Đam mê chào mào

Cách chăm lửa chim chào mào trong mùa thi đấu

Để có được một “chiến binh” hay, ngoài các yếu tố như: tố chất chim, may mắn trong quá trình thi đấu,... thì việc chăm sóc chim trong giai đoạn thi đấu cũng rất quan trọng. Bài viết này sẽ tổng hợp các cách chăm lửa chim chào mào trong mùa thi đấu mà bạn có thể tham khảo.
Cách chăm lửa chim chào mào trong mùa thi đấu

Nơi nuôi chim thi

Nơi nuôi chim chào mào thi đấu sẽ tùy vào điều kiện của mỗi nhà. Nhưng thông thường, tốt nhất là bạn nên tách chim thi ra một khu vực riêng để có không gian yên tĩnh, tránh trường hợp nhiều chim ở cùng một chỗ khiến chim hung hăng suốt ngày, không có thời gian nghỉ ngơi. Điều này sẽ khiến chim bị mất sức, mất hết nguồn năng lượng.

Ngoài ra, khi nuôi chim chào mào thi đấu ở nơi ồn ào, chung với khu sinh hoạt của gia đình thì có thể khiến chim không được nghỉ ngơi trọn vẹn, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến phong độ của chim.

Nuôi chim chào mào ở nơi yên tĩnh
Nuôi chim chào mào ở nơi yên tĩnh

Chế độ dinh dưỡng

Bạn nên đa dạng hóa thức ăn khi chăm sóc chim chào mào chuẩn bị thi đấu. Hãy bổ sung nhiều loại thức ăn tươi sống như cào cào, châu chấu, sâu, trứng kiến,... xen kẽ với trái cây (chuối, táo, đu đủ,...) để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung thêm cám với dinh dưỡng phù hợp để cung cấp năng lượng cho chim.

Ngoài ra, bạn phải luôn đảm bảo lồng chim có nước sạch để chim uống. Có thể cho chim uống vitamin tổng hợp theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để tăng cường sức đề kháng cho chim.

Chuối là loại trái cây cung cấp nhiều năng lượng cho chim chào mào
Chuối là loại trái cây cung cấp nhiều năng lượng cho chim chào mào

Xem thêm: Chia sẻ cách thuần chào mào bổi chuẩn nhất 2024

Chế độ tắm nước, tắm nắng

Bạn có thể tắm 2 ngày/lần cho chim chào mào hoặc tùy vào bản tính của những chú chim để cho tắm. Với những “chiến binh nóng tính”, bạn có thể cho tắm hàng ngày nếu như thời tiết nắng đẹp. Còn nếu thời tiết xấu và lạnh thì nên hạn chế tắm để tránh tình trạng chim bị ho.

Bên cạnh đó, chào mào cũng là loài chim rất thích nắng và phơi nắng vào buổi sáng. Do đó, bên cạnh tắm nước, bạn cũng nên tắm nắng cho chú chim của mình.

Nên tắm nắng cho chim chào mào vào khoảng 7h-10h
Nên tắm nắng cho chim chào mào vào khoảng 7h-10h

Bạn không nên phơi nắng quá gắt gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của chim, dễ dẫn đến viêm phổi và ho. Ngoài ra, bạn cũng không nên phơi nắng quá sớm khi nhiệt độ bên ngoài còn thấp và có gió lành, khiến chim dễ xù và trúng gió. Tốt nhất là bạn nên tắm nắng cho chim vào buổi sáng (khoảng 7h-10h), thời gian tắm nắng từ 40p - 1h30p tùy chú chim.

Sau khi phơi nắng xong, bạn có thể mang chim vào nơi thoáng mát và mở áo lồng ra. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không để chim nhìn thấy nhau. Mục đích là để khi chim nghe tiếng hót thì sẽ di chuyển linh hoạt trong lồng để tìm đối thủ, giúp chim linh hoạt và vào lửa tốt hơn.

Chế độ tập lực của chim thi đấu

Với những chú chim đã rất linh hoạt, năng động thì bạn có thể không cần phải cho chim tập lực. Lúc này, bạn chỉ cần nuôi chim trong lồng, dưỡng sức để chờ đến ngày thi đấu.

Tuy nhiên, với những chú chim thụ động, ít bay nhảy, hoặc những chú chim có bản tính nóng, dễ sinh tật như cắn phá lông, cắn chân, cắn nan,... thì cần phải nhốt trong lồng lực 60-80cm. Ngoài ra, bạn cần đưa chim ra lồng thi đấu trước ngày thi khoảng 2 - 3 ngày.

Lồng tập lực cho chim
Lồng tập lực cho chim

Chế độ ngủ buổi tối

Giấc ngủ của chim chào mào trong thời gian chờ thi đấu là rất quan trọng. Ngủ đủ giấc thì chim mới vào lửa nhanh và khỏe mạnh. Bạn có thể cho chim đi ngủ vào lúc 5h chiều và cho thức dậy vào lúc 6h sáng.

Nơi chim ngủ phải thật yên tĩnh, tối điện để chim ngủ say giấc. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo không gian sạch sẽ, không có chuột, thạch sùng,... quấy phá vào ban đêm khiến chim hoảng loạn, rụng lông,...

Bạn nên cho chim chào mào ngủ ở nơi yên tĩnh
Bạn nên cho chim chào mào ngủ ở nơi yên tĩnh

Chế độ vệ sinh lồng và dụng cụ

Mùi hôi của phân, thức ăn thừa ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chim chào mào. Do đó, bạn cần vệ sinh lồng, máng ăn, máng uống hàng ngày của chim bằng nước sạch và chất tẩy rửa chuyên dụng. Có thể tiệt trùng các dụng cụ bằng nước sôi hoặc dung dịch sát trùng để tránh lây nhiễm bệnh.

Chế độ phục hồi sau khi thi

Việc phục hồi sức lực cho chim chào mào sau khi thi đấu cũng là điều rất quan trọng mà nhiều người hay quên, làm ảnh hưởng đến thể lực của chim về sau. Bởi khi chim chơi vài tiếng trên sào là tốn rất nhiều sức lực, chưa kể thời tiết nóng bức rất dễ khiến chim bị mất nước.

Sau khi kết thúc cuộc thi, bạn hãy ngay lập tức mang chim ra chỗ vắng người, cho miếng cam tươi, cám, nước vào cho chim. Để chim nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn nhé.

Chế độ phục hồi sau khi thi cũng rất quan trọng
Chế độ phục hồi sau khi thi cũng rất quan trọng

TS.BS Võ Văn Nhân, không chỉ nổi tiếng với những ca phẫu thuật Implant, bọc răng sứ vô cùng thành công, mà ông có được biết đến là một người yêu chim chào mào. Bên cạnh những giờ làm việc căng thẳng tại Nha khoa Nhân Tâm, ông luôn dành thời gian chăm sóc và huấn luyện những chú chim của mình. Chính niềm đam mê này đã giúp ông đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc và nuôi chim chào mào, đặc biệt là trong mùa thi đấu.

TS.BS Võ Văn Nhân có niềm đam mê với chim chào mào
TS.BS Võ Văn Nhân có niềm đam mê với chim chào mào

Ông chia sẻ: “Cũng giống như việc chăm sóc răng miệng cần phải được thực hiện thường xuyên và đúng cách để có một hàm răng khỏe mạnh, việc chăm sóc chim chào mào cũng đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ và đều đặn để giúp chúng có một sức khỏe tốt và đạt được phong độ cao trong các cuộc thi".


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678