Implant cá nhân hóa ứng dụng cho những trường hợp nào?
Khả năng ứng dụng của Implant cá nhân hóa rất rộng và rất đặc thù cho những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”, trong đó có thể kể đến những trường hợp như:
- Bệnh nhân bị hoại tử xương hàm hoặc ung thư vùng hàm mặt phải cắt đoạn xương hàm trên.
- Bệnh nhân không răng bẩm sinh.
- Bệnh nhân bị tiêu xương hàm nghiêm trọng.
- Bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh nền, không thể thực hiện ghép xương.
- Bệnh nhân đã từng cấy ghép Implant thông thường nhưng thất bại.
- Bệnh nhân mất răng do tai nạn hoặc bệnh lý.
Giải pháp nào phục hồi răng mất, xương hàm mỏng?
Nụ cười rạng rỡ luôn là "vũ khí" bí mật tạo nên sự tự tin và thu hút của mỗi người. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như tai nạn, bệnh lý hay lão hóa, nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Mất răng lâu năm nếu không được phục hồi sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như:
- Mất chức năng ăn nhai, gây ra các bệnh lý như tiêu hóa kém
- Xương hàm bị tiêu dần, khiến khuôn mặt hóp má, già nua trước tuổi, các răng kế bên bị xô lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Mất răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng, viêm nha chu nên nguy cơ mất thêm răng cao hơn.
- Khó khăn trong việc ăn nhai khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, loãng xương, tim mạch.
- Ảnh hưởng tâm lý, tự ti, stress.
Vì vậy, việc phục hồi răng mất là vô cùng quan trọng. Bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn phương pháp phục hồi phù hợp nhất.
Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến để phục hồi răng mất hiệu quả: Cấy ghép Implant, cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.
Trong đó, cấy ghép Implant là phương pháp ưu việt nhất hiện nay trong việc khắc phục tình trạng mất 1 răng, nhiều răng hay mất răng toàn hàm. Kỹ thuật này sử dụng trụ Implant được cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất, giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ một cách hoàn hảo.
Xem thêm: Implant cá nhân hóa khôi phục răng mất do tai nạn giao thông
Tuy nhiên, trong một số trường hợp tiêu xương quá nghiêm trọng, xương hàm không đủ dày hoặc thể tích xương không đủ, việc cấy ghép Implant bằng trụ truyền thống có thể không hiệu quả và dễ gây biến chứng.
Hiện nay, với sự xuất hiện của công nghệ hiện đại, Implant cá nhân hóa ra đời như một giải pháp tối ưu, mang đến nụ cười rạng rỡ cho những trường hợp khó, phức tạp mà các kỹ thuật truyền thống không thể giải quyết được.
Điểm khác biệt của kỹ thuật này so với phương pháp truyền thống nằm ở vị trí đặt trụ Implant. Implant cá nhân hóa được đặt giữa xương hàm và nướu nhưng bên dưới màng xương, không xâm lấn vào bên trong xương hàm.
Trường hợp nào nên cấy ghép Implant cá nhân hóa?
Do có cấu tạo đặc biệt nên kỹ thuật Implant cá nhân hóa được ứng dụng cho những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”.
1. Hoại tử xương hàm hoặc ung thư xương hàm
Trước đây, việc điều trị cho bệnh nhân hoại tử xương hàm hoặc bệnh bệnh nhân bị cắt đoạn xương hàm trên do ung thư xương hàm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc phục hồi răng đã mất. Kỹ thuật Implant truyền thống thường không phù hợp do xương hàm của bệnh nhân yếu, mỏng và không đủ điều kiện để cấy ghép.
Tuy nhiên, Implant cá nhân hóa đã mang đến hy vọng mới cho những bệnh nhân này. Kỹ thuật này cho phép cấy ghép Implant trong trường hợp xương hàm yếu, mỏng hoặc tiêu xương do hoại tử.
2. Xương hàm mỏng, tiêu xương nghiêm trọng
Tình trạng xương hàm mỏng, tiêu xương là rào cản lớn cho kỹ thuật Implant truyền thống. Implant cá nhân hóa được thiết kế phù hợp với từng cấu trúc xương hàm, giải quyết vấn đề này một cách hoàn hảo.
3. Không răng bẩm sinh
Không răng bẩm sinh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai từ khi mới sinh ra, vì thế hầu hết những bệnh nhân mắc hội chứng này đều gặp phải tình trạng “không có” xương hàm, xương cực kỳ mỏng. Implant cá nhân hóa được xem là giải pháp cứu cánh sau cùng giúp khôi phục nụ cười rạng rỡ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân này.
Tại Nha khoa Nhân Tâm, TS.BS Võ Văn Nhân đã ứng dụng kỹ thuật Implant cá nhân hóa, điều trị thành công cho 2 bệnh nhân không răng bẩm sinh với tình trạng xương hàm còn lại chưa tới 2 mm, giúp họ tìm lại nụ cười mới tự tin hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.
4. Nhiều bệnh lý nền, không thể thực hiện ghép xương
Một số trường hợp không thể do nhiều bệnh nền hoặc không muốn thực hiện ghép xương thì Implant cá nhân hóa là giải pháp thay thế hoàn hảo cho phương pháp cấy ghép Implant truyền thống.
5. Thất bại với Implant truyền thống
Implant cá nhân hóa là giải pháp “cứu tinh” cho những trường hợp cấy ghép Implant truyền thống nhiều lần nhưng không thành công. Implant cá nhân hóa với tính năng không cần ghép xương, được chế tác riêng theo xương hàm của bệnh nhân nên giảm thiểu rủi ro biến chứng, nhanh lành thường và độ chính xác cao sẽ giúp tăng khả năng thành công cho những bệnh nhân này.
6. Mất răng do tai nạn hoặc bệnh lý
Tai nạn giao thông, va đập mạnh có thể khiến răng bị gãy rụng, tổn thương nặng nề, gãy hoặc mất xương hàm, không có khả năng phục hồi bằng kỹ thuật cắm trụ Implant. Hoặc, bệnh nhân mắc các bệnh lý rang miệng như viêm nha chu, sâu răng nặng nhưng không được điều trị dẫn đến mất răng toàn hàm, tiêu xương cũng có thể được điều trị bằng phương pháp Implant cá nhân hóa để khôi phục lại nụ cười rạng rỡ.
Với khả năng ứng dụng rộng rãi, kỹ thuật Implant cá nhân hóa là lựa chọn lý tưởng cho những trường hợp mất răng khó, muốn lấy lại nụ cười rạng rỡ.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn