implant

Bác sĩ sẽ thu thập dữ liệu, bao gồm vị trí, kích thước và hướng đặt Implant phù hợp với cấu trúc xương hàm của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ gửi các dữ liệu đó sang nước ngoài để chế tác Implant. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của bác sĩ và đơn vị thiết kế nhằm đảm bảo độ chính xác cao và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của bệnh nhân.

Xem thêm: Implant cá nhân hoá có gì khác so với Implant truyền thống?

Thực hiện cấy ghép Implant với công nghệ định vị

Với sự hỗ trợ của công nghệ định vị, TS. BS Võ Văn Nhân thực hiện cấy ghép Implant cá nhân hóa chính xác, an toàn, hạn chế biến chứng.

Thực hiện cấy ghép Implant cá nhân hóa với công nghệ định vị
Thực hiện cấy ghép Implant cá nhân hóa với công nghệ định vị

Công nghệ định vị cho phép bác sĩ quan sát được hoạt động của mũi khoan trong tương quan cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân, đồng thời phát tín hiệu cảnh báo nếu mũi khoan đi lệch hướng hoặc quá gần các dây thần kinh. Từ đó nâng cao tỷ lệ thành công của ca cấy ghép, ngăn ngừa những biến chứng như chạm vào dây thần kinh, mạch máu, xoang hàm…

Theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật

Sau khi quá trình cấy ghép đạt thành công, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình hồi phục của bệnh nhân, đảm bảo Implant tích hợp xương thuận lợi và mang lại kết quả phục hình hoàn

Bác sĩ Nhân ứng dụng công nghệ định vị trong Implant cá nhân hóa

TS.BS Võ Văn Nhân đã thành công trong việc áp dụng công nghệ định vị để cấy ghép Implant cá nhân hóa cho bệnh nhân không răng bẩm sinh, tiêu biểu là trường hợp của N.K.T (21 tuổi, TP.HCM).

Với tình trạng xương hàm mỏng chưa tới 2mm, thể tích xương nhỏ, nếu cấy ghép Implant xương gò má có thể dẫn đến biến chứng Implant đâm vào con mắt hoặc hố thái dương, vô cùng nguy hiểm. Trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, TS.BS Võ Văn Nhân đã cải tiến kỹ thuật Implant dưới màng xương, kết hợp công nghệ định vị hiện đại để thực hiện ca phẫu thuật phức tạp này.

Lấy lại nụ cười cho bệnh nhân không răng bẩm sinh bằng Implant cá nhân hóa
Lấy lại nụ cười cho bệnh nhân không răng bẩm sinh bằng Implant cá nhân hóa

TS.BS Võ Văn Nhân chia sẻ: "Quá trình áp dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa cho trường hợp của T. gặp rất nhiều thách thức. Đầu tiên là việc xây dựng quy trình điều trị cực kỳ phức tạp, bao gồm 4 giai đoạn: thu thập dữ liệu, thiết kế, chế tác và phẫu thuật. Bên cạnh đó, đây là kỹ thuật mới lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam nên không có nguồn tham khảo hay kinh nghiệm từ người đi trước, tất cả mọi thứ đều phải tự nghiên cứu và thực hành từ đầu".

Kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa kết hợp công nghệ định vị do TS.BS Võ Văn Nhân thực hiện đã mở ra hướng đi mới trong điều trị các trường hợp không răng bẩm sinh và tiêu xương hàm nghiêm trọng. Thành công này không chỉ mang lại nụ cười và chức năng ăn nhai trọn vẹn cho bệnh nhân, mà còn khẳng định sự tiên phong của y học Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào thực tiễn, mang lại hy vọng và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.

Liên hệ

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678