Kỹ thuật ghép cặp chim chào mào sinh sản
Chọn giống chim chào mào
Nếu bạn có một cặp chim chào mào trống mái tốt thì chắc chắn khi nhân giống, bạn cũng sẽ có một thế hệ chim sau đẹp, khỏe mạnh. Do đó, điều quan trọng đầu tiên trong kỹ thuật ghép cặp chim chào mào sinh sản thành công, đạt hiệu quả cao thì phải chọn được giống chim chào mào tốt. Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần lưu ý:
- Chim bố mẹ khỏe mạnh, dáng đẹp, giọng hót hay.
- Chọn chim thuần chủng của một vùng nào có giọng hót hay thì càng tốt.
- Nếu có điều kiện, bạn nên chọn chim bố mẹ ở hai vùng, miền khác nhau để ghép đôi.
Lồng chim
Lồng chim đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nhân giống chim chào mào. Một chiếc lồng có kích thước phù hợp, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi không chỉ tạo không gian sống lý tưởng cho chim mà còn kích thích khả năng sinh sản của chúng.
Việc lựa chọn vị trí đặt lồng hợp phong thủy cũng được nhiều người quan tâm, bởi họ tin rằng điều này có thể mang lại những tác động tích cực đến quá trình giao phối và làm tổ của chim chào mào. Với một môi trường sống lý tưởng, khả năng chim chào mào của bạn sinh sản thành công sẽ được nâng cao đáng kể.
Lồng nuôi chim chào mào sinh sản là loại lồng được làm bằng lưới thép không gỉ. Kích thước tùy thuộc vào kích thước của chim, nhưng tối thiểu chiều dài từ 180cm, chiều rộng 120cm, chiều cao 150cm. Lồng phải có rãnh để dễ vệ sinh phân chim, hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Trong lồng phải được bố trí giá thể thường được làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre để chim làm tổ.
Ngoài ra, bên trong lồng cũng bố trí 2 khay nước và thức ăn, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non bị trượt chân khi chuyền.
Lồng chim phải có mái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất. Vào những ngày nắng to, bạn có thể dùng lưới để che chắn bớt nắng ở phần mặt tiền lồng. Hai bên lồng che bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho chim, giúp giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng.
Xem thêm: 5 loại thức ăn cho chim chào mào phải tránh xa
Cho chim chào mào bắt cặp
Trước khi cho chim chào mào sinh sản, bạn cần cho chim bắt cặp. Tỷ lệ thành công cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào mức độ tương xứng của chim trống và chim mái. Nhiều trường hợp phải đổi bạn tình liên tục vì không hợp. Cách cho chim chào mào bắt cặp sẽ được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn hãy cho chim trống vào lồng trước, sau đó cho chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh, cúi đầu, múa đuôi, múa đuôi, miệng kêu liên tục thì bạn hãy tiến hành thả chim mái và chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo.
- Chim chào mào bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa sinh sản của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Chim trống thành thục sẽ có các biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày, sung mãn hơn. Còn chim mái sẽ phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình.
- Trường hợp chim mái không chịu chim trống hoặc ngược lại, bạn nên đổi bạn tình cho chúng. Tránh gượng ép, thả chung có thể chúng sẽ cắn nhau tới chết. Vì thế, khi ghép cặp cho chim chào mào sinh sản, bạn nên thường xuyên lưu ý đến chung để kịp thời đưa ra hướng giải quyết nếu có vấn đề không hợp.
TS.BS Võ Văn Nhân là một người có niềm đam mê với dòng chim chào mào. Trăn trở với việc những cá thể chim quý hiếm bị bán ra nước ngoài, làm “chảy máu” nguồn gen quý của đất nước, Bác sĩ Nhân đã áp dụng những kiến thức y khoa vào việc chăm sóc và nhân giống những cá thể chim chào mào đột biến.
Không chỉ bảo tồn, Bác sĩ Nhân còn phối giữa các dòng khác nhau để tạo ra những dòng mới chưa từng có trong tự nhiên như chào mào đầu trắng mình vàng, chào mào sư tử,… Cho đến nay, sau gần 10 năm miệt mài bảo tồn và nhân giống chim quý, Bác sĩ Nhân đã sở hữu gần 300 cá thể chim quý hiếm.
Việc ghép đôi chim chào mào sinh sản là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Do đó bạn cần phải kiên trì và chăm sóc chúng một cách tốt nhất.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn