Implant cá nhân hoá có gì khác so với Implant truyền thống?
Implant cá nhân hóa là kỹ thuật được TS.BS Võ Văn Nhân nghiên cứu và cải tiến từ kỹ thuật implant dưới màng xương do G. Dahl phát triển từ năm 1940. Đây là loại implant được đặt trên xương và dưới màng xương. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật số hiện nay, implant dưới màng xương đã được cải tiến và trở lại mạnh mẽ dưới tên gọi implant cá nhân hóa, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các trường hợp tiêu xương nghiêm trọng, cho phép thực hiện phẫu thuật Implant mà không cần ghép xương, giúp giảm số lần phẫu thuật, rút ngắn thời gian điều trị và có thể gắn hàm tạm tức thì. Ngoài ra, thiết kế của implant được cá nhân hóa để phù hợp với cấu trúc giải phẫu xương phức tạp của từng bệnh nhân, mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
So sánh Implant cá nhân hóa và Implant truyền thống
Implant cá nhân hóa và Implant truyền thống là hai kỹ thuật được ứng dụng trong điều trị mất răng. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm và chỉ định riêng biệt. Việc hiểu rõ sự khác nhau giữa hai kỹ thuật này sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình.
Sự khác biệt về vị trí đặt Implant
Implant truyền thống: Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng thật và tạo nền tảng vững chắc để phục hình răng sứ bên trên. Kỹ thuật này yêu cầu xương hàm phải đủ mật độ và thể tích để Implant chắc chắn và bền vững.
Implant cá nhân hóa: Trụ Implant không cấy vào xương mà được đặt dưới lớp màng xương, giữa mô nướu và xương hàm. Điều này giúp khắc phục tình trạng xương hàm không đủ điều kiện để đặt trụ Implant thông thường.
Chỉ định của từng phương pháp
Implant truyền thống: Phù hợp cho hầu hết các trường hợp mất răng đơn lẻ, mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm với điều kiện xương hàm còn chắc khỏe. Trong trường hợp thiếu xương, bệnh nhân cần thực hiện thêm các thủ thuật như ghép xương hay nâng xoang.
Implant cá nhân hóa: Là lựa chọn lý tưởng cho những bệnh nhân có xương hàm tiêu biến nghiêm trọng mà không thể thực hiện Implant truyền thống. Các trường hợp điển hình bao gồm:
- Xương hàm quá mỏng, không đủ thể tích.
- Bệnh nhân bị ung thư cắt đoạn xương hàm hoặc hoại tử xương.
- Không răng bẩm sinh.
- Người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền không thể ghép xương.
- Bệnh nhân từng cấy Implant thất bại trước đó.
Cấu trúc của Implant
Implant truyền thống: Cấu trúc bao gồm ba phần chính: trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ bên trên. Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương, cần thời gian để tích hợp xương trước khi gắn răng phục hình.
Implant cá nhân hóa: Có cấu trúc đơn giản hơn, bao gồm một khung kim loại được đặt cố định trên xương và các trụ kết nối phục hình, thông với khoang miệng để gắn răng giả sau này. Kỹ thuật này không can thiệp sâu vào xương hàm như Implant truyền thống.
Kỹ thuật thực hiện
Implant truyền thống: Đòi hỏi bác sĩ rạch một đường trên nướu, khoan trực tiếp vào xương hàm để đặt trụ Implant. Sau đó, bệnh nhân cần thời gian tích hợp xương trước khi phục hình răng sứ cố định. Trong một số trường hợp, các thủ thuật bổ trợ như nâng xoang hoặc ghép xương là cần thiết để đảm bảo thành công.
Implant cá nhân hóa: Kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn nhiều. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ trên nướu và khoan nhẹ vào mô nướu để hỗ trợ đặt khung kim loại trên xương hàm. Sau khi nướu lành thương, trụ phục hình sẽ được gắn vào khung này để chuẩn bị cho quá trình phục hình răng sau cùng.
Mức độ phổ biến
Implant truyền thống: Là kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng rộng rãi tại các nha khoa và bệnh viện trên thế giới với tỷ lệ thành công cao.
Implant cá nhân hóa: Tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng do tính chất phức tạp, kỹ thuật này ít được thực hiện trên thế giới. TS.BS Võ Văn Nhân - Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm nghiên cứu từ kỹ thuật Implant dưới màng xương và cùng cộng sự thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ kỹ thuật số hiện đại để thiết kế và chế tác Implant riêng cho từng bệnh nhân, nên được gọi là "Implant cá nhân hóa".
Xem thêm: Tiêu xương hàm trầm trọng: Giải pháp “cứu cánh” với implant cá nhân hóa
Lựa chọn giữa Implant cá nhân hóa và Implant truyền thống
Việc lựa chọn phương pháp cấy ghép phù hợp cần dựa trên tình trạng xương hàm và sức khỏe tổng thể của từng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có đủ xương hàm, kỹ thuật Implant truyền thống vẫn là lựa chọn ưu tiên nhờ tính đơn giản và tỷ lệ thành công cao.
Tuy nhiên, trong những trường hợp tiêu xương nghiêm trọng không thể áp dụng các phương pháp truyền thống, kỹ thuật Implant cá nhân hóa chính là giải pháp tối ưu, giúp phục hình răng một cách hiệu quả và bền vững.
Để đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn các bác sĩ có chuyên môn cao và cơ sở nha khoa uy tín, được trang bị công nghệ hiện đại, nhằm đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và thành công.
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân – Bác sĩ tiên phong thực hiện kỹ thuật Implant cá nhân hóa tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân là người đầu tiên nghiên cứu và thực hiện thành công kỹ thuật Implant cá nhân hóa. Với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật Implant, bác sĩ Nhân đã đem lại hy vọng phục hình răng cho rất nhiều bệnh nhân mất răng, gặp tình trạng tiêu xương trầm trọng, những trường hợp tưởng chừng không thể điều trị.
Vào tháng 9/2023, TS.BS Võ Văn Nhân đã thực hiện thành công hai ca phẫu thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa cho bệnh nhân không răng bẩm sinh. Sự kiện này là một cột mốc quan trọng, khẳng định tay nghề của bác sĩ Việt Nam đã bắt kịp với trình độ của các bác sĩ ở các nước có nền y học phát triển. Thành công này cũng mở ra cơ hội điều trị cho những trường hợp lâm sàng phức tạp mà các kỹ thuật truyền thống chưa thể giải quyết.
Chia sẻ về tình trạng của bệnh nhân, TS.BS Võ Văn Nhân cho biết: “Em N.K.T mắc hội chứng loạn sản ngoại bì, không có răng bẩm sinh. Tình trạng của T. đặc biệt phức tạp: xương hàm mỏng dưới 2mm, thể tích xương nhỏ vượt xa giới hạn của các kỹ thuật Implant truyền thống. Nếu áp dụng kỹ thuật cấy Implant xương gò má, nguy cơ Implant đâm vào mắt hoặc hố thái dương hàm là rất cao và cực kỳ nguy hiểm”.
Sau nhiều ngày trăn trở tìm giải pháp, BS Nhân đã tiếp cận được kỹ thuật Implant cá nhân hóa. Ông tin rằng đây là phương pháp tối ưu có thể khắc phục được tình trạng đặc biệt của bệnh nhân. Ngay khi xác định được giải pháp, TS.BS Võ Văn Nhân và cộng sự đã bắt tay vào các bước đầu tiên, thu thập dữ liệu bằng kỹ thuật số và gửi thông tin ra nước ngoài để thiết kế, chế tác Implant phù hợp cho T.
Nhờ đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và hệ thống trang thiết bị hiện đại, ca phẫu thuật đã thành công mỹ mãn, mang lại nụ cười mới và niềm hy vọng cho bệnh nhân.
Implant cá nhân hóa với những cải tiến vượt trội đã khẳng định sự khác biệt rõ rệt so với implant truyền thống. Không chỉ giúp giải quyết các trường hợp tiêu xương nghiêm trọng mà các kỹ thuật cũ chưa thể thực hiện, implant cá nhân hóa còn rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu số lần phẫu thuật và mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu. Sự kết hợp giữa công nghệ kỹ thuật số và thiết kế riêng biệt theo cấu trúc giải phẫu từng bệnh nhân đã mở ra một bước tiến mới trong lĩnh vực cấy ghép nha khoa, mang đến cơ hội điều trị toàn diện và bền vững cho những trường hợp khó.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn