Răng lấy tủy nên trám, bọc sứ hay nhổ bỏ?
Tủy răng cung cấp nguồn dinh dưỡng và chứa mạch máu để nuôi dưỡng và tạo cảm giác cho răng. Do đó, răng mất tủy giống như mất đi sự sống, trở nên giòn và dễ vỡ. Thông thường, răng mất tủy chỉ tồn tại được thêm khoảng 1 năm. Có cách nào giúp bảo vệ răng mất tủy không? Bệnh nhân nên trám hay bọc sứ hay nhổ bỏ răng đã mất tủy? Mời bạn cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu lời giải đáp sau đây.
Liên hệ ngay đến nha khoa bọc răng sứ quận 10, Nha khoa Nhân Tâm sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề về răng miệng để bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Cần làm gì sau khi chữa tủy?
Tại sao cần lấy tủy răng?
Khi tủy răng bị chết hoặc bị hoại tử không thể phục hồi do sâu răng, chấn thương răng thì Bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng.
Vì nếu không can thiệp kịp thời thì răng bị hư tủy sẽ gây ra nhiều vấn đề cho bệnh nhân như:
+ Các cơn đau nhức dai dẳng
+ Đau nhức lên thái dương hàm
+ Lây lan tình trạng viêm nhiễm sang những răng khỏe mạnh lân cận, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
+ Gây ra mùi khó chịu, dẫn đến bệnh hôi miệng.
+ Tình trạng tiêu xương, gây mất răng.
Răng chết tủy gây ra hậu quả gì?
Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu giúp nuôi dưỡng và tạo cảm giác cho răng, nằm trong một hốc giữa ngà răng, được men răng và ngà răng bao bọc. Tủy răng được ví như “nguồn sống” của răng. Do đó, tủy răng bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến “sự sống” của răng và sức khỏe của hàm.
Lấy tủy răng là giải pháp thích hợp để bảo tồn răng, đồng thời, tránh gây ảnh hưởng đến những răng lân cận. Tuy nhiên, răng đã lấy tủy thường sẽ suy yếu dần và duy trì trong khoảng 1 năm. Sau đó, trên răng sẽ xuất hiện hiện tượng sừng hóa mô răng khiến răng giòn và dễ vỡ.
Bên cạnh đó, sau khi lấy tủy, răng sẽ bị rỗng bên trong, thức ăn dễ bị nhồi nhét vào và khó vệ sinh sạch sẽ. Đây chính là nguyên nhân chính làm tái phát sâu răng. Nếu răng mất tủy bị sâu, bệnh nhân có thể phải nhổ bỏ răng.
Nếu phải nhổ bỏ răng mất tủy, bạn hãy cân nhắc đến giải pháp implant nha khoa để phục hồi răng đã mất.
Cần làm gì để bảo vệ răng đã lấy tủy?
Để bảo vệ răng đã lấy tủy, bệnh nhân có thể cân nhắc biện pháp trám răng hoặc bọc sứ.
Trám răng
Trám răng là trám bít lỗ sâu sau khi điều trị tủy và ổ sâu răng để ngăn thức ăn thừa rơi vào trong răng, gây ra bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, miếng trám có tuổi thọ thấp, dễ bị vỡ khi có tác động mạnh. Đồng thời, trám răng chỉ thích hợp dùng trong trường hợp răng bị sâu hoặc vỡ mẻ nhỏ.
Bọc răng sứ
Nếu bệnh nhân muốn có giải pháp bảo vệ răng lấy tủy lâu dài, phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ thì nên cân nhắc đến biện pháp bọc răng sứ.
Sau khi bọc sứ, răng mất tủy sẽ được lớp sứ cứng chắc bảo vệ bên ngoài, hạn chế tình trạng giòn vỡ, đồng thời, tăng thêm sự dẻo dai và bền chắc. Hơn nữa, răng sứ có lực nhai tốt, độ bền chắc cao. Nhờ đó, răng sứ sẽ khôi phục chức năng nhai để giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn. Cuối cùng, răng sứ còn có tác dụng ngăn vi khuẩn tấn công vào trong răng thật, hạn chế các bệnh lý về răng miệng và bảo tồn răng tốt hơn.
Với những lợi ích trên, bọc răng sứ là giải pháp phù hợp nhất để bảo vệ răng đã mất tủy. Hãy liên hệ đến phòng khám Nha khoa Nhân Tâm, Bác sĩ nha khoa giỏi tại phòng khám sẽ giúp bạn kiểm tra răng miệng và có phương pháp điều trị phù hợp.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn