Đam mê chào mào

Chữa chào mào bị đau chân như thế nào?

Chào mào bị đau chân là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng này sẽ giúp chim nhanh chóng hồi phục. Tham khảo ngay bài viết sau để biết cách điều trị cho chú chim của mình nhé.
Chữa chào mào bị đau chân như thế nào?

Nguyên nhân khiến chào mào bị đau chân

Để có được phương pháp điều trị hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải tìm được nguyên nhân khiến chim chào mào bị đau chân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Chân chim bị thương, trầy xước da: Trong quá trình chim di chuyển hay chơi đùa, chân có thể bị trầy xước, tổn thương, đau đớn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến chân chim chào mào bị đau.
  • Chim chào mào bị nhiễm khuẩn: Chân chim chào mào có thể bị nhiễm khuẩn nếu như không đảm bảo vệ sinh, chim dẫm phải phân của mình. Chân chim bị viêm nhiễm sẽ gây sưng tấy, đau nhức.
Chào mào bị đau chân do rất nhiều nguyên nhân
Chào mào bị đau chân do rất nhiều nguyên nhân
  • Chim chào mào bị viêm khớp: Khi các khớp chân của chim chào mào bị viêm nhiễm thì có thể gây ra cảm giác đau. Chân đau nhức sẽ khiến chim gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển.
  • Chim chào mào bị gãy chân: Chào mào bị đau chân có thể là do chân bị gãy hoặc va đập vào vật cứng trong khi di chuyển.
  • Chim chào mào bị thiếu chất dinh dưỡng: Chim chào mào nếu không được ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết thì sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất. Điều này sẽ khiến chân chim bị yếu, đau khi đi lại.

Chào mào bị đau chân điều trị như thế nào?

Để khắc phục tình trạng chào mào bị đau chân, trước hết bạn cần hiểu rõ nguyên nhân khiến chú chim chào mào của mình bị đau là gì. Bạn có thể bắt chim ra khỏi lồng để kiểm tra cho chính xác, sau đó có thể áp dụng các cách dưới đây.

Kiểm tra chân chim chào mào

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra thật kỹ chân của chim chào mào để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu chân chim có vết thương hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm thì bạn hãy dùng bông gạc thấm vào nước muối sinh lý để sát khuẩn vết thương cho chim.

Kiểm tra chân chào mào để xác định nguyên nhân gây bệnh
Kiểm tra chân chào mào để xác định nguyên nhân gây bệnh

Thay đổi lồng chim

Nếu lồng chim quá nhỏ, không đủ diện tích cho chim chào mào hoạt động khiến chân bị đau thì giải pháp tốt nhất đó là thay đổi lồng cho chim. Bạn hãy chọn chiếc lồng có kích thước phù hợp với cơ thể chim chào mào để chim có thể chạy nhảy một cách thoải mái.

Theo kinh nghiệm của những người chơi chim chào mào lâu năm, bạn nên chọn những chiếc lồng có hình chữ nhật, nan khít. Có thể bố trí 2 - 3 cầu trong lồng để chim nhảy nhót.

Cho chim ăn uống đủ chất

Bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chim, đa dạng các loại thức ăn cho chim chào mào, từ hoa quả tươi, mồi tươi, cám tổng hợp đến khoáng canxi,... Cụ thể:

Cho chim ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Cho chim ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Trái cây: Chuối, táo, cam, cà chua, cà rốt, dưa hấu,... là những loại trái cây mà chim chào mào yêu thích. Thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung thêm ớt để giúp chim căng lửa và sung mãn hơn.
  • Mồi tươi: Khoảng 2 - 3 ngày/tuần, bạn có thể cho chim chào mào ăn các loại mồi tươi như cào cào non, châu chấu, sâu gạo, sâu quy,... Mồi tươi sẽ cung cấp protein, giúp chim phát triển nhanh.
  • Cám chim: Bạn nên cho chim chào mào ăn các loại cám chuyên dụng, được bày bán ở những cửa hàng uy tín. Lựa chọn loại cám phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chim.

Làm cầu phù hợp cho chim

Cầu trong lồng không phù hợp với chim là một trong những nguyên nhân khiến chào mào bị đau chân. Bởi khi chim đứng nhiều sẽ gây trầy xước, tổn thương ở chân.

