Sự “hồi sinh” của kỹ thuật Implant cá nhân hóa
Kỹ thuật Implant dưới màng xương (nay được gọi là Implant cá nhân hóa) ra đời từ năm 1940. Kỹ thuật này sử dụng công nghệ in 3D để chế tác Implant phù hợp hoàn toàn với cấu trúc xương hàm của từng bệnh nhân.
Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân đã ứng dụng thành công kỹ thuật để phục hồi răng cho bệnh nhân không răng bẩm sinh. Quá trình phẫu thuật được Ts.Bs Võ Văn Nhân tiến hành tại bệnh viện cùng với sự hỗ trợ của ê kíp chuyên nghiệp.
Lịch sử phát triển
Kỹ thuật Implant cá nhân hóa đã được Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân áp dụng thành công vào năm 2023 cho 2 trường hợp không răng bẩm sinh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng kỹ thuật Implant cá nhân hóa được phát triển từ kỹ thuật Implant dưới màng xương với lịch sử lâu đời.
1. Lịch sử ra đời (1939 - 1970):
- Năm 1939: Bác sĩ Dahl đặt ý tưởng cho kỹ thuật Implant dưới màng xương.
- Năm 1940: Kỹ thuật Implant dưới màng xương được ứng dụng lần đầu tiên nhưng thất bại.
- Từ 1948 - 1970: Nhiều nhà khoa học nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật nhưng tỷ lệ thành công chỉ đạt 50%.
- Nguyên nhân thất bại: Vật liệu kém, implant đặt sai vị trí, kỹ thuật phẫu thuật và phục hồi chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm trùng...
2. Những bước tiến quan trọng (1985 - 1990):
- Năm 1985: Bác sĩ Misch thiết kế “Vòm Gothic” và thanh mesobar giúp cải thiện độ bám của implant.
- Năm 1990: Các nhà khoa học sử dụng bột titanium xịt lên bề mặt implant, nâng tỷ lệ thành công lên 73%.
- Máy CT ra đời: Giúp bỏ khâu phẫu thuật lấy dấu xương, giảm nguy cơ sai sót.
3. Chuyển mình mạnh mẽ (cuối thập niên 1990 - nay):
- Cuối thập niên 1990: Kỹ thuật cấy ghép Implant bằng trụ được phát triển, thay thế cho kỹ thuật Implant dưới màng xương.
- Hiện nay: Kỹ thuật Implant dưới màng xương được tái ứng dụng cho trường hợp tiêu xương phức tạp với tỷ lệ thành công lên đến 95%.
- Yếu tố thành công: Công nghệ nha khoa kỹ thuật số phát triển, vật liệu Implant tích hợp xương tốt và hạn chế biến chứng.
Nhờ công nghệ in 3D tiên tiến đã giúp kỹ thuật Implant dưới màng xương “hồi sinh”, nay được gọi là Implant cá nhân hóa. Kỹ thuật này được đánh giá là giải pháp “cứu cánh sau cùng” cho những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”.
Xem thêm: Nha sĩ tiên phong ứng dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa
Ts.Bs Võ Văn Nhân - Mang đến nụ cười cho bệnh nhân tưởng chừng như "bất khả thi"
Ts.Bs Võ Văn Nhân đã tiếp nhận một ca bệnh đặc biệt: bệnh nhân mất răng bẩm sinh với tình trạng tiêu xương nghiêm trọng, chỉ còn chưa tới 2mm, gần như không có xương hàm. Kỹ thuật Implant thông thường hay Implant xương gò má đều không thể áp dụng.
Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Văn Nhân, với tinh thần không ngừng nghiên cứu và sáng tạo, đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa - cấy ghép Implant dưới màng xương (*) - cho bệnh nhân này.
Kỹ thuật đột phá này sử dụng khung kim loại Titanium đặt bên dưới mô nướu và bên trên xương hàm, không phụ thuộc vào thể tích và chất lượng xương. Thêm vào đó, điểm sáng tạo của Bác sĩ Nhân đó là sử dụng con vis đặc biệt giúp cố định Implant, tránh di động và nhiễm trùng, đồng thời ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, giúp điều trị chính xác, nhanh chóng, giảm sang chấn và biến chứng.
Thành công của kỹ thuật Implant cá nhân hóa (*) do Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Văn Nhân thực hiện đã mở ra hướng đi mới cho ngành nha khoa Việt Nam, mang đến nụ cười và hy vọng cho những bệnh nhân tưởng chừng như "bất khả thi".
(*) Quá trình thực hiện phẫu thuật được Ts.Bs Võ Văn Nhân tiến hành tại bệnh viện
Kỹ thuật này là “cứu tinh” cho những trường hợp:
- Bệnh nhân tiêu xương trầm trọng
- Bệnh nhân không răng bẩm sinh
- Bệnh nhân lớn tuổi nhiều bệnh nền
- Bệnh nhân ung thư vùng hàm mặt phải cắt đoạn xương hàm trên
- Bệnh nhân nhiều lần cấy ghép Implant thất bại
Với kinh nghiệm, tài năng, sự tận tâm với từng bệnh nhân, Ts.Bs Võ Văn Nhân đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật Implant cá nhân hóa - Implant dưới màng xương, mang lại nụ cười rạng rỡ cho các khách hàng, giúp họ có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn