Tìm lại nụ cười cho người không răng bẩm sinh
23 năm và ký ức 1 chiếc răng
Bệnh nhân BQL, sinh năm 1993, lớn lên tại Đồng Nai. Từ lúc mới lọt lòng đã bị chẩn đoán chảy máu trong và rối loạn thần kinh thực vật. Suốt ba tháng đầu, thể trạng cậu yếu ớt, thường quấy khóc cả ngày đêm. Tuổi thơ cậu gắn liền với bệnh viện, thân nhiệt lúc nào cũng 38-39 độ và những cơn sốt liên miên.
Đến tháng thứ bảy, thứ tám, trong khi những đứa trẻ khác đã mọc răng thì Bác sĩ nói L. không có răng sữa cũng như răng vĩnh viễn. Năm L. một tuổi, cậu bé gầy yếu chỉ mọc một chiếc răng duy nhất nằm sâu bên trong hàm dưới. Đến năm 10 tuổi, chiếc răng này bị hư, phải nhổ đi. Tiếng khóc thầm của mẹ hằng đêm cũng tiếng thở dài, sự lo lắng của cha khiến L. hiểu rằng, mình không được bình thường như bao người.
Trong khi bạn bạn thoải mái vui chơi, đùa giỡn và thưởng thức những món mà mình thích thì L. lại thu mình trong “vỏ ốc” để tránh xa những lời trêu chọc ác ý vì không có răng bẩm sinh. Cậu luôn mơ ước được cùng chơi đùa với bạn bè, mơ ước được có cảm giác ngon miệng khi ăn.
Hành trình tìm lại nụ cười mơ ước
Mong muốn con có thể ăn ngủ thoải mái và tự tin trong cuộc sống, gia đình L. đã chạy vạy khắp nơi để đưa con đến khám tại các bệnh viện lớn ở TP.HCM. Sau khi thăm khám, chụp X-quang, các Bác sĩ đều kết luận cậu không có mầm răng và chưa có hướng giải quyết.
Nhưng gia đình không dừng lại đó, mà vẫn tiếp tục hành trình tìm cách khắc phục cho con qua nhiều bệnh viện từ Biên Hòa đến TP.HCM, nhưng đến đâu, Bác sĩ cũng đều từ chối vì tình trạng này rất khó khắc phục. Cuối cùng, cậu được đeo hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, với một cậu bé đang tuổi lớn, việc này trở thành cơn ác mộng vì đau đớn.
“Từ khi còn bé, tôi đã mơ ước có hàm răng khỏe mạnh như mọi người nhưng điều đó không thể trở thành sự thật. Tôi phải đeo hàm tháo lắp từ năm 10, nhưng theo thời gian, hàm giả ngày càng lỏng lẻo, di động trong miệng, ăn nhai rất đau. Tôi đã 4 lần thay hàm giả nhưng vẫn không ăn nhai được, chưa bao giờ có cảm giác ngon miệng, đơn thuần chỉ là ăn cho no mà thôi”, L. chia sẻ.
Sau hơn 20 năm bị ám ảnh khiếm khuyết ngoại hình và không có răng bẩm sinh. Cậu bé nhỏ nhắn năm nào đã trưởng thành, cao 1,75m, tuy nhiên thể trạng vẫn gầy gò, ốm yếu, cộng thêm diện mạo luôn thay đổi theo chiều hướng xấu. Bản tính nhút nhát, tự ti ăn sâu trong tiềm thức cậu. Vì thế, sau khi biết được thông tin Ts.Bs Võ Văn Nhân có thể cấy ghép răng cho người không răng bẩm sinh, năm 2017, gia đình L. quyết định tìm gặp Ts.Bs Nhân với hy vọng con sẽ bình thường như bao người.
Đâu là giải pháp cho người không răng bẩm sinh
Tại Việt Nam, Ts.Bs Võ Văn Nhân đã thực hiện phẫu thuật cấy ghép răng thành công cho người không răng bẩm sinh. Trường hợp đầu tiên được Bác sĩ Nhân thực hiện vào giữa năm 2016 là một bệnh nhân nữ 30 tuổi, không có răng bẩm sinh nên xương hàm không phát triển.
Qua thăm khám và phân tích tỉ mỉ, Ts.Bs Nhân cho biết: “Trường hợp của L. rất đặc biệt vì không răng bẩm sinh là trường hợp bệnh hiếm gặp với tỷ lệ 1/100.000 trẻ mới sinh ra mắc phải và cũng là một trong những dạng nghiêm trọng của hội chứng loạn sản ngoại bì. Bệnh nhân không có răng từ lúc mới sinh dẫn đến xương hàm không phát triển, nướu teo và mỏng. Đây là bất lợi lớn cho việc phục hồi răng do không có xương nâng đỡ và lưu giữ hàm giả, kể cả việc cấy ghép Implant thông thường cũng không thực hiện được vì xương hàm trên tiêu sát nền mũi, xương hàm dưới chỉ cách dây thần kinh 1 mm”.
Đối với tình trạng xương như vậy, nếu ghép xương và cấy Implant bình thường là không khả thi vì nguy cơ gặp nhiều biến chứng và quan trọng hơn là tỷ lệ thành công không cao. Trường hợp này chỉ còn giải pháp sau cùng là phối hợp đồng thời 4 kỹ thuật chuyên sâu gồm:
- Phẫu thuật dời dây thần kinh(*),
- Cấy ghép Implant(*),
- Ghép nướu sừng hóa quanh Implant để phục hồi răng hàm dưới (*),
- Cấy ghép Implant xương gò má với phương pháp cải tiến để phục hồi răng hàm trên(*).
(*) Các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được thực hiện tại bệnh viện
Việc kết hợp cùng lúc những kỹ thuật vô cùng phức tạp này là sự thách thức lớn đối với các chuyên gia. Bác sĩ phải giàu kinh nghiệm, am tường cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân thì mới có thể làm chủ hai kỹ thuật này, đồng thời có thể dự phòng cũng như kiểm soát biến chứng có thể xảy ra để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn và thành công cho bệnh nhân.
Sở hữu hàm răng chắc khỏe sau khi cấy ghép Implant
Vào tháng 1/2017, L. được phẫu thuật dời thần kinh để trồng răng hàm dưới và cấy Implant xương gò má hàm trên(*). Để chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật này, Bác sĩ Nhân dành nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích hình thể xương cũng như các cấu trúc giải phẫu quan trọng như mạch máu, thần kinh, xoang hàm, ổ mắt... để xây dựng kế hoạch phẫu thuật cũng như phục hình chính xác, chặt chẽ và toàn diện.
Do vậy, sau hơn 4 giờ làm việc tập trung cao độ (nhanh hơn 1 giờ so với dự kiến), Ts.Bs Võ Văn Nhân và ê kíp đã thực hiện thành công ca phẫu thuật. Tình trạng sức khỏe của L. ổn định, hồi phục tốt.
(*) Các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được thực hiện tại bệnh viện
L. chia sẻ, sau khi trồng răng implant hai hàm, cậu đã cảm nhận được vị ngon, ngọt của thức ăn, có cảm giác thích và thèm ăn - điều trước đây không có, khuôn mặt cải thiện. Giờ đây, cậu không còn mặc cảm khi đứng trước đám đông và tự tin theo đuổi đam mê, tình yêu… Bây giờ L. hoàn toàn tự tin với hàm răng chắc khỏe của mình. L. phấn khởi, nói: “Từ ngày cấy ghép răng mới, tôi không còn khó khăn trong việc ăn uống. Không chỉ ăn cơm ngon mà bây giờ ăn gì tôi cũng thấy ngon”.
Liên hệ
Địa chỉ
807 Đường 3/2, P.7, Q.10, TP.HCMHotline
1900 56 5678Website
www.drnhan.vn