Cách nuôi chim chào mào Trung Mang khỏe mạnh, hót hay
Chim chào mào Trung Mang có đặc điểm như thế nào?
Chào mào Trung Mang có nguồn gốc ở miền Trung. Loài chim này được đánh giá là độc nhất và đắt nhất tại vùng miền này, được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp ngoại hình và giọng hót đặc trưng.
Điểm nổi bật của chim chào mào Trung Mang đó chính là khuôn mặt hơi dữ tợn, đôi mắt to và lồi nhìn rất sắc bén. Ngoài ra, mỏ chim không bằng phẳng như nhiều loài chim khác mà gấp khúc. Nhìn chung, ngoại hình của chim chào mào Trung Mang không có quá nhiều sự đặc sắc và cũng không phải là điều làm nên sự đắt đỏ của chúng.
Giọng hót chính là đặc điểm làm nên thương hiệu của chim chào mào Trung Mang. Giọng hót của chúng rất đặc biệt, cao vút, nhanh và đầy uy lực mà hiếm có loài chim nào sánh được, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.
Chào mào Trung Mang có thể hót được cả giọng thổ hoặc thổ pha. Những tiếng “Triu”, “Wow” vang lên như những nốt nhạc trong trẻo, ngân nga, tạo nên một bản giao hưởng độc đáo. Một số con đặc biệt hơn còn có thể pha lẫn cả những tiếng “quyu, quách” cao vút. Khi chào mào ché lên thì cũng mang âm thanh này.
Cách nuôi chim chào mào Trung Mang
Cách nuôi chim chào mào Trung Mang là vấn đề được rất nhiều người yêu chim cảnh quan tâm. Quá trình chăm sóc chim chào mào đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu thương và cả kiến thức chuyên môn của người chủ. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần lưu ý khi chăm sóc chim chào mào Trung Mang.
Lồng nuôi chim
Chào mào Trung Mang là loài chim khá tinh nghịch, năng động nên bạn cần phải chuẩn bị cho chúng một chiếc lồng chim cứng cáp và rộng rãi. Nên chọn lồng được làm từ kim loại hoặc hợp kim để đảm bảo chắc chắn. Ngoài ra, bên trong lồng cần bổ sung khay đựng thức ăn, cốc nước, cầu đậu, có thể thêm đồ chơi cho chim.
Đặc biệt, lồng chim cần phải được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các thức ăn thừa, phân chim… Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, gây bệnh cho chim.
Chế độ tắm cho chim
Chim chào mào Trung Mang rất thích tắm. Đối với chào mào bổi mới bắt về, bạn cần tắm cho chim 2 ngày/lần. Nên tắm cho chim vào khoảng 12h - 12h30, trước khi tắm thì cho chim tắm nắng khoảng 5 - 10 phút. Sau khi tắm xong thì cho chim phơi khô khoảng 30 phút để tránh làm chim bị cảm lạnh.
Nếu chú chim của bạn không chịu tắm thì bạn có thể lựa chọn sử dụng bình xịt để xịt nước vào lông chim. Điều này sẽ khiến chim cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và sẽ sà xuống tắm ngay.
Xem thêm: Cách nuôi chim chào mào nữ hoàng quý hiếm
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng khi nuôi chim chào mào Trung Mang. Bạn nên cung cấp đa dạng các loại thức ăn để chim nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng. Có như vậy thì chim mới phát triển khỏe mạnh và có giọng hót hay, bền.
Bạn nên cho chim ăn các loại cám chuyên dụng cho chim chào mào, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Với mồi tươi thì có thể cho chim ăn cào cào non, châu chấu, sâu gạo, sâu quy, giun đất… Ngoài ra, chim chào mào Trung Mang rất thích ăn trái cây, nên bạn cung cấp thêm các loại trái cây tươi như chuối, táo, đu đủ, xoài, cam, dâu… để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Tập lực cho chim chào mào Trung Mang
Tập lực cho chim chào mào Trung Mang tức là bạn sẽ cho chim vận động, bay qua bay lại, bay lên bay xuống hàng ngày. Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện thể lực, giúp thân hình chim nở nang, chân cứng cáp và bộ lông gọn gàng, óng mượt hơn.
Để tập lực cho chim chào mào Trung Mang, bạn có thể sử dụng lồng đứng hoặc lồng ngang. Hãy bắt đầu với thời gian ngắn và tăng dần cường độ luyện tập theo thời gian. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không cho chim chào mào tập lực quá sức, nhất là trong thời kỳ chim thay lông hoặc đang ốm yếu.
Huấn luyện chim chào mào Trung Mang
Khi chim chào mào Trung Mang đến tuổi thi đấu, bạn hãy cho chim đến các cuộc thi để chim được nghe tiếng hót của những con chim khác. Tuy nhiên, bạn hãy trùm kín áo lồng lại, không cho chim nhìn thấy con khác mà chỉ cho nghe tiếng hót. Điều này sẽ giúp chú chim của bạn trở nên căng lửa hơn, tự tập hót và ôn luyện khi về nhà.
Trong thời gian này, thỉnh thoảng bạn có thể mở áo lồng ra cho chim khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 15 phút để chim nhìn thấy những con chim khác từ xa. Dần dần chào mào sẽ biết cách tự hót, tập dượt và xung mãn hơn. Thường xuyên tập luyện và tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp chào mào nhanh chóng tiến bộ và trở thành một chiến binh thực thụ.
Thông thường, sau khoảng 2 - 3 mùa thay lông và tập dượt, chim chào mào Trung Mang sẽ sành sỏi, siêng hót và hót bền hơn. Lúc này, bạn có thể tận hưởng được giọng hót của chúng.
TS.BS Võ Văn Nhân - Giám đốc chuyên môn Nha khoa Nhân Tâm - một vị bác sĩ có niềm đam mê với chim chào mào chia sẻ: “Chào mào là loài chim rất nhạy cảm, cần dành thời gian quan sát chúng, lắng nghe tiếng hót và tìm hiểu về tập tính của chúng. Cũng giống như việc khám răng cho bệnh nhân, tôi phải thật sự tỉ mỉ và cẩn thận để phát hiện những dấu hiệu bất thường như sâu răng, viêm nướu răng… Tôi nghĩ rằng, việc nuôi chim không chỉ giúp chúng ta thư giãn mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn và lòng yêu thương”.
Để có một chú chim chào mào Trung Mang khỏe mạnh, hót hay, siêng hót, bạn phải thật kiên nhẫn, tỉ mỉ và dành thời gian chăm sóc chúng từng ngày. Với sự chăm sóc đúng cách, chú chào mào của bạn sẽ trở thành một người bạn đồng hành trung thành và mang đến niềm vui cho cả gia đình.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn