Tin tức Implant

Tiêu xương ổ răng và những điều bạn cần biết

Tiêu xương ổ răng là tình trạng xương hàm bị tiêu biến sau khi mất răng. Sự suy giảm về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích của xương gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của gương mặt. Để hiểu rõ hơn về các biểu hiện của tiêu xương hàm và cách điều trị, hãy cùng tham khảo bài viết này của Nha khoa Nhân Tâm.
Tiêu xương ổ răng và những điều bạn cần biết

Tiêu xương là một trong những tình trạng thường gặp khi bị mất răng lâu năm. Tiêu xương răng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai mà còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt, gây ra các bệnh về khớp thái dương hàm.

Khi bị mất răng, trồng răng Implant được xem là phương pháp ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm hiệu quả, không chỉ phục hồi răng mất an toàn mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao. Với các trường hợp bị tiêu xương nặng, bác sĩ thường chỉ định người bệnh ghép xương trước khi cấy ghép Implant để bổ sung lượng xương đã mất đi, tạo điều kiện thuận lợi để Implant tồn tại vững chắc.

Tiêu xương răng là gì?

Tiêu xương hàm là tình trạng xương hàm bị teo lại, lượng xương bị tiêu biến và suy giảm về cả mật độ, chiều cao lẫn thể tích. Tiêu xương ổ răng thường xảy ra khi người bệnh bị mất răng lâu ngày. Ban đầu, tiêu xương có thể chỉ diễn ra tại một vị trí trên cung hàm nhưng nếu không có cách điều trị kịp thời, tình trạng tiêu xương sẽ lan sang các vị trí răng kế cận và gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của gương mặt.

Xương hàm bị tiêu biến sau một thời gian mất răng
Xương hàm bị tiêu biến sau một thời gian mất răng

Các dạng tiêu xương hàm khi bị mất răng

Tiêu xương hàm là một quá trình tự nhiên xảy ra khi chúng ta mất răng. Khi răng bị mất, xương hàm không còn chịu lực nhai như trước, dẫn đến việc xương bị tiêu dần. Có nhiều dạng tiêu xương hàm khác nhau, dưới đây là một số dạng phổ biến nhất:

  • Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Độ rộng của xương hàm ở vị trí răng mất sẽ bị hẹp lại. Khi đó, xương ở xung quanh vị trí mất răng sẽ giãn ra và xâm lấn vào khoảng trống xương vừa bị tiêu.
  • Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Phần xương hàm dưới nướu bị tiêu hõm xuống, trũng sâu hơn so với xương hàm kế cận.
  • Tiêu xương khu vực xoang: Xảy ra khi người bệnh bị mất răng hàm trên, theo thời gian xương hàm bị tiêu và các đỉnh xoang sẽ bị hạ xuống.
  • Tiêu xương toàn bộ vùng xương hàm: Thường xảy ra do bị mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới.
Tiêu xương khiến gương mặt bị móm và lão hóa
Tiêu xương khiến gương mặt bị móm và lão hóa

Nguyên nhân gây tiêu xương hàm

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương hàm, nhưng thường gặp nhất vẫn đến từ việc người bệnh bị mất răng, viêm nha chu hoặc mang hàm giả tháo lắp lâu ngày.

Tiêu xương do mất răng

Mất răng là nguyên nhân chính khiến xương hàm bị tiêu. Khi một chiếc răng bị mất, tại vị trí xương hàm đó sẽ không còn lực nhai tác động, làm giảm quá trình kích thích và hình thành xương mới. Bên cạnh đó, các răng lân cận có xu hướng xô lệch vào khoảng trống ở vị trí răng đã mất, gây ra tình trạng mất cân bằng lực nhai và làm tăng tốc độ tiêu xương.

Mất răng là nguyên nhân chính khiến xương hàm bị tiêu
Mất răng là nguyên nhân chính khiến xương hàm bị tiêu

Thông thường, sau 3 tháng kể từ khi mất răng, mật độ xương hàm sẽ suy giảm từ từ. Trong 12 tháng đầu tiên, lượng xương hàm bị tiêu biến là 25% và lên đến 45 - 60% sau khoảng 3 năm.

Tiêu xương do viêm nha chu

Viêm nha chu khiến phần nướu bị sưng đỏ và gây chảy máu chân răng. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến hậu quả nướu bị tụt, hình thành các túi nha chu và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm phá hủy xương ổ răng.

Tiêu xương do mang hàm giả tháo lắp

Các phương pháp phục hồi mất răng như đeo hàm giả tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ đều có khả năng khiến xương hàm bị tiêu. Nguyên nhân là vì hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ chỉ có phần thân răng giả được phục hình lên trên phần nướu răng, hoàn toàn không thay thế được chân răng. Chính vì vậy, phần xương hàm bên trong sẽ không có chỗ để bám dính, nâng đỡ nên sau một thời gian sẽ làm cho lượng xương mỏng dần và tiêu biến theo thời gian.

Tiêu xương do đeo hàm giả tháo lắp lâu năm
Tiêu xương do đeo hàm giả tháo lắp lâu năm

Tiêu xương hàm gây ra những hậu quả gì?

Tiêu xương hàm thường không xảy ra ngay lập tức sau khi mất răng và ít có biểu hiện trong thời gian đầu nên nhiều người còn đánh giá thấp về những hệ quả của hiện tượng này. Trên thực tế, tiêu xương ổ răng gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng và cả thẩm mỹ của gương mặt:

  • Về sức khỏe: Khi xương bị tiêu sẽ khiến cho chiều rộng và chiều cao của thành xương suy giảm và gây tụt nướu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây đau nhức và làm xuất hiện các bệnh lý răng miệng.
  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Sau khi mất răng, các răng kế cận có xu hướng đổ dồn về phía khoảng trống gây lệch khớp cắn, tăng nguy cơ răng gãy rụng và làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Một trong những hậu quả khi bị tiêu xương hàm đó là sẽ khiến cho gương mặt bị móm, lão hóa và nhìn già hơn trước tuổi. Thậm chí, tiêu xương ổ răng diễn ra nghiêm trọng còn có thể làm cho gương mặt bị biến dạng.
Đặt hẹn khám - tư vấn

Ngăn ngừa và điều trị tiêu xương hàm sau khi mất răng

Hiện nay, trồng răng Implant không chỉ là phương pháp phục hình mất răng tốt nhất mà còn là cách để ngăn ngừa và điều trị tiêu xương hàm hiệu quả. Với kỹ thuật trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy ghép trụ bằng Titanium vào bên trong xương hàm. Sau khi Implant đã được cố định vững chắc và tích hợp hoàn toàn với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh có khả năng ăn nhai và màu sắc tựa như răng thật.

Trụ Implant được cấy vào trong xương hàm có khả năng thay thế chân răng đã mất
Trụ Implant được cấy vào trong xương hàm có khả năng thay thế chân răng đã mất

Cấy ghép Implant là phương pháp ngăn ngừa tiêu xương hàm hiệu quả và duy nhất hiện nay. Bởi trụ Implant sau khi được cắm vào trong xương hàm sẽ có khả năng thay thế phần chân răng đã mất giúp duy trì lực nhai lên xương hàm.

Trong các trường hợp mới bị tiêu xương hoặc tiêu xương nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép Implant ngay để phục hồi lại răng mất, khôi phục chức năng ăn nhai và mang đến cho người bệnh một hàm răng chắc khỏe.

Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu biến nhiều và không đảm bảo mật độ xương hàm để cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép xương. Tiêu xương càng nặng thì phẫu thuật ghép xương càng phức tạp. Chính vì vậy, khi bị mất răng, người bệnh nên tìm đến nha khoa uy tín để được tư vấn về tình trạng và sớm cấy ghép Implant để đảm bảo an toàn, tăng tỷ lệ thành công và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Cấy ghép Implant là một kỹ thuật khó trong điều trị nha khoa, đặc biệt là khi người bệnh cần ghép xương - nâng xoang. Chính vì vậy, người bác sĩ cần phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn để tính toán kỹ lưỡng vị trí ghép xương và đặt trụ Implant, giúp hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn.

Nha khoa Nhân Tâm tự hào là một trong những nha khoa uy tín và có 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng, đặc biệt là trồng răng Implant. Khi đến điều trị tại nha khoa, khách hàng sẽ được tư vấn và thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Implant nha khoa tại Việt Nam - Ts. Bs Võ Văn Nhân, người đã thực hiện thành công hàng trăm nghìn ca trồng răng từ đơn giản đến phức tạp, giúp khôi phục lại nụ cười tự tin cho nhiều trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như: Mất răng toàn hàm, bệnh nhân không răng bẩm sinh, bệnh nhân khe hở môi và vòm miệng, …

Bên cạnh đó, Nha khoa Nhân Tâm còn là nha khoa tiên phong ứng dụng 100% công nghệ kỹ thuật số hiện đại vào trong chẩn đoán và điều trị, giúp khảo sát tình trạng răng miệng chính xác và đảm bảo quá trình phẫu thuật đảm bảo an toàn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về mất răng hoặc tiêu xương ổ răng, vui lòng liên hệ đến Hotline 0338 56 5678 để đặt lịch hẹn tư vấn miễn phí ngay.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678