Kiến thức nha khoa

Đau răng - Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp điều trị

Đau răng chắc chắn là một trong những trải nghiệm khó khăn mà không ai mong muốn. Đau răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây ra những hậu quả vô cùng khôn lường nếu không được điều trị kịp thời.
Đau răng - Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp điều trị

Nguyên nhân nào khiến bạn bị đau răng?

Dù là đau nhói và đột ngột hay âm ỉ và liên tục, cơn đau răng khó có thể bỏ qua. Đau răng xảy ra khi dây thần kinh ở chân răng hoặc xung quanh răng bị kích thích. Dưới đây là 9 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng đau răng:

1. Đau răng do sâu răng, viêm tủy răng, áp xe quanh chóp răng

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau răng. Sâu răng tiến triển theo 3 giai đoạn: Sâu men răng, sâu ngà răng và sâu tủy răng.

Ở giai đoạn sâu men răng, tổn thương chưa nhiều và không gây ra cảm giác đau hay khó chịu nào, do đó rất khó để nhận biết bệnh. Khi vi khuẩn tấn công vào ngà răng, gây sâu ngà răng, những cơn đau nhẹ hoặc đau ê buốt khi có kích thích nhiệt độ nóng/ lạnh sẽ xuất hiện. Cơn đau sẽ tăng dần, đau cả khi không có kích thích, đau dữ dội khi sâu ăn vào tủy răng gây viêm tủy răng.

Tiến trình phát triển của sâu răng
Tiến trình phát triển của sâu răng

Viêm tủy răng được chia làm 2 cấp độ: viêm tủy có khả năng hồi phục và viêm tủy không hồi phục. Viêm tủy có khả năng hồi phục là tình trạng tủy răng bị viêm nhẹ, đau khi có kích thích nóng/lạnh, còn viêm tủy không hồi phục sẽ gây ra những cơn đau răng có thể xảy ra bất cứ lúc nào với mức độ nghiêm trọng hơn.

Nếu viêm tủy không kịp thời điều trị, nhiễm trùng lan rộng sẽ gây viêm tủy cấp, gây nên cơn đau dữ dội theo nhịp đập của tim, sau đó sẽ gây hoại tử tủy, chết tủy.

Viêm tủy răng có thể dẫn đến những biến chứng như viêm quanh chóp hay áp-xe quanh chóp răng, viêm mô tế bào. Bệnh nhân sẽ bị sưng hàm, sưng mặt, da đỏ, nóng sốt, có thể lanh nhanh gây nhiễm trùng huyết và có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Đăng ký tư vấn miễn phí

2. Đau răng do chấn thương, nứt gãy răng

Sử dụng thực phẩm quá dai cứng, thói quen cắn đồ vật, tai nạn, rèn luyện thể thao… có thể gây ra chấn thương vùng hàm mặt, khiến răng bị nứt, gãy, thậm chí rụng răng. Khi bị chấn thương răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau nhói khi cắn, có thể cảm thấy răng lung lay, nếu nặng thì có thể gây chảy máu răng.

3. Đau răng do răng khôn

Mọc răng khôn hoặc những biến chứng do răng khôn mọc lệch, mọc ngang, mọc kẹt, mọc ngầm thường gây ra những cơn đau răng ở người trưởng thành.

Khi bị đau răng khôn, nướu ở khu vực trong cùng của hàm sẽ sưng đỏ, hàm đau, khó há miệng. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị co cứng hàm, sưng má, sốt, mệt mỏi, không thể ăn uống hay giao tiếp.

Răng khôn mọc lệch gây đau răng, viêm nướu trùm
Răng khôn mọc lệch gây đau răng, viêm nướu trùm

4. Nhồi nhét thức ăn

Khi ăn, đôi khi thức ăn bị giắt vào kẽ răng, kẽ nướu gây cảm giác khó chịu, không thoải mái. Xương, vụn thức ăn đâm vào nướu thường gây đau nhưng không nghiêm trọng.

5. Viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu là tình trạng nướu bị viêm nhiễm, sưng, đỏ, đau, có thể bị chảy máu, chảy mủ ở nướu. Viêm nướu xảy ra khi vi khuẩn trong mảng bám, vôi răng tấn công làm tổn thương nướu răng. Tình trạng viêm nướu không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời và để nướu bị viêm thường xuyên thì sẽ dẫn đến viêm nha chu.

