Đam mê chào mào

Cách tập luyện cho chim chào mào bạch tạng

Chào mào bạch tạng - một kiệt tác của tự nhiên với vẻ đẹp thuần khiết. Việc sở hữu một chú chim bạch tạng và huấn luyện chúng trở nên khỏe mạnh, xinh đẹp, lông mượt mà, bóng bẩy là niềm mơ ước của những người yêu chim. Hãy cùng khám phá cách tập luyện cho chim chào mào bạch tạng ngay trong bài viết sau đây.
Cách tập luyện cho chim chào mào bạch tạng

Tập lực cho chim chào mào bạch tạng

Để chim chào mào bạch tạng khỏe mạnh, có giọng hót hay và bền thì việc tập luyện thường xuyên là rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng lồng đứng hoặc lồng ngang để tập lực cho chim chào mào. Hãy cho chim tập luyện đều đặn, tối thiểu 1 tuần 3 lần, mỗi lần bắt đầu từ 2 - 3 tiếng và tăng dần thời gian khi chim đã quen, tránh để chim bị quá sức.

Tập lực bằng lồng ngang

Nếu bạn sử dụng lồng ngang để tập lực cho chim chào mào thì bạn có thể thực hiện bằng cách: Cho chim bay qua cầu bên kia, sau đó lùa chim bay về lại. Ban đầu, chim chào mào bạch tạng có thể cảm thấy lạ lẫm nên không đáp chân xuống cầu mà sẽ bám vào lồng.

Nhưng bạn đừng lo lắng, chỉ cần bạn kiên trì tập luyện mỗi ngày thì chim sẽ sớm làm quen và thích thú với bài tập này. Bài tập này không chỉ giúp chim rèn luyện sức khỏe mà còn giúp chúng trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.

Tập lực sẽ giúp chim chào mào khỏe mạnh, hót hay
Tập lực sẽ giúp chim chào mào khỏe mạnh, hót hay

Tập lực bằng lồng đứng

Việc tập luyện cho chim chào mào bằng lồng đứng sẽ vô cùng thuận tiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cóng nước uống ở dưới đáy lòng và một cóng thức ăn ở bên trên. Chim chào mào bạch tạng sẽ tự bay lên bay xuống để tìm thức ăn và nước uống. Điều này sẽ giúp chim rèn luyện cơ bắp, tăng cường sức khỏe và đồng thời kích thích khả năng hót.

Các chuyên gia nuôi chim chào mào lâu năm thường khuyến khích nên tập lực cho chim chào mào bạch tạng bằng lồng đứng. Bởi lồng đứng sẽ giúp chim vận động toàn diện hơn, từ chân đến cánh, trong khi lồng ngang tập trung vào chân nhiều hơn. Tập luyện đều đặn mỗi ngày bằng lồng đứng sẽ giúp chim phát triển cơ thể một cách cân đối, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện giọng hót hay hơn, bền hơn.

Tập lực cho chim chào mào bằng lồng đứng được nhiều người khuyến khích
Tập lực cho chim chào mào bằng lồng đứng được nhiều người khuyến khích

Tập dượt cho chim chào mào bạch tạng

Khi chú chim chào mào bạch tạng của bạn đã đủ cứng cáp, bạn có thể đưa chim đi cọ sát ở các câu lạc bộ hoặc các hội thi chim gần nhà. Môi trường mới lạ và sự cạnh tranh sẽ giúp chim rèn luyện bản lĩnh, cải thiện giọng hót và thích nghi tốt hơn. Đây là một phần rất quan trọng để giúp chim phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý lựa chọn các cuộc thi có các chú chim chào mào thi đấu vừa tầm, có mức độ lửa ngang với chim chào mào bạch tạng của bạn. Không nên lựa chọn các cuộc thi đấu có chim quá hăng, quá căng lửa vì sẽ khiến chim chào mào bạch tạng cảm thấy sợ hãi và tụt lửa.

Bạn nên chọn cuộc thi có các chú chim chào mào thi đấu vừa tầm
Bạn nên chọn cuộc thi có các chú chim chào mào thi đấu vừa tầm

Trước khi quyết định cho chim tham gia bất kỳ cuộc thi nào, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì hãy tham khảo ý kiến của những người đã từng tham gia hoặc tham khảo ý kiến trên các diễn đàn về chim cảnh để được tư vấn. Hãy nhớ rằng, mục tiêu ban đầu của bạn là giúp chim làm quen với môi trường mới và rèn luyện bản lĩnh, chứ không nhất thiết là phải giành chiến thắng ngay từ lần đầu tham gia.

Xem thêm: Rèn luyện chim chào mào để chơi trường như thế nào?

Không nên để chim chào mào thi đấu quá sức. Ví dụ nếu chim có thể thi đấu 2 tiếng, bạn chỉ cho chim thi đấu 1 tiếng 30 phút để tránh tình trạng ức chế và hung hăng, giúp chim mạnh mẽ, tự tin và sẵn sàng đối đầu với bất kỳ đối thủ nào mà không sợ sệt gì. Do đó, trong quá trình thi đấu, hãy quan sát kỹ biểu hiện của chim. Nếu chim có dấu hiệu mệt mỏi, căng thẳng hoặc sợ hãi, hãy mang chúng đến nơi yên tĩnh và cho chúng nghỉ ngơi ngay lập tức.

Bác sĩ Nhân thường xuyên tham gia các cuộc thi chim và nhận được giải thưởng
Bác sĩ Nhân thường xuyên tham gia các cuộc thi chim và nhận được giải thưởng

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân - một vị bác sĩ nha khoa có niềm đam mê với dòng chim chào mào, đặc biệt là chim chào mào đột biến chia sẻ: “Với những kiến thức mà tôi có được của một bác sĩ, tôi luôn cố gắng áp dụng những nguyên tắc chăm sóc sức khỏe vào việc nuôi chim chào mào. Việc tạo một môi trường sống sạch sẽ, cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối và tập luyện đều đặn là những yếu tố quan trọng để giúp chim phát triển khỏe mạnh”.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được cách tập luyện cho chim chào mào bạch tạng. Quá trình này đòi hỏi người nuôi phải thật kiên trì, nhẫn nại. Có như vậy, chú chim chào mào bạch tạng mới trở nên khỏe mạnh, hót hay, bền sức.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678