Để làm cầu cho chim chào mào, tốt nhất là bạn nên sử dụng cành cây sầu đâu (cành cây xoan). Cành cây xoan thưởng phẳng, mịn, rất phù hợp để làm cầu, không làm chân chim bị tổn thương và bị đau như những loại cầu khác.

Làm cầu phù hợp cho chim chào mào
Làm cầu phù hợp cho chim chào mào

Sử dụng thuốc trị đau chân cho chim

Nếu chim chào mào bị đau chân do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng thì có thể cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho chim. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách sử dụng, dùng đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn có trên bao bì. Tốt nhất nên đưa chim đến bác sĩ thú ý để được khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Xem thêm: Chim chào mào non ăn gì? Chăm sóc như thế nào?

Cách phòng bệnh đau chân ở chim chào mào

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để chim không bị đau chân gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cách tốt nhất là bạn nên chủ động phòng tránh bệnh lý này bằng các cách sau.

  • Lựa chọn lồng có kích thước phù hợp với chim chào mào, không quá lớn cũng không quá rộng để chim có không gian rộng rãi, thoải mái bay nhảy, vận động. Lồng quá hẹp có thể khiến chim bị khó chịu, dễ gặp tổn thương trong khi vận động.
  • Cần chú ý bổ sung canxi cho chim thông qua thức ăn, nước uống. Có thể bổ sung thêm khoáng canxi để giúp xương chắc khỏe.
  • Vào mùa mưa lạnh, nhiệt độ thấp kèm độ ẩm cao, tốt nhất là bạn nên mang chim chào mào vào trong nhà, treo ở phòng kín gió, có cách nhiệt. Có thể thêm đèn sưởi âm để giúp nhiệt độ trong phòng tăng lên. Điều này sẽ giúp chim giữ gìn được sức khỏe, chim đỡ bị xù lông, sốc nhiệt, lồng chim không bị mốc và chim tránh được bệnh nhiễm khuẩn ở chân.
Treo lồng chim ở nơi kín gió
Treo lồng chim ở nơi kín gió
  • Vào mùa hè nắng nóng thì bạn nên hạn chế cho chim tắm nắng trong khoảng 10 - 16h chiều, tránh làm chim sốc nhiệt dễ bị đau chân.
  • Vệ sinh lồng chim sạch sẽ mỗi ngày. Nếu lồng chim bẩn, nhiều phân và chất thải, chim có thể sẽ dẫm phải. Điều này sẽ khiến cho chân chim bị nhiễm khuẩn và gây đau chân.
  • Không treo chim ở những nơi có gió lùa. Hoặc bạn có thể phủ kín áo lồng. Chim chào mào bị trúng gió cũng có thể dẫn đến các bệnh lý về chân.
  • Vào mùa đông lạnh, bạn không nên cho chào mào ăn những đồ quá mát hay các loại trái cây mọng nước, thay vào đó có thể cho chào mào ăn chuối hườm và cám mịn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa một ít dầu gió hoặc dầu tràm vào thành cầu và dưới đáy lồng để tránh tình trạng chim bị lạnh chân dẫn đến đau chân.

TS.BS Võ Văn Nhân, không chỉ nổi tiếng với những ca cấy ghép Implant thành công mà còn được biết đến như một "bậc thầy" trong lĩnh vực chăm sóc chim chào mào. Là một bác sĩ, bác sĩ Nhân đã áp dụng những kiến thức sẵn có của mình và tìm hiểu thêm những kiến thức về chim chào mào để chăm sóc cho những người bạn lông vũ một cách tận tâm.

Bác sĩ Nhân chia sẻ: “Khi chú chim chào mào của mình bị bệnh, bỏ ăn, bỏ uống, mình cảm thấy rất xót. Bằng những kiến thức sẵn có của một bác sĩ, mình tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên về chim chào mào để có thể tự điều trị cho chú chim của mình. Khi chúng khỏe mạnh, chúng bay nhảy, hót líu lo, lúc đó mình cảm thấy rất vui, mọi mệt mỏi dường như tan biến”.

Như vậy, những thông tin trong bài viết trên đã chia sẻ đến bán về tình trạng chim chào mào bị đau chân, nguyên nhân cũng như cách xử lý và phòng ngừa. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp chú chim chào mào của bạn luôn khỏe mạnh, phòng tránh được bệnh đau chân.


Liên hệ

Địa chỉ

807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCM

Hotline

1900 56 5678