Viêm nha chu vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây đau và khó chịu mà còn gây viêm quanh chân răng, gây tổn thương đến cấu trúc răng, xương và các mô xung quanh. Nếu bệnh tiến triển, sẽ gây lung lay và mất răng, thậm chí làm răng nguy cơ đau tim, đột quỵ, huyết áp, nhiễm trùng máu…

Nhiễm trùng nha chu
Nhiễm trùng nha chu

6. Đau răng do điều trị nha khoa sai kỹ thuật

Những điều trị nha khoa kém chất lượng không những không mang lại hiệu quả mà còn gây tổn thương đến răng và các cấu trúc xung quanh răng, khiến răng bị đau, viêm quanh răng…

7. Đau do viêm xoang hàm

Xoang hàm là xoang lớn nhất trong các xoang mặt, ngay bên cạnh mũi và ở dưới hốc mắt và thông với răng hàm trên. Do đó các bệnh lý răng miệng hàm trên có thể ảnh hưởng đến xoang hàm. Ngược lại, viêm xoang hàm có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng gây đau răng.

8. Đau do đau dây thần kinh 5 vô căn

Dây thần kinh V là dây thần kinh lớn nhất vùng sọ mặt, được chia làm 3 nhánh để chi phối vùng mắt (nhánh V1), vùng gò má hàm trên (nhánh V2) và vùng hàm dưới (nhánh V3). Đau dây thần kinh 5 gây đau vùng răng hàm tài vị trí có dây thần kinh V phối.

Dây thần kinh V là dây thần kinh lớn nhất vùng sọ mặt
Dây thần kinh V là dây thần kinh lớn nhất vùng sọ mặt

9. Đau do hội chứng đau chuyển vị răng

Hội chứng đau chuyển vị răng là tình trạng đau răng này nhưng nguyên nhân là do răng khác. Ví dụ: nguyên nhân nằm ở răng phía trước nhưng bệnh nhân cảm thấy đau răng phía sau, thậm chí nguyên nhân nằm ở hàm dưới mà bệnh nhân cảm thấy đau hàm trên. Vì lý do này mà thường gây ra sai sót trong chẩn đoán và dẫn đến nhổ nhầm răng.

Những triệu chứng thường gặp khi bị đau răng

Những triệu chứng phổ biến là đau răng, đau hàm, đau nướu. Các cơn đau có thể ở nhiều mức độ khác nhau, đau nhẹ do kích thích nóng/ lạnh, đau thoáng qua hoặc đau liên tục, đau dữ dội, đau đột ngột.

Khi nhiễm trùng tăng lên, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn, lan đến má, tai, hàm, mặt. Ngoài các cơn đau, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như:

  • Sưng nướu/ sưng hàm: nướu bị sưng tấy, chuyển sang màu đỏ thẫm, kém độ đàn hồi và có thể bị chảy máu. Hàm sưng, đau nhức, khó há miệng.
  • Răng trở nên nhạy cảm: Răng bị ê buốt khi đánh răng, ăn uống, sử dụng thực phẩm nóng/lạnh.
Răng bị ê buốt do kích thích nhiệt độ lạnh
Răng bị ê buốt do kích thích nhiệt độ lạnh
  • Chảy máu, chảy mủ quanh răng: Tình trạng nhiễm trùng ở mức báo động. Nướu trở nên mềm, có thể xuất hiện túi mủ bên trong, chạm vào dễ chảy máu hoặc chảy dịch mủ.
  • Hôi miệng: Khi vùng răng miệng bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây ra mùi khó chịu ở miệng.
  • Sốt: Các cơn đau đơn giản không gây sốt. Khi bạn bị sốt, có nghĩ là có nhiễm trùng xung quanh răng, nướu hoặc xương hàm. Sốt và sưng có thể là dấu hiệu của áp-xe. Áp-xe răng có thể cần dùng kháng sinh và phẫu thuật (dẫn lưu) áp-xe.
Sốt là triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng khi bị đau răng
Sốt là triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng khi bị đau răng
  • Nhức đầu, đau tai: Các cơn đau răng có thể lan sang vùng đầu mặt gây đau đầu, đau tai, nhức mắt… Nếu bạn bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn hoặc các triệu chứng khác bạn có thể bị chấn thương nghiêm trọng hơn ngoài chấn thương răng.

Đau răng kéo dài gây ra hậu quả gì?

Đau răng nếu không được nhanh chóng điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Các cơn đau răng kéo dài không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng lan rộng sang những vị trí khác, gây đau răng diện rộng, lung lay răng, áp-xe răng và tăng nguy cơ mất răng hàng loạt.

Đau răng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị
Đau răng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị

Đặc biệt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu và đi vào những bộ phận khác, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Một số trường hợp đau răng nhẹ như giắt thức, ê buốt răng do kích thích thì có thể tự thuyên giảm khi không còn yếu tố kích thích. Với các trường hợp đau do bệnh lý, nếu không được điều trị thì tình trạng sẽ không thể thuyên giảm mà sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, cần phải khám đúng chuyên khoa và được chẩn đoán, chữa trị bằng phương pháp phù hợp.

Liên hệ

Có thể làm giảm đau răng tại nhà không?

Đau răng cần được chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ của Bác sĩ để loại bỏ nguyên nhân gây đau và dứt điểm cơn đau. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể áp-dụng những biện pháp giảm đau tại nhà sau đây để làm dịu cơn đau:

1. Vệ sinh răng đúng cách

Đừng vì cơn đau mà bỏ qua việc vệ sinh răng miệng. Khi bị đau răng, bệnh nhân cần cố gắn giữ răng miệng thật sạch, đánh răng đúng cách để làm giảm đi lượng vị khuẩn có trong khoang miệng, từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị đau răng, bệnh nhân cần ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, sữa để hạn chế áp lực ăn nhai. Không ăn thực phẩm giàu đường vì chúng có lợi cho các vi khuẩn đang tồn tại trong miệng. Hạn chế thực phẩm dai cứng, dễ bám dính.

Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng vì căng thẳng sẽ làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Khi nằm nhớ kê cao đầu để hạn chế lưu thông máu tới vùng hàm mặt.

3. Chườm lạnh

Chườm lạnh là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Nhiệt độ lạnh có tác dụng gây tê, giúp bạn giảm đau tạm thời. Bạn có thể dùng túi chườm lạnh và chườn khoảng 20 phút/lần, 4-8 lần/ngày. Chú ý không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với vùng tổn thương mà nên bọc đá trong khăn sạch hoặc dùng túi chườm chuyên dụng.

Chườm lạnh giảm đau răng
Chườm lạnh giảm đau răng

4. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Một số nguyên liệu tự nhiên có tác dụng giảm đau răng mà bệnh nhân có thể áp dụng như: dùng nước lá trà xanh, nước gừng để uống và súc miệng, súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày, sử dụng tỏi đắp lên vị trí bị đau, bôi tinh dầu đinh hương hoặc tinh dầu bạc hà, dùng đọt và lá ổi giã và đắp lên vùng răng bị đau.

5. Sử dụng thuốc giảm đau

Trường hợp cơn đau vượt ngoài tầm chịu đựng thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau đễ cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau răng chuyên dụng theo chỉ định của Bác sĩ. Khi uống thuốc bạn cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng của Bác sĩ.

Paracetamol có tác dụng giảm đau răng
Paracetamol có tác dụng giảm đau răng

Biện pháp điều trị đau răng tại nha khoa

Như đã chia sẻ, đau răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi thăm khám, Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

1. Đau răng do sâu răng

Nếu vấn đề nằm ở sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành nạo mô răng bị sâu sau đó trám răng đối với trường hợp sâu men răng, sâu ngà răng, chữa tủy và bọc sứ đối nếu sâu tủy răng. Một số trường hợp sâu răng quá nặng, sâu chỉ còn chất răng thì có thể cần nhổ răng. Sau khi nhổ, bệnh nhân được tư vấn phục hình răng với giải pháp trồng răng Implant.

Điều trị sâu răng
Điều trị sâu răng

2. Đau răng do viêm nướu, viêm nha chu

Trong trường hợp đau răng do viêm nướu sẽ được điều trị bằng cách làm sạch chuyên sâu và cạo vôi răng để loại bỏ vôi răng – tác nhân hàng đầu gây viêm nướu.

Khi viêm nướu tiến triển thành viêm nha chu, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn. Bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc kết hợp với các kỹ thuật nha khoa như cạo vôi răng, loại bỏ túi mủ nha chu…

3. Đau răng do viêm tủy răng

Với tình trạng viêm tủy, bệnh nhân cần tiến hành chữa tủy. Bác sĩ sẽ loại bỏ mô tủy bị nhiễm trùng và trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. Sau khi điều trị tủy, răng sẽ trở nên giòn và dễ nứt, gãy. Do đó, Bác sĩ sẽ đề nghị bọc sứ cho răng sau chữa tủy để bảo vệ răng thật của bạn.

