Tin tức Implant

Nguyên nhân nào gây tái phát sau khi niềng răng?

Tình trạng lâm sàng và kỹ thuật niềng răng sẽ cho kết quả niềng răng khác nhau ở mỗi trường hợp. Sau khi niềng răng, bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì để ngăn ngừa tái phát sau khi niềng răng. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh nhân bị tái phát sau khi niềng?
Nguyên nhân nào gây tái phát sau khi niềng răng?

Niềng răng là giải pháp nắn chỉnh khớp cắn trong trường hợp răng mọc lệch lạc, răng vẩu, răng hô, răng móm, răng mọc chen chúc, răng khấp khểnh… hiệu quả nhất hiện nay. Tình trạng lâm sàng và kỹ thuật niềng răng sẽ cho kết quả niềng răng khác nhau ở mỗi trường hợp. Sau khi niềng răng, bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì để ngăn ngừa tái phát sau khi niềng răng. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh nhân bị tái phát sau khi niềng? Địa chỉ niềng răng quận 10 - Nha khoa Nhân Tâm sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp.

Vì sao bị tái phát sau khi niềng răng?

Tái phát sau khi niềng răng là tình trạng răng bị dịch chuyển về vị trí cũ không kiểm soát sau khi tháo mắc cài. Mọi hiện tượng dịch chuyển khỏi vị trí sau khi kết thúc niềng răng đều được cho là tình trạng tái phát. Trong giai đoạn đầu thực hiện phương pháp chỉnh nha năm 1934, vấn đề duy trì kết quả niềng răng là thách thức đối với chỉnh nha vì trên thực tế, tình trạng tái phát rất đa dạng và phức tạp ở mỗi ca bệnh.

 dia-chi-nieng-rang-quan-10

Nguyên nhân gây tái phát sau khi kết thúc chỉnh nha

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình niềng răng bao gồm mô lợi, mô quanh răng hoặc khớp cắn, các yếu tố liên quan đến áp lực mô mềm và các giới hạn thay đổi của hàm răng.

Mô nha chu: Dây chằng mô nha chu bám quanh chân răng có tác dụng giữ răng ở vị trí ổn định. Trong quá trình dịch chuyển răng, mô nha chu cũng bị dịch chuyển và tái cấu trúc để giúp răng ổn định ở vị trí mới. Trước khi dây chằng nha chu và các bó sợi đàn hồi trên xương ổ hoàn thành quá trình tái cấu trúc, những yếu tố này có xu hướng kéo răng trở về vị trí cũ. Thời gian tái cấu trúc có thể kéo dài hơn 8 tháng.

Khớp cắn: Khớp cắn đúng là các vị trí tiếp xúc của hai hàm bằng nhau giúp lực răng ổn định khi ăn nhai. Sau khi kết thúc niềng răng, Bác sĩ sẽ có kế hoạch tạo ra tiếp xúc khớp cắn đều nhau để không gây cản trở khi di chuyển hàm, tránh tác động lực quá mức lên răng làm răng dịch chuyển về vị trí ban đầu. Sau khi tính toán dựa trên vận động ăn nhai cơ bản và bất thường như cắn nghiến, Bác sĩ sẽ làm máng nhai để duy trì kết quả lâu dài. Kiểm soát khớp cắn rất quan trọng trong việc duy trì kết quả niềng răng.

 dia-chi-nieng-rang-quan-10

++ Đâu là địa chỉ bọc răng sứ quận 10?

Mô mềm và giới hạn của hàm: Lưỡi và môi má sẽ có một khoảng giới hạn trung hòa với hàm răng, ở giới hạn này lưỡi và môi má sẽ không tác động xấu đến kết quả niềng răng. Mặc dù là mô mềm nhưng dưới tác động lâu dài của lưỡi, răng sẽ bị lệch lạc như trường hợp khớp cắn hở do tật đẩy lưỡi.

Ví dụ, nếu răng bị kéo vào trong quá mức, xâm phạm vào khoảng trống giới hạn giữa lưỡi và hàm răng thì lưỡi tạo ra lực đẩy hàm răng ra bên ngoài, lệch khỏi vị trí vừa nắn chỉnh.

 dia-chi-nieng-rang-quan-10

Để đảm bảo có kết quả niềng răng tốt, duy trì lâu dài, bệnh nhân hãy đến phòng khám Nha khoa Nhân Tâm. Với đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi TPHCM, chúng tôi sẽ kiểm tra tình trạng lâm sàng, đưa ra chẩn đoán, xem xét khả năng tái phát sau khi niềng để lên phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Bạn sẽ an tâm có hàm răng đều đẹp và không bị tái phát sau niềng răng tại Nha khoa Nhân Tâm.

Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ này.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678