Tin tức Implant

Nâng xoang và ghép xương trong cấy ghép Implant

Nâng xoang và ghép xương là hai kỹ thuật thường được bác sĩ chỉ định thực hiện khi cấy ghép Implant, nhằm đảm bảo thể tích xương hàm, giúp trụ Implant tồn tại lâu dài và không bị biến chứng.
Nâng xoang và ghép xương trong cấy ghép Implant

Tại sao cần nâng xoang ghép xương trước khi trồng răng Implant?

Nâng xoang trong cấy ghép Implant được hiểu là việc ghép xương ở vùng răng hàm trên (thường ở vị trí răng số 6 và số 7). Vị trí xoang hàm nằm ở vùng giữa đầu và mũi, tính từ răng số 4 đến răng số 8. Khi các răng trên cung hàm còn đầy đủ, xoang hàm sẽ đảm bảo nằm đúng vị trí nhưng nếu răng hàm bị mất, xương bị tiêu nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng xoang hàm bắt đầu mở rộng ra, gây phá hủy cho vùng xương hàm từ trong ra ngoài.

Nâng xoang trong cấy ghép Implant
Nâng xoang trong cấy ghép Implant

Chính vì vậy, nếu bệnh nhân có ý định trồng răng Implant và xương hàm bị tiêu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nâng xoang ghép xương, sử dụng xương tự thân hoặc xương nhân tạo vào giữa màng xoang và bề mặt xương vùng đáy xoang hàm, từ đó làm tăng khối lượng xương và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt trụ Implant được bền chắc.

Ưu điểm của nâng xoang ghép xương

Một trong những điều kiện để thực hiện trồng răng Implant đó là bệnh nhân cần đáp ứng tốt về mật độ xương hàm, bao gồm cả số lượng, thể tích và chiều cao. Chính vì vậy, trong các trường hợp xương hàm bị tiêu, việc nâng xoang ghép xương là điều cần thiết. Nâng xoang và ghép xương sẽ đảm bảo trụ Implant được đặt chính xác và an toàn vào xương hàm, giúp Implant cố định vững chắc và hạn chế tối đa các biến chứng như trụ implant bị đào thải, đâm thủng vách xoang hàm, …

Nâng xoang - ghép xương giúp trụ Implant được cấy vững chắc trong xương hàm
Nâng xoang - ghép xương giúp trụ Implant được cấy vững chắc trong xương hàm

Ai nên thực hiện nâng xoang ghép xương?

Nâng xoang ghép xương không bắt buộc trong mọi ca phẫu thuật cấy ghép Implant mà nó còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng bệnh nhân. Tại Nha khoa Nhân Tâm, khách hàng luôn được chụp phim với máy CT Cone Beam để khảo sát chính xác mật độ xương hàm. Khi đã có kết quả, nếu khoảng xương giữa hàm và xoang không đủ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nâng xoang.

Nâng xoang được chỉ định cho các trường hợp xương hàm bị tiêu
Nâng xoang được chỉ định cho các trường hợp xương hàm bị tiêu

Cụ thể, dưới đây là một vài trường hợp thường phải nâng xoang ghép xương trước khi cấy ghép Implant:

Mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương nghiêm trọng hàm trên.

Xương hàm trên bị tiêu nhiều, mật độ xương quá mỏng khiến vùng xương xoang bị tụt sâu

Khách hàng chưa bị tiêu xương nhưng bẩm sinh xương hàm mỏng, không đủ thể tích xương cần thiết để cấy ghép Implant.

Ngoài những trường hợp nâng xoang ở trên, có một số trường hợp chống chỉ định nâng xoang như: Bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi, bị viêm xoang mãn tính hoặc các bệnh lý về xoang, bệnh nhân ung thư vùng mũi, vùng hàm mặt, bệnh nhân đang thực hiện hoá trị, xạ trị, bệnh nhân có trạng thái tinh thần không ổn định, bệnh nhân uống rượu bia, chất kích thích trước khi cấy ghép Implant.

Hầu hết các trường hợp mất răng lâu năm đều sẽ khiến xương hàm bị tiêu và cần tiến hành nâng xoang, ghép xương. Để hạn chế trải qua nhiều lần phẫu thuật và tăng tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant, bạn nên tìm đến nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao để được điều trị kịp thời, sớm phục hồi lại hàm răng đã mất và lấy lại nụ cười tự tin.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Hai kỹ thuật nâng xoang ghép xương phổ biến

Hiện nay có hai kỹ thuật nâng xoang ghép xương phổ biến bao gồm: Nâng xoang kín và nâng xoang hở. Mỗi kỹ thuật sẽ có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Nâng xoang kín

Kỹ thuật nâng xoang kín là phương pháp nâng xoang thông qua lỗ cấy Implant. Bác sĩ sẽ rạch một đường trên nướu đến vùng xoang hàm cần nâng, sau đó tạo một “lối đi” ở phần xương để nâng xoang lên. Xương cần ghép sẽ được bơm vào bên trong bằng ống bơm chuyên dụng cho đến khi đủ số lượng.

Nâng xoang kín
Nâng xoang kín

Nâng xoang kín phù hợp với các trường hợp xoang hàm trên không bị hạ xuống quá thấp hoặc số lượng xương không thiếu quá nhiều. Ưu điểm của phương pháp nâng xoang kín đó là bệnh nhân không cần trải qua nhiều lần phẫu thuật, hạn chế xâm lấn nên ít sưng đau. Kỹ thuật này thường được thực hiện đồng thời với khi cấy trụ Implant.

Nâng xoang hở

Nâng xoang hở hay còn gọi là nâng xoang bằng cửa sổ bên. Bác sĩ rạch một vách ngăn ở phần nướu ngay bên cạnh vị trí mất răng, thông qua đó bổ sung xương hàm còn thiếu.

Nâng xoang hở
Nâng xoang hở

Nâng xoang hở phù hợp với các trường hợp bệnh nhân bị mất răng lâu năm dẫn đến xương hàm bị tiêu nghiêm trọng, biểu hiện là xoang hàm thường mở rộng thể tích và bị tụt sâu xuống phần xương đã bị tiêu. Các trường hợp đáy xoang hàm bị gồ ghề, xơ dính, màn xoang dày, dị tật, có dịch… nên thực hiện nâng xoang hở để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả lâu dài.

Chăm sóc sau phẫu thuật nâng xoang - ghép xương

Sau khi thực hiện nâng xoang, ghép xương, bệnh nhân sẽ cảm giác hơi sưng đau. Để vết thương nhanh lành và không xảy ra các biến chứng, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

Không hắt hơi, khạc nhổ hoặc xì mũi mạnh vì có thể khiến cho vật liệu ghép xương bị di chuyển và tác động lực lên vết thương gây đau nhức hơn.

Những ngày đầu sau khi mới phẫu thuật nâng xoang - ghép xương, bạn có thể chườm đá để giảm sưng và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Không nên di chuyển tới những khu vực có sự thay đổi áp suất như đi máy bay, đi bơi, lặn biển, …

Không chọc, ngoáy hay vận động mạnh để tránh tác động lên vết thương, khiến vết mổ bị nhiễm trùng.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Không ăn đồ cứng, dai và thức ăn có chứa nhiều axit dễ làm nhiễm trùng vết thương.

Tái khám theo đúng lịch hẹn để Bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi và đưa ra kế hoạch điều trị tiếp theo.

Cần lưu ý đến cách chăm sóc sau nâng xoang - ghép xương
Cần lưu ý đến cách chăm sóc sau nâng xoang - ghép xương

Sau khi nâng xoang, khách hàng cần đợi một khoảng thời gian từ 4-6 tháng để lượng xương mới bổ sung tích hợp với xương cũ, đảm bảo xương hàm vững chắc để cắm trụ Implant. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nâng xoang kín, phương pháp này sẽ được thực hiện cùng lúc với khi cấy Implant. Khách hàng nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để biết chính xác về tình trạng sức khỏe răng miệng, đồng thời giúp các bác sĩ dễ dàng đưa ra phương pháp nâng xoang phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant. Nâng xoang và ghép xương sẽ được chỉ định khi cần thiết với mục đích làm tăng thể tích xương, đảm bảo xương hàm vững chắc để tiến hành cấy ghép răng Implant.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Nâng xoang, ghép xương là kỹ thuật phức tạp và có khả năng thất bại nếu bác sĩ thực hiện không có tay nghề, trang thiết bị nha khoa không đảm bảo, phòng khám không đáp ứng tốt yếu tố vô trùng, … Một số biến chứng thường gặp như: màng xoang bị thủng, nhiễm trùng, viêm xoang cấp tính, trụ implant không tích hợp, lỏng lẻo và bị rơi ra khỏi xương hàm, …

Do đó, để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có, bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong điều trị nhằm giúp quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, hiệu quả và có tỷ lệ thành công cao. Nếu còn câu hỏi nào liên quan đến kỹ thuật nâng xoang - ghép xương hoặc cần tư vấn về tình trạng răng miệng, Inbox hoặc gọi 0338 56 5678 để được chuyên gia giải đáp miễn phí!


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678