Bệnh nhân được chụp phim CT Cone Beam 3D để kiểm tra tình trạng viêm tủy
Bệnh nhân được chụp phim CT Cone Beam 3D để kiểm tra tình trạng viêm tủy

4. Đau răng do Áp-xe răng

Khi tình trạng tổn thương tiến triển thành Áp-xe răng, bệnh nhân cần được tiến hành chữa trị ngay lập tức. Thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời tiến hành rạch dẫn lưu mủ, chữa tủy hoặc nhổ răng tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

5. Đau răng do răng khôn

Hầu hết các trường hợp răng không mọc gây đau nhức liên miên, răng khôn mọc không có răng đối diện, răng khôn bị sâu, răng khôn mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngang, mọc ngầm đều được chỉ định nhổ bỏ.

Các trường hợp đau răng khôn đều được chỉ định nhổ răng khôn
Các trường hợp đau răng khôn đều được chỉ định nhổ răng khôn

6. Đau răng do các vấn đề không liên quan đến răng miệng

Nếu Bác sĩ nha khoa kiểm tra và chẩn đoán cơn đau răng không xuất phát từ vấn đề răng miệng mà đau răng do viêm xoang, do đau dây thần kinh V hoặc bất cứ lý do nào khác thì bạn cần tiến hành thăm khám chuyên khoa khác để được đưa ra biện pháp chữa trị đúng với nguyên nhân gây bệnh.

Mách bạn địa chỉ điều trị uy tín khi bị đau răng

Điều quan trọng nhất khi bị đau răng đó là cần phải biết chính xác nguyên nhân để lên phác đồ điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, có nhiều tình trạng đau răng rất phức tạp chẳng hạn như đau chuyển vị răng, nếu Bác sĩ không có chuyên môn sâu và kinh nghiệm lâu năm thì rất khó để phát hiện vấn đề.

Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ nha khoa uy tín tại TP.HCM
Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ nha khoa uy tín tại TP.HCM

Do đó, khi bị đau răng, bệnh nhân cần tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Bạn có thể nhận biết chất lượng của một nha khoa thông qua bề dày thành lập, số lượng khách hàng, đánh giá từ khách hàng, profile Bác sĩ, cơ sở vật chất và dịch vụ tư vấn…

Nếu ở TP.HCM, bạn có thể tham khảo trung tâm Nha khoa Nhân Tâm tọa lạc tại địa chỉ 807 đường 3/2, phường 7, quận 10, Tp.HCM. Đây là địa chỉ nha khoa được nhiều Khách hàng yêu mến và lựa chọn nhờ chất lượng điều trị và chất lượng dịch vụ tuyệt vời:

  • Trung tâm quy tụ đội ngũ Bác sĩ là Bác sĩ tốt nghiệp loại Giỏi từ các trường Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Y dược Huế…, đã trải qua quá trình tu nghiệp trong và ngoài nước, có hơn 25 năm kinh nghiệm điều trị, thực hiện hàng ngày ca điều trị thành công cho Khách hàng trong và ngoài bước.
  • Trung tâm trang bị hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, công nghệ tiên tiến của thế giới, đảm bảo tiêu chí “xâm lấn tối thiểu, hiệu quả và thẩm mỹ tối đa”, rút ngắn thời gian và chi phí cho Khách hàng.
  • Đội ngũ Bác sĩ và nhân viên không chỉ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn vô cùng chu đáo, thân thiện, hài hước, từ đó giúp Khách hàng cảm thấy thoải mái, an tâm và tin tưởng hơn.
Khách hàng điều trị tại Nha khoa Nhân Tâm
Khách hàng điều trị tại Nha khoa Nhân Tâm
  • Nha khoa đầu tư hệ thống vô trùng khép kín theo tiêu chuẩn Châu u, loại bỏ nguy cơ lây nhiễm chéo.
  • Chế độ bảo hành dài lâu, hợp đồng điều trị minh bạch, không phát sinh chi phí điều trị, trả góp lãi suất 0%.

Chúng ta có thể hạn chế nguy cơ đau răng bằng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, lối sống khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám răng định kỳ. Nếu không may bị đau răng, bạn cần nhanh chóng thăm khám để điều trị càng sớm càng tốt để bảo tồn được răng thật và tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678