Đam mê chào mào

Kinh nghiệm luyện chào mào bổi thành chào mào thi đấu nhanh nhất

Luyện chào mào bổi thành chim thi đấu là một quá trình thú vị nhưng đầy thử thách. Tuy nhiên, để biến một chú chim bổi nhút nhát thành một chiến binh dạn dĩ trên đấu trường, đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, áp dụng các phương pháp khoa học và kiên trì thực hiện.
Kinh nghiệm luyện chào mào bổi thành chào mào thi đấu nhanh nhất

Để luyện chim chào mào bổi thành chim thi đấu, đầu tiên bạn cần phải xác định được chim bổi của bạn là “chim trời già”, “trời non” hay “lứa non mới lên”. Mỗi loại chim sẽ có cách huấn luyện khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm riêng biệt của nó.

Chim trời già

Khi nhắc đến “chim trời già”, ắt hẳn nhiều người sẽ có suy nghĩ: chim già rồi thì làm sao có thể thi đấu lại với những con chim còn trẻ, còn sung mãn? Tuy nhiên, “trời già” ở đây có nghĩa là chú chim chào mào đó đã trưởng thành từ môi trường tự nhiên, đã trải qua từ 3 năm ở thiên nhiên với nhiều kinh nghiệm đấu đá với các loài chim khác để chiến thắng và giành được địa bàn - lãnh thổ cho riêng mình.

Thông thường, bên cạnh những chú “chim trời già” lúc nào cũng có một chú chim mái đi cùng và chúng có thể đứng đầu đàn, làm bá chủ của một vùng miền nào đó. “Chim trời già” phải thực sự là những chú chim đầy bản lĩnh để có thể dẫn dắt cả đàn đi tìm mồi hay đấu đá để tranh giành lãnh thổ.

Chim trời già có tiếng hót làm lay động lòng người
Chim trời già có tiếng hót làm lay động lòng người

Để luyện “chim trời già” thành chim thay đấu, bạn phải trải qua việc thay lông rừng cho nó và phải đạt được bộ lông toàn diện. Tuy nhiên, đặc điểm của “chim trời già” đó là rất nhát người, đây cũng là điểm bất lợi khi thi đấu, nhất là thời điểm trọng tài hoặc người nào đến cầm lồng. Bạn cũng đừng vội nản nhé, hãy thử áp dụng các phương pháp chăm sóc chim chào mào sau đây:

  • Tập cho chim dạn người: Bạn có thể bỏ bột cho chim liên tục, nhưng một ngày chỉ bỏ một ít. Để chim hơi đói và mình bỏ bột thì chim sẽ dần quen với bạn và cảm thấy được an toàn, từ đó sẽ trở nên dạn dĩ hơn.
  • Nhẹ nhàng với chim: Bạn nên nhẹ nhàng với chim chào mào, móc ở một nơi vừa tầm chiếc khăn hoặc lớp giấy che một phần lồng để chim đỡ phải tung quá nhiều.
  • Cho chim ăn cào cào: Bạn hãy kiên trì, nhẫn nại đút từng con cào cào cho chim chào mào khi vừa tắm xong (lúc đói). Ban đầu, bạn hãy để cào cào ở ly bột, sau đó thả từng con cào cào lên cầu chim, dần dần chuyển sang cầm ở tay để chim đến ăn.

Khi chim chào mào đã đứng lồng có nghĩa là chú chim đã thuần người và có thể tự tin thể hiện trên giàn đấu.

Chim trời non

“Chim trời non” cũng không có quá nhiều điểm khác biệt với “chim trời già”, chỉ là thua về mặt kinh nghiệm và độ dữ dằn ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, chim trời non lại có lợi thế về thời gian chơi vì chúng ít ở môi trường bên ngoài nên thời gian thuần hóa sẽ nhanh hơn, chúng cũng dễ bắt kịp giọng hót hay thái độ thi đấu của các chú chim trong nhà của bạn.

Cách thuần “chim trời non” cũng tương tự như “chim trời già” đã được hướng dẫn ở trên. Ngoài ra, với “chim trời non”, bạn nên cho tham gia những lần thi đấu của các chú chim trong nhà của bạn, nhưng lưu ý hãy để chim ra xa nhìn vào cách đấu nước chơi, sổ giọng, thái độ… Khi thấy chim ức chế, muốn thể hiện bản thân mình thì hãy đưa chim vào cuộc.

Với các chú chim chào mào bổi này, bạn hãy thường xuyên cầm lồng đi dạo, móc ở nhiều nơi khác nhau để tập thói quen không bị ỉ nhà. Đồng thời nên dắt các chú chim ra trường, móc ở xa để tập lối đấu hay giọng hót.

Chim trời non sẽ dễ huấn luyện hơn so với chim trời già
Chim trời non sẽ dễ huấn luyện hơn so với chim trời già

Mỗi tuần bạn nên đưa chim chào mào đi khoảng 3 lần, mỗi lần 30 phút, khi nào chim ở trường nhiều quá thì bạn hãy ngưng. Sau 3 tháng, bạn có thể tăng thời gian dợt ở trường lên 40 - 60 phút. “Chim trời non” có tính học hỏi rất cao, nên bạn đừng ngại va chạm. Nhưng hãy cài đặt thời gian và lựa chọn đối thủ vừa tầm để chim chơi lâu bền, lối chơi cũng như giọng hót ngày càng hay hơn.

Sau 5 - 8 tháng, nếu chú chim chào mào của bạn có thể chơi với thời gian tăng dần như trên (thời điểm này thời gian chơi có thể lên đến 100 phút), bạn có thể kẹp chim vào dàn chim cứng, đảm bảo chú chim của bạn sẽ không sợ bất kỳ con nào. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi thật kỹ những điểm yếu của chim mình để có cách khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:
Chim đang chơi thì rỉa lông: Đối với chim rỉa lông, bạn hãy cho tắm với nước muối kèm phơi nắng, hoặc sử dụng các loại thuốc tắm chất lượng được bày bán ở các cửa hàng uy tín để diệt rận cho chào mào.

Chim đang chơi thì dừng ăn giữa chừng: Bạn hãy tập thói quen bằng cách thả lực thời gian buổi sáng kèm giam đói, chỉ cho chim ăn vào buổi chiều để chim hình thành thói quen buổi sáng là để thi đấu, chiều mới là bữa ăn. Bạn đừng sợ chim đói nhé, chỉ cần tập đúng chế độ là không có ảnh hưởng gì cả.

Xem thêm: Chào mào bộ to là như thế nào? Những điều cần biết!

Chim lứa non

"Chim lứa non" có thể hiểu đơn giản là những chú chim chưa trưởng thành. Hầu hết những chú chim lứa non chưa ra giọng, nhưng sẽ có vài chú chim ra giọng hót 3-4-5. Vậy làm sao để huấn luyện một chú chim lứa non lên thành một chú chim có thể thi đấu?

Chim lứa non thường có một mùa nhất định vào cuối tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Đầu tiên, bạn hãy lựa chim chào mào đẹp với những yếu tố như: dài chim, đầu to, mào rậm, chân cao…

Tiếp theo, bạn hãy sắm một chiếc lồng chim lớn, thiết kế cây cối nếu được và kèm thêm một chú chim chào mào có tố chất giọng và cách chơi tốt. Chim lứa non giống như một đứa trẻ, việc học hỏi là điều đầu tiên nó sẽ tiếp thu. Do đó, bạn cần phải lựa chọn một chú chim thầy có tố chất để đủ chim lứa non bắt chước theo.

Sau 3 - 4 tháng mua về, chim lứa non sẽ thay lông và bắt đầu đỏ má. Thời điểm này bạn hãy tăng cường trái cây và cám nhiều dinh dưỡng cho chim. Cứ 2 ngày bạn cho thức ăn và nước một lần.

Cần chọn một chú chim lứa non đẹp, có tố chất
Cần chọn một chú chim lứa non đẹp, có tố chất

Ở chim lứa non có một đặc điểm mà bạn cần lưu ý, đó là học điểm tốt khá lâu nhưng điểm xấu lại rất nhanh. Do đó, bạn nên hạn chế cho chim tiếp xúc với các chú chim tật lỗi và khi thả lồng avi thì hãy bỏ một cái sào bằng tre hay sắt bên cạnh để tập thói quen cho chim lứa đỡ sợ trụ - cột nhé.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân chia sẻ rằng, việc nuôi và luyện chim chào mào không chỉ là thú vui mà còn là hành trình khám phá sự kiên nhẫn, kỹ năng và tình yêu thiên nhiên. Theo bác sĩ, để chào mào bổi nhanh chóng trở thành chim thi đấu, cần tập trung vào việc chọn lựa chim có tố chất, kết hợp chế độ chăm sóc phù hợp và quá trình luyện tập bài bản. Ông nhấn mạnh, sự đồng hành và đam mê của người nuôi là yếu tố quyết định thành công.

Luyện chào mào bổi thành chim thi đấu là một quá trình thú vị, đòi hỏi sự đam mê và kiên nhẫn. Với những phương pháp đúng đắn và sự chăm sóc tận tâm, bạn không chỉ giúp chú chim phát triển tối đa tiềm năng mà còn nhận lại niềm vui. Hãy kiên trì và tận hưởng từng bước trong hành trình này, bởi chính sự gắn bó ấy sẽ mang lại niềm tự hào cho người yêu chim và chú chào mào thân yêu của bạn.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678