Những trường hợp nào cần niềng răng hô?
Răng hô, răng vẩu, sai khớp cắn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ răng miệng của bệnh nhân, thậm chí gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa trong thời gian dài. Niềng răng là giải pháp khắc phục tình trạng sai khớp cắn hàng đầu hiện nay, đặc biệt là đối với tình trạng sai khớp cắn nghiêm trọng, răng hô nặng. Nguyên nhân nào khiến răng bị hô? Trường hợp nào cần niềng răng hô càng sớm càng tốt? Niềng răng hô có cần nhổ răng không? Sau đây là lời giải đáp dành cho bạn.
Đến ngay địa chỉ niềng răng chất lượng để đảm bảo quá trình niềng răng an toàn, hiệu quả.
Vì sao răng bị hô?
Khi răng hàm trên phát triển quá mức, chìa ra ngoài sẽ khiến cho khớp cắn của hai hàm bị lệch và gây ra tình trạng răng hô. Theo sự biến đổi của xương hàm, gương mặt cũng sẽ bị biến dạng, mất cân đối. Bệnh nhân sẽ tự ti với vẻ ngoài của mình, phát âm không chuẩn, thậm chí gặp khó khăn khi ăn nhai. Vậy tại sao răng bị hô?
Hô do hàm: Tức là xương hàm phát triển ngoài tầm kiểm soát khiến cho phần hàm trên phì đại hơn so với hàm dưới mặc dù các răng trên hàm đều mọc thẳng đều.
Hô do răng: Xương hàm trên phát triển bình thường nhưng răng lại mọc lộn xộn, có xu hướng nhô ra ngoài, kích thước răng to hơn xương hàm dẫn đến răng mọc chen chúc, chèn ép lên nhau. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bé hay mút ngón tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả quá lâu hoặc răng sữa rụng quá sớm.
Hô do hàm và răng: Đây là tình trạng răng hô nặng vì cả cấu trúc xương hàm và cấu trúc răng đều gặp vấn đề.
Trường hợp nào cần niềng răng hô?
Tình trạng răng hô được chia thành nhiều dạng như sau:
Dựa vào mức độ
Răng hô nhẹ: Răng hàm trên hơi chếch về phía trước, mọc không thẳng, không nhìn kỹ thì bạn sẽ không nhận ra. Bệnh nhân có thể bọc răng sứ hoặc niềng răng để nắn chỉnh răng về vị trí đúng.
Nếu bạn cần bọc răng sứ để khắc phục tình trạng hô nhẹ nhanh chóng, hãy đến địa chỉ bọc răng sứ quận 10.
Răng hô nặng: Răng hô ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, đồng thời, hàm trên chìa ra quá nhiều so với hàm dưới gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân.
Dựa vào đặc điểm bên ngoài
Răng hô hàm trên: Xương hàm phát triển quá mức khiến khớp cắn ở hai hàm không khớp với nhau.
Răng hô cằm lẹm: Xương hàm quá ngắn khiến cho dáng cằm hụt vào bên trong làm cho khuôn mặt mất cân đối.
Răng hô môi dày: Răng hàm trên bị chếch ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm dưới khiến môi dày, nhọn hơn và miệng không khép lại được khi ở trạng thái nghỉ.
Răng hô hở lợi: Phần nướu bị lộ ra nhiều khi bệnh nhân cười. Nguyên nhân là do thân răng quá ngắn, không được bao bọc kín.
Tùy theo từng tình trạng, Bác sĩ sẽ lên lộ trình điều trị phù hợp để bệnh nhân khắc phục tình trạng răng hô, tự tin hơn với nụ cười của mình. Thời gian niềng răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng sai lệch của răng, độ tuổi niềng răng và tay nghề của Bác sĩ cũng như trang thiết bị tại phòng khám nha khoa.
Có cần nhổ răng khi niềng răng hô không?
Bác sĩ cần thăm khám, đánh giá tình trạng sai lệch khớp cắn của bệnh nhân trước khi đưa ra lời giải đáp chính xác. Nhổ răng chỉ dùng trong trường hợp hàm không có đủ khoảng trống để răng dịch chuyển trong quá trình niềng như:
+ Răng mọc chen chúc, khấp khểnh hoặc bị hô vẩu nặng
+ Răng khôn mọc ngầm làm ảnh hưởng đến các răng khác, làm tăng nguy cơ lệch khớp cắn, gây viêm nướu, viêm nha chu…
Phần lớn niềng răng trẻ em ở độ tuổi từ 9-12 tuổi sẽ không cần nhổ răng khi niềng vì lúc này cả răng và hàm chưa ổn định, quá trình điều chỉnh răng sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Để có phương pháp điều trị răng hô phù hợp, bệnh nhân hãy đến Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn miễn phí nhé!
++ Đâu là nha khoa cấy ghép implant quận 10?
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn