Sâu răng: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
Vệ sinh răng miệng kém, ăn nhiều thực phẩm giàu đường, không khám răng định kỳ… là những yếu tố làm gia tăng tỷ lệ bệnh sâu răng. Sâu răng xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân, tâm lý của bệnh nhân.
- Sâu răng là gì? Nguyên nhân nào khiến răng bạn bị sâu?
- Sự phát triển của quá trình sâu răng và dấu hiệu
- Những tác hại khôn lường của sâu răng
- Hướng dẫn giảm đau răng do sâu răng ngay tại nhà
- Các biện pháp điều trị sâu răng tại phòng khám nha khoa
- Điều trị sâu răng ở đâu để đạt được hiệu quả cao, đảm bảo an toàn?
- Sâu răng có phòng ngừa được không?
Sâu răng là gì? Nguyên nhân nào khiến răng bạn bị sâu?
Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng, xảy ra khi răng bị vi khuẩn tấn công và phá hủy mô khoáng ở răng, tạo ra những lỗ hổng trên bề mặt răng. Trong quá trình chúng ta ăn uống, thức ăn thừa sẽ bị bám trên răng. Vi khuẩn sẽ ăn những thức ăn này và phân hủy thành axit, axit bào mòn bề mặt răng và khiến răng bị sâu.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sâu răng? Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị sâu răng mà bạn có thể tham khảo:
- Chế độ ăn uống kém khoa học: Thực phẩm giàu tinh bột, giàu đường là những “món khoái khẩu” của các vi khuẩn tồn tại trong miệng. Chúng phân hủy đường thành axit gây xói mòn răng. Do đó, nếu chế độ ăn uống chứa quá nhiều những loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất bột dính thì sẽ khiến răng dễ bị sâu hơn.
- Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém, không thường xuyên đánh răng, không dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa… sẽ khiến mảng bám dễ dàng tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phá hủy răng.
- Sức khỏe của răng và thành phần nước bọt: mô răng chắc khỏe, mức độ khoáng hóa cao, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, không chen chúc. Thành phần nước bọt nhiều canxi, photpho giúp cho quá trình tái khoáng hóa nhanh là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
- Chứng khô miệng: Nước bọt ngoài cung cấp lượng khoáng chất như canxi, photpho để tái khoáng hóa men răng còn giúp rửa trôi thức ăn thừa bám trên răng, giảm lượng đường và axit trên răng. Do đó, những người bị khô miệng do cơ địa, do ít uống nước, do xạ trị hoặc hóa trị sẽ có nguy cơ bị sâu răng hơn người bình thường.
- Không khám răng định kỳ: Các chuyên giá khuyến cáo nên khám răng và thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng. Sâu răng là bệnh lý khó phát hiện ở giai đoạn đầu, do đó nếu không khám răng định kỳ thì sẽ rất khó để phát hiện và điều trị kịp thời.
- Đeo niềng răng: Đối với những Khách hàng chỉnh nha - niềng răng thì nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng sẽ cao hơn người không niềng. Nguyên nhân là do khi đeo các khí cụ niềng, răng sẽ dễ bị dắt thức ăn và việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn.
Sự phát triển của quá trình sâu răng và dấu hiệu
Sâu răng bắt đầu hình thành khi vi khuẩn phân hủy đường và thực phẩm chứa đường tạo ra một lượng axit phủ trên bề mặt răng. Lượng axit này bào mòn răng gây mất mô khoáng hóa răng khiến men răng bị đục, xuất hiện những vệt màu đen, sau đó tại những vệt đen này sẽ xuất hiện những lỗ thủng.
Ở giai đoạn đầu, men răng sẽ bị sâu. Sâu men răng không gây ra triệu chứng đau hay khó chịu nào mà chỉ có những đốm trắng đục hay những lỗ sâu nhỏ trên bề mặt răng, do đó bệnh nhân khó phát hiện ra mình bị sâu răng.
Ở giai đoạn tiếp theo, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào ngà răng ở bên trong và gây sâu ngà răng. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy các cơn đau nhức nhẹ hoặc ê buốt răng khi răng bị kích thích bởi những yếu tốt như nhiệt độ nóng/ lạnh, độ chua, chênh lệch áp suất, đánh răng mạnh… Khi không còn tác nhân kích thích, răng sẽ trở lại trạng thái bình thường, không còn đau hay ê buốt.
Nếu sâu ngà răng không được điều trị, vi khuẩn sẽ tiếp tục đi vào bên trong tủy răng và gây sâu tủy răng.
Lúc này, tủy răng sẽ bị viêm nhiễm. Các mức độ viêm tủy được phân chia như sau:
- Viêm tủy nhẹ, có khả năng hồi phục: một phần mô tủy bị tổn thương và gây đau khi có các yếu tố kích thích.
- Viêm tủy không hồi phục: Đau ngay cả khi không có tác nhân kích thích
- Viêm tủy cấp: Tủy bị nhiễm trùng nghiêm trọng, đau dữ dội theo nhịp đập của tim và gây nguy cơ chết tủy.
Khi sâu răng vào tủy, nếu không được nhanh chóng thăm khám và điều trị thì sẽ tiềm ẩn những biến chứng vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn như viêm quanh chóp hay áp-xe quanh chóp răng, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.
Những tác hại khôn lường của sâu răng
Sâu răng là một tiến trình lâu dài, diễn ra theo từng giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn sâu răng sẽ gây ra những tác hại khác nhau:
1. Sâu răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Sâu răng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười, đặc biệt là bị sâu răng ở vùng răng thẩm mỹ. Một nụ cười với những vệt đen hay những lỗ hổng trên răng không chỉ trông kém duyên mà còn trông khá đáng sợ. Chắc chắn bệnh nhân sẽ cảm thấy ngại tiếp xúc với người khác nếu không may bị sâu răng.
2. Sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Khi sâu răng phát triển đến ngà răng và tủy răng, chắc chắn bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức răng và cảm thấy rất khó chịu. Những cơn đau còn làm gián đoạn học tập, công việc, sinh hoạt trong cuộc sống của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, sâu răng còn gây ra tình trạng mẻ, vỡ, gãy răng làm giảm chức năng ăn nhai toàn hàm, bệnh nhân ăn uống khó khăn hơn, chức năng ăn nhai kém đi.
Khi bị sâu răng, bệnh nhân cũng dễ gặp phải vấn đề hơi thở có mùi, gọi là chứng hôi miệng. Vì lúc này, số lượng vi khuẩn tăng đến mức chóng mặt, chúng tạo ra mùi hôi khó chịu khi thở hay giao tiếp.
Thêm vào đó, nếu sâu răng gây ra viêm tủy, áp-xe răng không chỉ khiến răng yếu đi và dẫn đến mất răng, mà còn hình thành nang bên trong xương hàm gây tiêu xương, gãy xương.
3. Sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và giảm chất lượng cuộc sống
Sâu răng gây ra những vấn đề về sức khỏe răng miệng, khiến hoạt động ăn nhai suy giảm, đau răng do sâu răng còn khiến bệnh nhân chán ăn, khó ăn. Điều này dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như sụt cân, hấp thụ dinh dưỡng kém, bệnh về đường tiêu hóa…
Ngoài ra, khi bị sâu răng, bệnh nhân còn gặp những vấn đề tâm lý như thiếu tự tin, lo âu, tinh thần sa sút. Sự suy giảm về thể chất và tinh thần dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống, công việc kém thuận lợi…
Hướng dẫn giảm đau răng do sâu răng ngay tại nhà
Những cơn đau răng do sâu răng sẽ có những cấp độ khác nhau tùy theo tình trạng của bệnh: cơn đau nhẹ hay đau dữ dội, đau thoáng qua hay đau âm ỉ không ngừng, đau đột ngột hay đau theo nhịp tim…
Các trường hợp sâu răng đều được khuyến cáo thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu vì lý do nào đó khiến bệnh nhân chưa thể đến phòng khám ngay thì một số cách sau có thể giúp bạn giảm đau:
- Tránh các tác nhân kích thích như nhiệt độ nóng/ lạnh, thực phẩm có vị chua…
- Khi bị đau răng, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm dai, cứng, dễ bám dính. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, sữa, súp… để dễ vệ sinh và giảm áp lực ăn nhai cho hàm răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, kỹ lưỡng, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa Fluor, chỉ nha khoa, nước muối súc miệng để làm sạch răng, sát khuẩn khoang miệng và ngăn ngừa mảng bám thức ăn thừa.
- Trường hợp có lỗ sâu bệnh nhân dùng bông gòn chấm một ít tinh dầu đinh hương, bạc hà viên thành cục bỏ vào lỗ sâu vì trong tinh dầu có chất Eugenol là chất gây tê tự nhiên có tác dụng giảm đau.
- Trường hợp đau khiến bạn khó chịu mất tập trung, hay đau dữ dội như bị viêm tủy răng thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau kết hợp đi lại và nằm kê gối cao.
- Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol phối hợp các biện pháp không dùng thuốc như nghỉ ngơi, chườm lạnh 4-8 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 20 phút, chú ý không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với vết thương mà nên dùng túi chườm ngâm đá hoặc bọc đá trong khăn sạch.
- Bệnh nhân có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên có tác dụng giảm đau, kháng viêm như dùng tỏi hoặc lá ổi giã nhuyễn đắp lên vùng răng bị đau, súc miệng bằng nước gừng, nước trà xanh, dùng túi trà lọc đã pha đắp lên vùng răng đau…
Lưu ý khi uống thuốc giảm đau răng: Bệnh nhân không tự ý mua thuốc kháng sinh để uống, kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp sâu men, sâu ngà mà chỉ tác dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn. Bệnh nhân nếu dùng thuốc cần sử dụng theo toa của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng, uống hết toa thuốc để đảm bảo hiệu quả giảm đau, giảm sưng và tránh tình trạng nhờn thuốc.
Các biện pháp điều trị sâu răng tại phòng khám nha khoa
Bệnh nhân điều trị sâu răng tại phòng khám nha khoa sẽ được tiến hành khám lâm sàng, chụp phim để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó Bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chi tiết, hiệu quả. Những kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng khi chữa sâu răng bao gồm:
1. Trám răng
Với những trường hợp sâu răng nhẹ, sâu men răng hoặc sâu ngà răng mà chưa tổn thương đến tủy răng thì bệnh nhân sẽ được nạo phần mô răng bị sâu và phục hình hình dạng, chức năng của răng với kỹ thuật trám thẩm mỹ.
2. Điều trị tủy và phục hình răng
Khi sâu răng lan vào tủy răng, bệnh nhân cần được chữa tủy. Đầu tiên phần mô tủy bị viêm nhiễm sẽ được loại bỏ, sau đó Bác sĩ sẽ trám bít lại ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng.
Răng sau khi lấy tủy sẽ không còn chắc khỏe như răng bình thường, trở nên giòn và dễ bị gãy, vỡ. Do đó Bác sĩ sẽ đề nghị một giải pháp phục hình răng phù hợp với mức độ tổn thương bao gồm trám trực tiếp, trám sứ inlay/onlay/overlay hoặc bọc răng sứ.
3. Nhổ răng và cấy ghép răng Implant
Các Bác sĩ nha khoa sẽ cố gắng hết sức để bảo tồn răng thật khi bị sâu răng. Nhưng vẫn có những ca điều trị cần phải nhổ răng sâu. Nhổ răng được chỉ định trong trường hợp răng bị sâu lớn, sâu răng chỉ còn chân răng, sâu răng gây nhiễm trùng nguy hiểm hay lan rộng…
Sau khi chiếc răng sâu bị nhổ bỏ, Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục hình răng bị mất để khôi phục lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Cấy ghép răng Implant là giải pháp được khuyến khích vì có độ bền chắc cao, tuổi thọ lâu dài, khả năng ăn nhai thẩm mỹ như răng thật, có thể ngăn ngừa những biến chứng do mất răng gây ra như tiêu xương, lệch mặt, xô lệch răng…
Điều trị sâu răng ở đâu để đạt được hiệu quả cao, đảm bảo an toàn?
Lựa chọn địa chỉ điều trị sâu răng vô cùng quan trọng bởi cần phải chẩn đoán đúng tình trạng bệnh để có thể đưa ra giải pháp phù hợp và tiến hành kế hoạch điều trị một cách chính xác, mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Là một trung tâm nha khoa chuyên sâu tất cả các dịch vụ, với bề dày hoạt động hơn 25 năm và luôn “Đặt chữ Tâm lên hàng đầu”, Nha khoa Nhân Tâm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một nha khoa uy tín, xứng đáng là nơi để Khách hàng “chọn mặt, gửi vàng”:
- Nha khoa Nhân Tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành răng hàm mặt, được đào tại bài bản tại các Trường Đại học Y dược danh tiếng như TP.HCM, Đại học Y dược Huế…, đã trải qua quá trình rèn luyện, tu nghiệp trong và ngoài nước, có nhiều năm kinh nghiệm, điều trị thành công cho hàng ngàn trường hợp đơn giản đến phức tạp.
- Trung tâm luôn chú trọng đầu tư và tiên phong ứng dụng các công nghệ - kỹ thuật nha khoa tiên tiến của thế giới trong quá trình thăm khám và điều trị. Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại có thể kể đến như máy chụp phim CT Cone Beam 3D, kỹ thuật trám răng Laser Tech, công nghệ chế tác răng sứ CAD/CAM, hệ thống thẩm định khớp cắn T-Scan, công nghệ lấy dấu 3Shape 3D…
- Khách hàng đến với Nha khoa Nhân Tâm hoàn toàn có thể cảm thấy yên tâm và thoải mái bởi chất lượng dịch vụ tuyệt vời với sự đón tiếp nhiệt tình, tư vấn chính xác không tư lợi, chăm sóc chu đáo, bảo hành rõ ràng, chi phí minh bạch…
- Bên cạnh đó, trung tâm đảm bảo an toàn, loại bỏ nguy cơ lây nhiễm chéo thường gặp trong y tế với hệ thống vô trùng được đầu tư theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Sâu răng có phòng ngừa được không?
Các bạn biết là sâu răng là một tiến trình không diễn ra trong ngày 1 ngày 2. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa sâu răng và hạn chế tối đa tổn thương nếu không may bị sâu răng bằng những giải pháp sau đây:
- Khám răng định kỳ 3-6 tháng/ lần: Trong các lần khám, Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng và tiến hành làm sạch sâu với kỹ thuật cạo vôi răng để loại bỏ vôi răng và vi khuẩn, phòng ngừa sâu răng hiệu quả và có thể xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn nha khoa: Bạn có thể tư vấn cách đánh răng từ Bác sĩ hoặc tham khảo các thông tin, video trên các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải lông mềm, kem đánh răng, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ dinh dưỡng: Răng chắc khỏe khi cơ thể nạp đủ dinh dưỡng, do đó bạn cần ăn uống đủ các nhóm chất nhưng cần hạn chế những thực phẩm là gia tăng nguy cơ mắc sâu răng như thực phẩm giàu đường, tinh bột và axit.
- Từ bỏ những thói quen xấu cho răng: Những thói quen như ăn ngậm, ngậm bình sữa, bú bình khi ngủ, ăn vặt, vệ sinh răng miệng kém… tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tấn công răng. Do đó nếu trẻ em và người lớn mắc những thói quen này thì cần từ bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
“Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh”. Hi vọng với bài viết này, chúng tôi có thể giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về sâu răng để có thể phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả. Chúc các bạn luôn có hàm răng chắc khỏe, không bị sâu và một nụ cười rạng rỡ.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn