Rèn luyện chim chào mào để chơi trường như thế nào?
Đối với những bạn chơi chim chào mào lâu năm thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng với những người mới gia nhập thú chơi chim chào mào thì là cả một quá trình. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp rèn luyện chim chào mào chơi trường hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé.
Cách lựa chọn chim chào mào phù hợp
Trước khi luyện chim chào mào chơi trường, bước đầu tiên là bạn phải sở hữu một chú chim chào mào. Nếu chưa có thì bạn hãy cố gắng lựa chọn một chú chim chào mào hay, có tố chất để không phải tiếc thời gian dợt dãi cho chúng. Dưới đây là một số cách chọn chim chào mào mà bạn có thể tham khảo:
Chọn chim chào mào theo hình dáng
- Đầu và mào: Chọn chim có đầu to, gốc mào dày. Đây là những chú chim khỏe mạnh, có sức sống và khả năng thi đấu bền bỉ.
- Tách: Tách chim càng to, xệ và càng dữ tợn thì chú chim chào mào đó sẽ càng có khả năng thi đấu tốt.
- Mỏ: Chim chào mào có mỏ to và rộng thường là những chú chim hót hay, siêng hót. Những chú chim mỏ ngắn và mỏng cũng cần được chú ý vì có thể là những chú chim khỏe, đẹp và siêng hót.
- Hầu và yếm: Hầu to thường là những chú chim có giọng hót hay, khỏe và bền bỉ. Yếm càng dày, càng sâu và càng khít thì chim chào mào sẽ càng quyến rũ.
- Mí và má: Mí chim chào mào phải gọn, sắc, cân đối và tươi sáng. Ngoài ra, phần má chim cũng phải cân đối, hơi phồng, vết ngăn cách càng mảnh thì càng tốt.
Chọn chim chào mào theo nết chơi
- Nết chơi bền: Chim chào mào có thể hót liên tục, không ngừng nghỉ trong nhiều ngày.
- Nết chơi siêng: Chim thường ít khi im lặng, rất hay hót và mau mồm.
- Nết chơi dữ: Chim có khả năng đấu đá hăng hơn với những chim khác, có thể hót to hơn để chèn ép đối thủ.
- Nết chơi đằm: Chim khá đằm, có khả năng hót tốt với một tâm lý ổn định.
Chọn chim chào mào theo giọng hót
- Hót rao: Là những chú chim chào mào có giọng rao đều, mạch lạc, to khỏe với độ vang nhất định, không bị đứt quãng.
- Hót sổ: Chim hót nhanh, gọn, dứt khoát. Có nhiều kiểu hót sổ khác nhau, từ sổ đơn, sổ kéo đến sổ móc… cho thấy vốn từ phong phú và có khả năng sáng tạo.
- Hót rọt: Là tiếng kêu lúc chào mào đang sung sức, phấn khích, là những chuỗi âm thanh có biên độ ngắn và nhanh.
- Hót nẹt: Là tiếng hót đanh, mạnh, khi thì có 1 âm nhưng có khi lại 4 - 5 âm.
Chăm sóc chim chào mào tốt tại nhà
Để có một chú chim khỏe mạnh, hót hay, sẵn sàng để đi thi đấu, việc chăm sóc chim chào mào tại nhà là vô cùng quan trọng. Bạn cần đảm bảo cung cấp chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào bằng các loại hạt, trái cây tươi, cám và côn trùng như cào cào, châu chấu, trứng kiến, sâu quy, sâu gạo… Bên cạnh đó, việc tắm rửa thường xuyên và tạo không gian nghỉ ngơi yên tĩnh cũng rất cần thiết.
Sau một thời gian chăm sóc, chim chào mào có biểu hiện sung mãn, siêng hót, chăm sổ, thái độ linh hoạt, nhanh nhẹn, nếu thỉnh thoảng có những giọng éc hay ché thì sẽ vô cùng tuyệt vời. Lúc này, bạn có thể cho “người bạn lông vũ” của mình đi trường để giao lưu, học hỏi và thể hiện tài năng của mình.
Mang ra trường trại để dợt
Để chim chào mào có thể thi đấu tốt, việc lựa chọn và luân phiên cho chim làm quen với nhiều trường là rất quan trọng (ít nhất là 2 trường). Lý do là để tránh tình trạng chim chỉ quen với một môi trường nhất định. Nhiều trường hợp, chim chào mào rất sung khi ở trường quen nhưng lại trở nên rụt rè và không muốn thi đấu khi đến một môi trường mới. Việc thay đổi môi trường thường xuyên sẽ giúp chú chim chào mào của bạn thích nghi tốt hơn và luôn giữ được phong độ ổn định.
Nhiều người mới chơi chim chào mào thường có thói quen trùm kín áo lồng và treo chim thật xa khi đến trường. Tuy nhiên, điều này lại gây ra tác dụng ngược. Chim sẽ cảm thấy sợ hãi và căng thẳng khi bị nhốt trong không gian chật hẹp và không có ánh sáng. Thay vào đó, bạn hãy mở áo lồng và treo chim ở khu vực dành cho chim yếu. Tại đây, chim sẽ có cơ hội quan sát và học hỏi từ những con chim khác, từ đó cảm thấy tự tin hơn và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.
Khi đưa chào mào bổi già rừng đi thi đấu lần đầu, nếu chim đã quen môi trường và được chăm sóc tốt, chúng thường tỏ ra tự tin và sẵn sàng đối đầu với các đối thủ khác. Bạn sẽ thấy chim xòe đuôi, ra giọng hót đấu, thậm chí là ché. Đây là một dấu hiệu rất tích cực, cho thấy chim đã bắt đầu thích nghi với môi trường thi đấu và sẵn sàng thể hiện bản thân.
Tuy nhiên, thời gian đấu thường không kéo dài. Nhưng đừng lo lắng, đây là điều bình thường và cho thấy chim vẫn còn đang làm quen. Khi chim chào mào đã chịu trường rồi thì chắc chắn chúng sẽ làm bạn hài lòng ở những lần đi trường sau nếu như bạn tiếp tục huấn luyện và chăm sóc chúng đúng cách.
Với những con chào mào không phải là bổi già thì khả năng chúng sẽ không chơi là rất cao, lúc này, chim có thể ngơ ngác nhìn xung quanh. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng, hãy để cho chim làm quen nhưng nhớ là treo chim ra biên - là nơi ít áp lực chim nhất, hoặc cũng có thể treo cách ra xa khoảng 1m để chim làm quen và xem những con chim khác thể hiện tài năng.
Với loại chim chào mào này, bạn hãy kiên nhẫn, bởi quá trình làm quen của mỗi con chim là khác nhau. Tuyệt đối không nên ghép chúng với những con chim có kinh nghiệm hơn, điều này có thể khiến chúng trở nên sợ hãi và mất tự tin. Thay vào đó, hãy chọn những con có trình độ ngang bằng hoặc thấp hơn một chút để chú chim chào mào của bạn có thể tự tin hơn.
Xem thêm: Cách vận chuyển chim chào mào đi xa an toàn
Thời gian dợt ở trường
Để chim chào mào nhanh chóng làm quen với môi trường thi đấu, bạn nên đưa chim đi dợt khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 1 giờ. Việc này giúp chim có đủ thời gian để làm quen mà không bị quá tải.
Ngày Chủ nhật là thời điểm lý tưởng để đưa chim đi dợt vì các trường chim thường rất đông, tạo điều kiện cho chim giao lưu và học hỏi, làm quen với môi trường mới. Cứ như vậy trong vòng 1 tháng, chú chim chào mào của bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ và đạt được những kết quả tốt. Nhiều chim chào mào cần phải 2 tháng mới chịu ra trường và mở mỏ ra hót đấu được.
Chế độ dinh dưỡng sau khi đi trường
Sau một trận chiến căng thẳng tại trường đấu, chim chào mào sẽ rất mệt mỏi, mất sức và cần được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Vì thế, bạn hãy treo lồng chim ở nơi yên tĩnh, tránh xa những tiếng ồn ào để chim có thể nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn.
Bên cạnh đó, việc tắm táp và bổ sung dinh dưỡng cho chim chào mào cũng rất quan trọng. Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng với trái cây, hoa quả và côn trùng sẽ giúp chim nhanh chóng lấy lại năng lượng.
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân - Chuyên gia cấy ghép Implant hàng đầu Việt Nam, một vị bác sĩ nha khoa có niềm đam mê với dòng chim chào mào chia sẻ: “Huấn luyện chim chào mào là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Không phải con chim nào cũng nhanh chóng hòa nhập và thể hiện được khả năng của mình. Có những chú chim cần rất nhiều thời gian để làm quen với môi trường thi đấu. Tuy nhiên, bạn đừng nản lòng, bởi vì khi đã chịu trường, chim sẽ mang đến cho bạn những bất ngờ thú vị”.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn