Tin tức Implant

Phẫu thuật ghép xương trong cấy ghép Implant

Ghép xương là một kỹ thuật thường được chỉ định cho các trường hợp xương hàm của bệnh nhân không đáp ứng tiêu chuẩn để thực hiện cấy ghép Implant. Vậy ghép xương trong cấy ghép Implant là gì? Có những kỹ thuật ghép xương phổ biến nào? Hãy cùng tìm hiểu với Nha khoa Nhân Tâm ngay trong bài viết này!
Phẫu thuật ghép xương trong cấy ghép Implant

Ghép xương là gì và khi nào cần ghép xương?

Ghép xương (bone graft) là một kỹ thuật thường được áp dụng khi trồng răng Implant nhằm bổ sung xương vào trong xương hàm để tái tạo lại phần xương đã bị tiêu biến. Chỉ khi đáp ứng đủ thể tích xương, bác sĩ mới có thể thực hiện trồng răng Implant cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc ghép xương còn là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình phục hình răng thẩm mỹ, giảm thiểu nguy cơ thất bại.

Ghép xương là gì?
Ghép xương là gì?

Khi nào cần ghép xương để trồng răng Implant?

Việc ghép xương khi cấy ghép Implant là không bắt buộc. Vậy khi nào thì cần ghép xương? Hiểu một cách đơn giản nhất thì khi nào thiếu xương sẽ cần ghép xương để làm đầy xương hàm, đảm bảo đáp ứng đủ mật độ xương về cả chiều cao, thể tích lẫn số lượng để xương hàm đủ vững chắc để cấy trụ Implant vào. Dưới đây là những trường hợp cụ thể:

Mất răng lâu ngày khiến xương hàm bị tiêu biến.

Xương hàm bị tiêu nhiều do quá trình tích tuổi, lão hóa của tự nhiên.

Tiêu xương hàm do đeo hàm giả tháo lắp hoặc sử dụng cầu răng sứ trong thời gian dài.

Người bị viêm nha chu khiến nướu bị sưng đau dẫn đến tụt nướu và chân răng bị lộ ra, ảnh hưởng đến phần xương ổ răng.

Các nguyên nhân khác như bị tai nạn khiến gãy luôn một phần xương hoặc do yếu tố thiếu xương bẩm sinh.

Ghép xương cho các trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị tiêu xương nghiêm trọng như: Bệnh nhân bị hoại tử xương hàm, khe hở môi vòm miệng, bệnh nhân không răng bẩm sinh.

Xương hàm bị tiêu do nhiều nguyên nhân cần thực hiện ghép xương
Xương hàm bị tiêu do nhiều nguyên nhân cần thực hiện ghép xương

Các kỹ thuật ghép xương hàm phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 2 kỹ thuật ghép xương phổ biến nhất khi trồng răng Implant bao gồm: ghép xương nhân tạo và ghép xương tự thân. Mỗi loại xương sẽ có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp cụ thể, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hai kỹ thuật ngay dưới đây:

Ghép xương tự thân

Ghép xương nhân tạo sẽ lấy xương ở một vị trí khác trên cơ thể người bệnh như xương chậu, xương cằm, xương sọ … để ghép vào phần xương bị tiêu ở xương hàm.

Ghép xương tự thân lấy xương ở vùng hông, cằm, … để ghép vào trong xương hàm
Ghép xương tự thân lấy xương ở vùng hông, cằm, … để ghép vào trong xương hàm

Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật ghép xương tự thân đó là có độ an toàn cao và ít xảy ra các biến chứng như: Implant bị đào thải, Implant không tích hợp với xương hàm, … mang đến kết quả tối ưu và đẩy nhanh quá trình lành thương sau phẫu thuật.

Quá trình ghép xương tự thân sẽ giúp ổn định mật độ xương hàm để giúp bác sĩ tiến hành đặt trụ Implant, giúp quá trình ăn nhai dễ dàng và ít gây tổn thương cho người bệnh. Đồng thời, khi xương tự thân tích hợp với xương hàm sẽ tạo điểm tựa vững chắc cho trụ Implant, hạn chế tình trạng lung lay khi ăn uống.

Ưu điểm của ghép xương tự thân là ít xảy ra biến chứng khi cấy ghép Implant
Ưu điểm của ghép xương tự thân là ít xảy ra biến chứng khi cấy ghép Implant

Hạn chế của kỹ thuật ghép xương tự thân đó là bệnh nhân sẽ phải trải qua thêm một lần phẫu thuật để lấy xương. Điều này có thể gây tổn thương về mặt sức khỏe và tâm lý với những bệnh nhân có sức khỏe yếu, cơ thể có sẵn nhiều bệnh nền.
Bên cạnh đó, vì thể tích xương ở những vùng khác trên cơ thể là hữu hạn nên khi số lượng xương sẽ bị giới hạn, không phù hợp nếu bệnh nhân bị tiêu xương hàm trầm trọng hoặc tiêu xương cả hàm.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Ghép xương nhân tạo

Xương nhân tạo có thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, sở hữu nhiều ưu điểm và có thể khắc phục được một số hạn chế của xương tự nhiên. Bột xương nhân tạo sẽ giúp trụ titanium bám dính tốt hơn vào xương hàm, tăng khả năng tích hợp xương.

Ghép xương nhân tạo
Ghép xương nhân tạo

Ưu điểm của kỹ thuật ghép xương nhân tạo đó là người bệnh không cần trải qua quá trình phẫu thuật phức tạp để lấy xương, hạn chế các sang chấn, biến chứng. Bên cạnh đó, ghép xương bột nhân tạo không bị giới hạn số lượng như xương tự thân, bác sĩ sẽ điều chỉnh để đảm bảo đủ số lượng cần thiết giúp quá trình cấy ghép Implant diễn ra thuận lợi.

Ghép xương là một kỹ thuật phức tạp, cần thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao
Ghép xương là một kỹ thuật phức tạp, cần thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao

Tuy nhiên, kỹ thuật ghép xương nhân tạo có hạn chế do thời gian tích hợp xương hàm sẽ diễn ra lâu hơn so với xương tự thân. Đồng thời, xương tự thân có độ kết dính không cao, dễ bị tiêu xương, thậm chí có nguy cơ bị đào thải. Để hạn chế tối đa các biến chứng sau ghép xương, bạn cần tìm đến nha khoa uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm, đồng thời với sự hỗ trợ của công nghệ nha khoa hiện đại sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thành công khi ghép xương nhân tạo.

Bên cạnh hai kỹ thuật ghép xương phổ biến được nhắc đến ở trên, bác sĩ còn có thể tiến hành ghép xương đồng loại (xương của người khác ghép vào vị trí thiếu xương) hoặc ghép xương dị loại (xương của động vật, chẳng hạn như xương bò). Tuy nhiên, hai kỹ thuật này không được ứng dụng nhiều vì tồn tại một số hạn chế, khó đảm bảo độ ăn toàn cũng như khả năng tái tích hợp xương.

Xem thêm: Trồng Răng Implant Chuẩn Quốc Tế Tại Nha Khoa Nhân Tâm

Một số câu hỏi liên quan đến kỹ thuật ghép xương

Ghép xương có đau không?

Ghép xương có đau không còn tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của từng người. Trước khi tiến hành ghép xương, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ để giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm giác hơi ê nhức nhưng hiện tượng này sẽ giảm dần.

Bệnh nhân sẽ được gây tê để giảm đau trước khi thực hiện ghép xương
Bệnh nhân sẽ được gây tê để giảm đau trước khi thực hiện ghép xương

Bên cạnh đó, ghép xương có đau hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và trang thiết bị nha khoa. Để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, bạn cần lựa chọn những nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao.

Ghép xương răng có nguy hiểm không?

Ghép xương là một kỹ thuật phức tạp nên không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải ghép xương. Mật độ và thể tích xương hàm ở vị trí mất răng của mỗi bệnh nhân là khác nhau nên bác sĩ cần tính toán cẩn thận để mang đến kết quả tốt nhất.

Lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện ghép xương
Lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện ghép xương

Ghép xương để trồng răng Implant được đánh giá là an toàn và ít xảy ra biến chứng nhưng phải đảm bảo bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn, sử dụng trang thiết bị hiện đại như máy CT Cone Beam giúp xác định chính xác mật độ xương hàm, đồng thời đảm bảo phòng phẫu thuật vô trùng và đặc biệt là người bệnh có chế độ hậu phẫu tốt.

Chi phí cấy ghép xương răng bao nhiêu?

Chi phí ghép xương tại Nha khoa Nhân Tâm dao động từ 5.000.000 - 10.000.000 vnđ/răng. Chi phí này sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng tiêu xương ít hay nhiều, ghép xương cho một hoặc một vài răng hay toàn hàm. Trên thực tế, với các trường hợp mất răng toàn hàm sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương cả hàm nên bắt buộc phải ghép một lượng xương lớn.

Để biết được giá ghép xương chính xác, bạn nên đặt hẹn với nha khoa và đến thăm khám, chụp phim để khảo sát chính xác mật độ xương hàm hiện tại.

Ghép xương răng bao lâu thì lành?

Thông thường, thời gian cần thiết để lành thương sau khi ghép xương là từ 2-6 tháng. Thời gian này có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa và cách chăm sóc sau phẫu thuật của từng người. Khi xương được ghép tích hợp hoàn toàn vào trong xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và lên kế hoạch điều trị tiếp theo cho quy trình cấy ghép răng Implant.

Thời gian lành thương sau ghép xương thường kéo dài từ 2-6 tháng
Thời gian lành thương sau ghép xương thường kéo dài từ 2-6 tháng

Quy trình ghép xương trong cấy ghép Implant

Bước 1: Thăm khám với bác sĩ để kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng. Chụp phim với máy CT Cone Beam để khảo sát mật độ xương hàm cụ thể.

Bước 2: Xét nghiệm máu, đảm bảo đáp ứng đủ các yếu tố về sức khỏe để tiến hành phẫu thuật ghép xương.

Bước 3: Bác sĩ tiến hành gây tê rồi mở vạt, ghép xương vào vị trí xương hàm bị thiếu sau đó khâu đóng vạt, sát trùng.

Bước 4: Tái khám với bác sĩ để kiểm tra vết thương và đánh giá mức độ ổn định của xương hàm.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về kỹ thuật ghép xương. Khi cấy ghép Implant, bệnh nhân cần đáp ứng đủ số lượng, thể tích của xương hàm để bác sĩ tiến hành đặt trụ Implant, đảm bảo Implant tồn tại lâu dài và không bị biến chứng.

Tại Nha khoa Nhân Tâm, ghép xương sẽ được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm kết hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Thông thường, sau khi khảo sát về mật độ xương hàm của bệnh nhân, trong trường hợp bị tiêu xương ít, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương cùng lúc với trồng răng Implant. Ngược lại, nếu bệnh nhân bị tiêu xương nhiều, kỹ thuật ghép xương sẽ được thực hiện trước 3-4 tháng, đảm bảo vết thương đã lành mới tiến hành cấy ghép Implant.

Gọi ngay số hotline 0338 56 5678 để được giải đáp thắc mắc về ghép xương trong cấy ghép Implant hoặc đặt hẹn thăm khám và tư vấn miễn phí cùng chuyên gia của Nha khoa Nhân Tâm nhé!

Đặt hẹn khám - tư vấn

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678